9 phụ kiện không nên lắp cho ô tô chủ xe cần đặc biệt chú ý

Độ phụ kiện ô tô được nhiều chủ xe lựa chọn để làm mới diện mạo phương tiện của mình. Tuy nhiên, người lái có thể gặp nguy hiểm và vi phạm luật giao thông nếu lắp những phụ kiện không phù hợp. Nắm rõ thông tin về những phụ kiện không nên lắp cho ô tô giúp chủ xe hạn chế những rắc rối phát sinh sau này.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Phụ kiện độ ô tô là những thiết bị giúp nâng cấp ngoại hình và cải tiến các tính năng vận hành của xe. Bên cạnh những phụ kiện hữu ích như camera hành trình, cảm biến áp suất lốp, gương chiếu hậu góc rộng… cũng có những phụ kiện không nên lắp cho ô tô do chúng có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn vận hành và tuổi thọ xe.

Những option không nên lắp đặt trên ô tô
Chủ xe nên nắm rõ những phụ kiện không nên lắp cho ô tô để đảm bảo an toàn khi di chuyển (Nguồn: Sưu tầm)

1. Ốp phụ kiện crôm bóng bên ngoài

Ốp phụ kiện mạ crom ở các vị trí như tay nắm, hõm cửa, mặt cản cốp xe, bệ bước chân, viền cửa sổ, viền đèn pha, đèn hậu… được nhiều chủ xe thực hiện nhằm tạo sự phá cách cho phương tiện. Tuy nhiên, việc này cũng tạo điều kiện để bụi bẩn tích tụ, nếu không thường xuyên vệ sinh sẽ gây ra tróc sơn. Ngoài ra, crom bóng nếu không được mài nhẵn có thể gây ra nguy hiểm cho hành khách và người cùng lưu thông trên đường nếu không may xảy ra va chạm.

2. Thay màu đèn pha, đèn sương mù

Nhiều chủ xe lầm tưởng rằng việc thay màu đèn pha, đèn sương mù sẽ giúp cải thiện tầm nhìn. Trên thực tế, việc thay màu đèn không đúng tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến trọng tâm của chùm sáng, làm giảm khả năng chiếu sáng của đèn pha. 

Ngoài ra, Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm hành vi lắp đặt, sử dụng còi, đèn xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ xe vi phạm lỗi này bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 VNĐ (Khoản 3, Điều 16), có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (điểm a Khoản 6 Điều 16) và buộc phải tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định, khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị. 

Phụ kiện trang trí ô tô không nên lắp - thay màu đèn xe
Thay màu đèn xe không đạt chuẩn gây lóa, khó quan sát cho người điều khiển (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm: 

3. Gioăng cao su viền cửa ô tô 

Thời gian gần đây, “độ” gioăng cao su được thổi phồng là giúp xe cách âm tốt hơn, chống bụi bẩn hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy gioăng cao su không có tác dụng nhiều so với thiết kế cửa nguyên bản của xe. Việc lắp đặt này thậm chí còn làm ảnh hưởng tới đường thoát nước của xe, khiến phương tiện dễ bị rỉ sét và ố vàng trên vị trí dán.

>> Tìm hiểu thêm: Gợi ý 3 phương pháp cách âm chống ồn trên xe ô tô hiệu quả

4. Trang trí phụ kiện trên bảng taplo xe ô tô

Trưng bày nhiều phụ kiện trang trí ở taplo là thói quen của nhiều người lái. Điều này không chỉ làm giảm tầm nhìn khi ánh sáng phản chiếu trực tiếp trên kính lái mà còn gây ra nguy hiểm tiềm ẩn khi xảy ra va chạm. Bên cạnh đó, thảm taplo cũng được khuyến cáo không nên sử dụng do có thể che kín, ảnh hưởng đến hoạt động của túi khí.

5. Thay đổi hệ thống điện

Nhằm cải thiện về tính năng và tiện ích, nhiều chủ xe “độ” hệ thống điện trên ô tô như thay đổi đầu ra âm thanh với loa bass khác, lắp bộ khuếch đại hoặc đèn pha mới… Việc tự ý độ xe không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản có thể khiến xe bị chập điện, cháy nổ, gây nguy hiểm khi vận hành.

Quy định tại khoản 9a Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi yêu cầu xử phạt với các hành vi thay đổi cấu trúc, kỹ thuật của xe. Theo đó chủ phương tiện khi tự ý thay đổi, cải tạo kết cấu, hệ thống động cơ, kỹ thuật, tính năng không đúng như thiết kế của nhà sản xuất đăng ký với cơ quan đăng ký xe hay thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng (đối với cá nhân) và 12 - 16 triệu đồng (đối với tổ chức). 

Phụ kiện ô tô không nên độ - đèn pha
Tự ý độ đèn không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản có thể khiến xe bị chập điện, cháy nổ(Nguồn: Sưu tầm)

6. Bọc viền vô lăng là một trong những phụ kiện không nên lắp cho ô tô 

Bọc viền vô lăng được cho là giúp người điều khiển tăng khả năng cầm lái khi vận hành. Tuy nhiên, nếu vành bọc không bám chắc vào vô lăng có thể gây bụi bẩn bên trong, dẫn đến bị mốc và lão hóa. Ngoài ra, trường hợp phụ kiện bọc viền không đạt chuẩn dễ dẫn đến trơn trượt và khiến lái xe mất kiểm soát khi cầm lái. Do vậy, nếu vô lăng nguyên bản đã vừa tay và được bọc bằng da hoặc gỗ bám tay thì chủ xe không nên bọc viền.

7. Thay chốt dây đai an toàn

Xe sẽ phát ra âm thanh cảnh báo nếu người lái không thắt dây an toàn khi di chuyển. Tuy nhiên, để đối phó với việc này, nhiều chủ xe đã thay chốt dây đai an toàn để “đánh lừa” hệ thống. Đây là hành động không chỉ vi phạm quy định pháp luật mà còn gây ra nguy hiểm nếu xảy ra va chạm giao thông. 

Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không thắt dây an toàn khi điều khiển hoặc chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
>>> Tìm hiểu thêm:

8. Trang bị đệm hơi cho ghế sau

Khi di chuyển đường trường, nhiều chủ xe trang bị đệm hơi cho hàng ghế sau để cho hành khách có thể nằm nghỉ ngơi. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nguy hiểm bởi người ngồi phía sau không được thắt dây đai an toàn, bị lắc lư theo những biến đổi của xe. Trong tình huống bất ngờ xảy ra, người nằm trên đệm hơi có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. 

Những phụ kiện không cần thiết cho xe hơi 
Lắp đệm hơi ô tô có thể là nguyên nhân gây hiểm họa nguy hiểm trong nhiều tình huống bất ngờ (Nguồn: Sưu tầm)

9. Sử dụng thảm lót sàn kém chất lượng

Thảm lót sàn thường được làm từ chất liệu nỉ. Trong điều kiện nóng ẩm, thảm khó vệ sinh và gây ra nấm mốc. Đặc biệt, nếu lắp đặt thảm trải sản không đúng kích thước dẫn đến vướng vào chân phanh, chân ga, gây mất kiểm soát và nguy hiểm cho người ngồi trên xe.

Việc lắp đặt những phụ kiện không phù hợp khiến xe bị giảm tuổi thọ và gây ra nguy hiểm tiềm ẩn khi vận hành. Do vậy, nắm rõ những phụ kiện không nên lắp cho ô tô giúp chủ xe đảm bảo an toàn trên mọi hành trình di chuyển. Ngoài ra, để tăng thêm tính tiện ích, chủ xe nên lựa chọn lắp đặt camera hành trình, cảm biến lùi, gương chiếu hậu rộng, sấy gương… Tuy nhiên, mọi hành động lắp đặt không được thay đổi thiết kế nguyên bản của nhà sản xuất hay vi phạm quy định của luật giao thông.

Khách hàng có thể đặt cọc ô tô điện VinFast VF e34, VF 8VF 9 ngay hôm nay để được trải nghiệm các mẫu xe xanh đẳng cấp và nhận ưu đãi hấp dẫn từ VinFast. 

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Tìm hiểu thêm: 

*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo!

26/07/2022
Chia sẻ bài viết này