Nên làm sạch hay thay thế cảm biến ô tô?

Cảm biến ô tô được trang bị giúp chủ phương tiện vận hành xe an toàn và thuận tiện. Khi thiết bị xảy ra sự cố, quá trình vận hành sẽ gặp trục trặc và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tìm hiểu những dấu hiệu hư hỏng và mức độ hư hại giúp chủ phương tiện có phương án lựa chọn nên làm sạch hay thay thế cảm biến ô tô. 
Đặt cọc xe ô tô điện VinFast

Cảm biến ô tô là thiết bị truyền tải tín hiệu giúp bộ điều khiển điện tử (ECU) phân tích và đưa ra phản ứng. Cảm biến ô tô hoạt động tốt giúp phương tiện nâng cao hiệu suất vận hành, tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo an toàn cho người dùng. Vậy khi có dấu hiệu hư hỏng, người dùng nên làm sạch hay thay thế cảm biến ô tô?

Nên làm sạch hay thay thế cảm biến trên xe ô tô
Cảm biến ô tô hoạt động tốt giúp nâng cao hiệu suất vận hành (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm: 

1. Dấu hiệu cảm biến ô tô bị lỗi hoặc hỏng

Để kiểm soát điều khiển đồng thời nâng cao hiệu suất vận hành, nhiều đơn vị sản xuất đã nghiên cứu và lắp đặt trên ô tô nhiều loại thiết bị cảm biến khác nhau. Tuy nhiên, các cảm biến có thể bị lỗi hoặc hư hỏng do nhiều yếu tố tác động. Nắm rõ các dấu hiệu hư hỏng trên cảm biến trên ô tô giúp chủ phương tiện có phương án sửa chữa kịp thời. Cụ thể:

Cảm biến vị trí trục khuỷu: Đây là thiết bị có chức năng xác định vị trí piston và tốc độ động cơ. Loại cảm biến này thường được bố trí ở gần puly trục khuỷu hoặc phía dưới bánh đà. Khi cảm biến trục khuỷu bị lỗi, đèn Check Engine (đèn kiểm tra động cơ) bật sáng, động cơ bị rung hoặc ngừng hoạt động.

Cảm biến vị trí trục cam: Là loại cảm biến có chức năng xác định vị trí của trục cam giúp bộ điều khiển điện tử tính toán được thời điểm phun xăng và đánh lửa động cơ. Thông thường, thiết bị này được gắn ở đỉnh xi-lanh hoặc ở nắp hộp chứa trục cam. Khi lỗi cảm biến trục cam, xe ô tô sẽ gặp các tình trạng như: xe khó khởi động, động cơ bị tắt đột ngột, tốc độ không đều, máy rung vì đánh lửa xa…

Cảm biến bướm ga: Là loại cảm biến được bố trí ngay đầu trục của bướm ga. Thiết bị này có nhiệm vụ đưa lượng nhiên liệu phù hợp vào buồng đốt đúng thời điểm. Khi cảm biến bướm ga bị trục trặc, đèn Check Engine sẽ sáng, động cơ lên ga không đều. Điều này có thể dẫn đến chết máy bất ngờ khi người lái tăng tốc đột ngột.

Ô tô ứng dụng cảm biến cần được thay thế
Cảm biến bướm ga bị hỏng hóc có thể dẫn đến chết máy bất ngờ (Nguồn: Sưu tầm)

Cảm biến kích nổ: Là thiết bị có khả năng phát hiện những âm thanh và rung động bất thường khi động cơ bị kích nổ sớm. Cảm ứng kích nổ có hình dạng như một con ốc bình thường và nằm ở vị trí sát thành xi lanh hoặc trên nắp máy. Khi cảm biến kích nổ bị lỗi hoặc hư hỏng, người dùng sẽ thấy đèn Check Engine sáng lên và động cơ phát ra những tiếng động lạ khi tăng tốc. Cảm biến Oxy: Đây là thiết bị có chức năng điều chỉnh tỉ lệ nhiên liệu và xác định góc đánh lửa phù hợp. Khi cảm biến Oxy bị hỏng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: đèn Check Engine sáng, xe chạy không êm, nhiên liệu hao hụt nhanh chóng…

ô tô cảm biến nên làm sạch hay thay thế?
Cảm biến oxy bị hỏng khiến xe chạy không êm, tiêu hao nhiều nhiên liệu (Nguồn: Sưu tầm)

Cảm biến áp suất khí nạp: Là loại cảm biến giám sát sự thay đổi chân không trong ống góp hút. Thiết bị này giúp bộ điều khiển điện tử tính toán thời gian đánh lửa và lượng nhiên liệu cần cung cấp cho động cơ. Khi cảm biến áp suất khí nạp bị hỏng hoặc lỗi khiến động cơ nổ không êm, tiêu hao nhiều nhiên liệu và lượng khói xả ra vượt tiêu chuẩn. 

Cảm biến nhiệt độ khí nạp: Cảm biến này dùng để xác định nhiệt độ không khí giúp tỉ lệ hòa khí đảm bảo tiêu chuẩn. Thông thường, thiết bị này được lắp bên trong bộ cảm biến lưu lượng khí nạp. Khi cảm biến nhiệt độ khí nạp bị hỏng, mức độ tiêu thụ nhiên liệu gia tăng khiến động cơ thải ra khói đen.

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Là cảm biến được gắn ở thân động cơ dùng để đo nhiệt độ nước làm mát. Thiết bị này có nhiệm vụ truyền tín hiệu giúp bộ điều khiển điện tử đưa ra những điều chỉnh về góc đánh lửa, thời gian phun nhiên liệu và tốc độ chạy không tải. Nếu cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị lỗi, động cơ sẽ khó khởi động, làm nóng lâu và nhiên liệu tiêu hao nhiều hơn mức bình thường.

 Khi nào nên thay mới cảm biến trên ô tô?
Lỗi cảm biến nhiệt độ làm mát khiến động cơ khó khởi động (Nguồn: Sưu tầm)

Cảm biến lưu lượng khí nạp: Thiết bị này dùng để đo khối lượng khí nạp vào động cơ, sau đó truyền tín hiệu về bộ điều khiển điện tử nhằm điều chỉnh lượng nhiên liệu phun đạt tỉ lệ chuẩn. Thông thường, cảm biến lưu lượng khí nạp sẽ được gắn trên cổ hút. Khi cảm biến lưu lượng khí nạp gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới động cơ. Lúc này, người dùng có thể nhận thấy một số dấu hiệu như động cơ chạy không đều, không êm, thậm chí không chạy được…

Cảm biến nhiệt độ EGR: Thiết bị có chức năng điều khiển các van của EGR mở tự động nhằm giảm thiểu lượng NOx (Oxides of Nitrogen) và các hóa chất độc hại thải ra môi trường. Khi cảm biến trên trục trặc, nhiệt độ và tốc độ đốt cháy nhiên liệu sẽ tăng cao. Lúc này, người dùng có thể nhận thấy dấu hiệu hư hỏng là ống xả phát ra tiếng nổ khó chịu.

>>> Tìm hiểu thêm: 

2. Nên làm sạch hay thay thế cảm biến ô tô?

Hiện nay, xe ô tô được trang bị nhiều loại cảm biến khác nhau. Mỗi loại cảm biến được sử dụng cho một hệ thống riêng biệt. Cụ thể:

Hệ thống cảm biến động cơ: Hệ thống này có chức năng theo dõi lượng nhiên liệu và không khí, giúp tối ưu khả năng hoạt động của động cơ (cảm biến trục khuỷu, cảm biến kích nổ, cảm biến khí nạp…).

Hệ thống cảm biến điều khiển vận hành: Hệ thống hỗ trợ người lái trong việc điều khiển phương tiện (cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến áp suất lốp…). 

Hệ thống cảm biến khác: Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất vận hành đồng thời đảm bảo an toàn cho người lái. Cụ thể:

  • Hệ thống cảm biến hộp số ô tô bao gồm: cảm biến tốc độ trục tuabin TSS, cảm biến tốc độ trục thứ cấp OSS, cảm biến nhiệt độ dầu hộp số TFT, cảm biến hộp số dải số TR. Các loại cảm biến trên đảm nhiệm chức năng truyền thông tin về tốc độ của hộp số. Các bộ phận bên trong hộp số cho phép mô-đun TCM chọn ra bánh răng phù hợp với từng thời điểm cụ thể.
  • Cảm biến tốc độ bánh xe được sử dụng cho hệ thống chống bó cứng phanh ABS và hệ thống giám sát áp suất lốp xe TPMS, hỗ trợ người dùng lái xe an toàn và tăng độ ổn định cho phương tiện.
  • Cảm biến áp suất AC kiểm soát hoạt động của hệ thống điều hòa và quạt làm mát. Ngoài ra, bộ phần này giúp bảo vệ hệ thống trong trường hợp môi chất lạnh quá thấp hoặc áp suất quá cao.
 Quyết định nên làm sạch hay thay thế cảm biến ô tô
Cảm biến ô tô khi gặp trục trặc có thể thay thế hoặc làm sạch và tái sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)

Tất cả các cảm biến đều có nhiệm vụ truyền tín hiệu tới máy tính tương ứng hoặc bộ điều khiển trung tâm. Cảm biến hoạt động dựa trên những nguyên lý như sau:

  • Thiết bị sẽ điều chỉnh điện trở để tác động và thu thập các thông tin đầu vào.
  • Sử dụng từ tính để tạo ra một lượng nhỏ năng lượng điện AC.
  • Cảm biến kích nổ.
  • Sử dụng bộ cảm biến áp điện hoạt động dựa trên áp suất.

Trong trương hợp cảm biến bị mất độ hiệu chuẩn do hao mòn, thiệt hại cơ học hoặc bị hư hại do quá nhiệt độ, chủ xe hãy đưa phương tiện tới gara/showroom uy tín được thay thế kịp thời. Đối với các loại cảm biến bị bám bụi bẩn do thời tiết xấu, người dùng có thể tối ưu chi phí bằng cách vệ sinh tại nhà và tái sử dụng. 

Bộ điều khiển điện tử hoạt động dựa trên các tín hiệu cảm biến. Do vậy, nếu các cảm biến bị hư hỏng, thay thế là phương án phù hợp để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Theo đó, chủ xe nên đưa phương tiện tới các gara/showroom uy tín để xác định tình trạng trước khi đưa ra quyết định nên làm sạch hay thay thế cảm biến ô tô.

>>> Tìm hiểu thêm:

3. Lưu ý sử dụng cảm biến ô tô kéo dài tuổi thọ

Thông thường, cảm biến ô tô có tuổi thọ trung bình từ 8-10 năm. Cụ thể, các loại cảm biến động cơ sẽ có tuổi thọ trung bình khoảng 250.000km. Riêng cảm biến oxy do phải hoạt động liên tục, đồng thời bị ảnh hưởng bởi muội than và chất lượng nhiên liệu nên có tuổi thọ chỉ khoảng 160.000km. 

Ngay khi các cảm biến hết hạn dùng, chủ phương tiện nên đưa xe ô tô tới gara/showroom để được thay thế. Ngoài ra, các cảm biến ô tô cần được thay thế đúng theo chủng loại và quy trình từ nhà sản xuất.

Khi các cảm biến bị hư hỏng hoặc lỗi, đèn Check Engine của xe sẽ sáng lên. Chủ phương tiện cần theo dõi đèn Check Engine thường xuyên để kịp thời thay thế cảm biến nếu bị hư hỏng. 

Để tăng tuổi thọ cho thiết bị cảm biến, người dùng cần chú ý vệ sinh thường xuyên, tránh để bụi bẩn bám quá lâu trên bề mặt phương tiện. Bên cạnh đó, chủ phương tiện nên hạn chế tham gia giao thông trong điều kiện thời tiết không thuận lợi hoặc những cung đường có địa hình xấu. 

Chủ phương tiện nên đưa xe ô tô đi bảo dưỡng định kỳ. Trong trường hợp cảm biến có vấn đề, người dùng có thể sớm phát hiện và thay thế nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển. Ngoài ra, việc bảo dưỡng phương tiện thường xuyên cũng giúp xe hoạt động trơn tru, kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu suất vận hành.

Giải đáp thắc mắc: “Nên làm sạch hay thay thế cảm biến ô tô?” giúp người dùng có phương án xử lý phù hợp. Việc đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ không những giúp phương tiện hoạt động an toàn mà còn giúp các cảm biến kéo dài tuổi thọ và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34, VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast. 

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo 

 

02/10/2022
Chia sẻ bài viết này