9 mẹo giúp chống đau lưng khi lái xe ô tô đường dài
Đau lưng, mỏi cổ là tình trạng nhiều người dễ gặp phải khi lái xe ô tô đặc biệt là lái đường dài. Đau lưng gây khó chịu, mệt mỏi cho người lái, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây các bệnh về cột sống. Vì thế, chủ phương tiện có thể tham khảo 9 mẹo giúp chống đau lưng khi lái xe ô tô đường dài, để có hành trình di chuyển thật an toàn.
1. Nguyên nhân gây đau lưng khi lái xe ô tô
Khi ngồi trong khoang xe và chiếc xe không di chuyển, người lái sẽ có cảm giác thoải mái, giống như đang ngồi trên một chiếc ghế có đệm. Tuy nhiên, khi ô tô bắt đầu chuyển động và chịu sự tăng giảm tốc, cơ thể sẽ phải chịu nhiều lực khác nhau, bao gồm cả rung động lên xuống của toàn thân, khi chiếc xe lắc lư từ bên này sang bên kia.
Các nhà điều tra đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của rung động toàn thân đối với một cá nhân đang ngồi trên ghế ô tô. Cột sống thắt lưng của một người có tần số cộng hưởng tự nhiên từ 4 đến 5 Hz và kết quả nghiên cứu cho thấy việc lái xe mô phỏng trong phòng thí nghiệm sẽ kích thích tần số tự nhiên này, dẫn đến tải trọng cột sống lưng dưới cao. Điều này có thể dẫn đến khó chịu về tư thế cũng như tăng nguy cơ chấn thương và đau lưng dưới khi lái xe ô tô trong thời gian dài.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đau mỏi lưng khi điều khiển xe, bao gồm:
- Ngồi sai tư thế.
- Lái xe đường dài không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Ngồi lâu trong một tư thế khiến lưng chịu áp lực.
- Do các bệnh lý về cột sống.
2. 9 mẹo giúp chống đau lưng khi lái xe ô tô
Khi lái xe trong thời gian dài, toàn bộ cơ thể phải chịu sự rung động tần số thấp và các tư thế bị gò bó, điều này dễ dẫn đến đau lưng. Tình trạng này kéo dài có thể gây gù lưng, vẹo cột sống,... hoặc thậm chí khiến chủ phương tiện không thể tiếp tục lái xe. Những người thường xuyên lái xe ô tô có thể tìm hiểu 9 mẹo sau đây để giảm thiểu các tác hại đến sức khỏe của mình.
2.1 Thiết lập ghế lái ở đúng vị trí
Bước đầu tiên chủ phương tiện có thể làm để giảm đau lưng khi lái xe là điều chỉnh ghế một cách chính xác. Nếu vị trí ngồi của ghế lái vừa tầm với sẽ giúp giảm căng thẳng cho cổ, thắt lưng, cổ tay và vai của người điều khiển xe.
Người lái nên điều chỉnh ghế sao cho góc giữa lưng và chân ghế ở khoảng 100 đến 110 độ. Khi ở tư thế ngồi lái hợp lý, chủ xe có thể dễ dàng với chân được bàn đạp.
2.2 Chỉnh ghế lái về phía trước
Chủ phương tiện nên chỉnh ghế ngồi về phía trước, để không phải cúi người hay với chân tới bàn đạp. Nếu xe đang lưu thông trên đường, nhưng người lái không thể chạm chân tới bàn đạp, điều này có thể gây ra các tình huống rủi ro khi tham gia giao thông.
Ngoài ra, chủ xe cần điều chỉnh ghế gần với vô lăng ô tô hơn ,lưu ý không để đầu gối cao hơn hông, nếu không, tư thế ngồi này có thể làm giảm áp lực lên lưng dưới và gân kheo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề sức khỏe.
2.3 Điều chỉnh vô lăng
Hầu hết những người chưa có kinh nghiệm điều khiển xe đường dài sẽ cho rằng giữ vô lăng ở vị trí 10 giờ và 2 giờ là đúng cách. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống túi khí được trang bị ở hầu hết tất cả các xe ô tô, bởi vậy người lái nên đặt tay ở vị trí 9 giờ và 3 giờ để tăng độ an toàn trong trường hợp có túi khí. Tư thế này cũng cho phép chủ phương tiện tựa khuỷu tay lên tay vịn của xe để giảm đau, đặc biệt là ở phần lưng trên.
2.4 Thư giãn cơ thể trong quá trình lái xe
Việc giữ nguyên một tư thế trên xe sẽ khiến cơ lưng bị căng cứng, dẫn đến khả năng co thắt cơ và đau nhức. Nếu có thể, chủ phương tiện nên tạm dừng lái xe, tốt nhất là khoảng 30 phút một lần. Hãy tấp vào lề đường một cách an toàn và ra khỏi xe để vươn vai và di chuyển, điều này sẽ kích thích lưu thông máu đến vùng lưng dưới của cơ thể.
Cố gắng vận động tại chỗ trong thời gian chờ đèn đỏ cũng là một trong những mẹo giúp chống đau lưng khi lái xe ô tô. Thậm chí việc duỗi người trong 10 giây cũng tốt hơn là ngồi yên. Những thao tác này sẽ hỗ trợ thả lỏng các cơ, giúp cho quá trình điều khiển xe của người lái trở nên linh hoạt hơn.
2.5 Lái xe đúng tư thế
Các chuyên gia khuyến cáo tư thế ngồi sau vô lăng đúng chuẩn là ngồi thẳng lưng, tránh nghiêng cổ về một phía quá lâu, phần vai nên hơi ngả ra sau hông, lưng và hông nên được giữ theo tư thế vuông góc.
Ngoài ra, người điều khiển xe cũng có thể ngồi tựa vào ghế để hỗ trợ tối đa cho phần lưng khi lái xe. Có thể cần thêm một số phụ kiện hỗ trợ như trang bị gối đệm tựa lưng nếu công việc của người lái phải thường xuyên ngồi sau vô lăng.
2.6 Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Mang theo túi chườm nóng hoặc túi chườm lạnh tùy theo loại phù hợp nhất với tình trạng đau lưng của người điều khiển: tổn thương mãn tính cần chườm nóng và chườm đá đối với vết thương cấp tính.
Ngày nay, hầu hết các xe ô tô hiện đại đều được trang bị ghế sưởi, vì vậy hãy tận dụng chúng để giữ cho máu lưu thông, các khớp và cơ được thư giãn.
2.7 Sử dụng gối tựa đầu, lưng
Trang bị các loại gối tựa đầu và gối tựa lưng dành riêng cho ghế ô tô để hoạt động như một bộ giảm xóc. Điều này làm giảm lượng rung lắc truyền đến ghế khi xe lưu thông qua những đoạn đường xấu, giảm căng thẳng cho cổ, thắt lưng, cổ tay và vai của người lái.
2.8 Tập thể dục thường xuyên
Một cách chống đau lưng khi lái xe ô tô hữu ích dành cho chủ xe đó là tập thể dục thường xuyên. Các hoạt động như bơi lội, chạy bộ, yoga là những lựa chọn hợp lý để thư giãn và kéo căng cơ. Tập thể dục giúp tăng cường cơ lưng, khiến cơ thể trở nên linh hoạt và giải phóng căng thẳng.
2.9 Sử dụng thuốc giảm đau tạm thời
Đối với những người có công việc đặc thù, thường xuyên phải ngồi ở ghế lái và điều khiển xe di chuyển đường dài thì đau lưng là tình trạng khó tránh khỏi. Trong trường hợp cơn đau trở nên quá sức chịu đựng, người lái xe có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời. Loại thuốc này sẽ giúp chủ xe giảm ngay cơn đau lưng khi đang điều khiển phương tiện.
3. Tư thế ngồi đúng giúp chống đau lưng khi lái xe
Tư thế ngồi lái xe sai cách sẽ gây đau nhức cho cổ, vai gáy và toàn bộ xương sống khiến chủ xe không thể tập trung vận hành phương tiện.
3.1 Tư thế ngồi
Mẹo giúp chống đau lưng khi lái xe ô tô đó là người lái nên có một tư thế ngồi đúng chuẩn. Khi ngồi trước vô lăng, chủ xe nên để phần mông và lưng vuông góc và dựa hoàn toàn vào ghế lái. Tư thế ngồi lái xe đúng cách sẽ giúp người điều khiển xe duy trì được trạng thái tỉnh táo trong suốt hành trình dài.
3.2 Khoảng cách ghế
Người lái hãy điều chỉnh ghế về phía trước sao cho có thể tiếp cận và nhả bàn đạp chân mà không cần nhấc lưng ra khỏi ghế. Đồng thời, cần đảm bảo đầu gối được gập ít nhất là 20-30 độ, bởi đầu gối quá thẳng có thể gây ra tình trạng căng cơ gây đau nhức.
Chủ phương tiện nên để chân phải có thể di chuyển dễ dàng giữa bàn đạp chân ga và bàn đạp phanh, còn đặt chân trái đặt trên bệ để chân khi không sử dụng ly hợp. Tư thế này giúp tăng khả năng hỗ trợ cả xương chậu và lưng.
3.3 Độ nghiêng ghế
Một mẹo giúp chống đau lưng khi lái xe ô tô hiệu quả là điều chỉnh lưng ghế song song với cột vô lăng, tốt nhất là trong khoảng từ 95 - 110 độ. Để kiểm tra, người lái chỉ cần ngồi đúng tư thế lái xe và đặt tay lên điểm trên cùng của bánh lái, nếu không cảm thấy có gì bất tiện, tức là độ nghiêng của ghế lái đã được thiết lập đúng.
3.4 Chiều cao vô lăng
Tương tự, việc điều chỉnh độ cao của cột vô lăng song song với ghế lái giúp chủ phương tiện dễ dàng sử dụng các thiết bị trong xe. Việc này cũng đảm bảo tầm nhìn khi vận hành phương tiện. Người lái nên đặt tay ở vị trí 3 giờ và 9 giờ khi cầm bánh lái, hạ tay thấp hơn vai một góc 120 độ để giảm thiểu tình trạng đau mỏi vai gáy.
3.5 Chiều cao ghế
Thiết lập chiều cao ghế hợp lý giúp người điều khiển xe dễ dàng quan sát các phương tiện đang lưu thông phía trước một cách dễ dàng, tránh được các tình huống va chạm ngoài ý muốn. Vì vậy, chủ xe nên điều chỉnh chiều cao ghế để khoảng cách của người lái đến trần xe là khoảng 1 gang tay. Đối với những dòng xe mui trần, chủ phương tiện nên ngồi sao cho mắt ở trên tâm điểm kính chắn gió nhằm tránh bị cản tầm nhìn.
3.6 Tựa đầu
Người điều khiển xe nên điều chỉnh đỉnh tựa ghế cao hơn mí mắt trong khoảng cách từ 2 - 3cm, để đầu hơi hướng về phía trước và giữ cho cổ thẳng để tránh trường hợp thoái hoá đốt sống cổ. Các chuyên gia cũng cho biết việc tựa đầu là rất quan trọng trong việc giảm chấn thương do va chạm từ phía sau.
Người lái xe cần lưu ý những mẹo trên để có một hành trình di chuyển thật thoải mái. Thay đổi các thói quen, đặc biệt là điều chỉnh tư thế ngồi đúng sẽ giúp hạn chế tình trạng đau mỏi vai gáy, cổ và toàn bộ xương sống.
Thấu hiểu nhu cầu này của người tiêu dùng, VinFast đã cung cấp các điều chỉnh cho cả ghế ngồi và cột lái, hỗ trợ chủ phương tiện có được tư thế ngồi lái đúng để có một chuyến đi an toàn.
Hiện nay, VinFast đang có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng đặt mua VF e34 và đặt cọc VF 8, VF 9 trực tiếp trên website. Các dòng xe ô tô điện VinFast đều sở hữu kiểu dáng tinh tế, sang trọng, công nghệ hiện đại và sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người sở hữu.
Để tham khảo bảng giá xe ô tô điện VinFast hoặc các chính sách khuyến mãi đang diễn ra, vui lòng liên hệ:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected].
>>> Tìm hiểu thêm:
- Cách điều chỉnh ghế lái xe ô tô VinFast thoải mái, an toàn
- Hệ thống điều khiển ghế ô tô - Những lưu ý khi sử dụng
- Cấu tạo ghế ô tô quyết định đến trải nghiệm của hành khách
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.