Lốp dự phòng nên sử dụng bao lâu?

Các hãng xe khuyến cáo người dùng cần lưu ý kiểm tra chất lượng của lốp dự phòng trước mỗi chuyến đi để đảm bảo an toàn. Đồng thời người điều khiển phương tiện cũng cần nắm được thời hạn sử dụng của lốp dự phòng để tiến hành bảo dưỡng, thay mới khi cần thiết. Vậy lốp dự phòng nên sử dụng bao lâu và khách hàng cần lưu ý những gì khi sử dụng phụ kiện này?
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Lốp dự phòng có tác dụng thay thế trong trường hợp lốp chính gặp sự cố trên hành trình di chuyển. Bên cạnh giá trị sử dụng, người dùng thường có nhu cầu quan tâm vấn đề lốp dự phòng nên sử dụng bao lâu và các lưu ý đặc biệt để tối ưu hiệu quả của bộ phận này. 

nên sử dụng lốp dự phòng khi nào
Lốp dự phòng có tác dụng thay thế lốp chính khi gặp sự cố bất ngờ trên đường (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm:

1. Lốp dự phòng nên sử dụng bao lâu?

Lốp dự phòng thường được đặt ở khoang hành lý phía sau hoặc vị trí bên ngoài xe với mục đích dự trữ, đề phòng các tình huống khẩn cấp. Trong trường hợp lốp chính gặp vấn đề trục trặc, xẹp, nổ không thể di chuyển, người điều khiển phương tiện có thể thay thế các lốp dự phòng để tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, đây chỉ là một chiếc “phao cứu sinh” tạm thời, phát huy tác dụng hiệu quả trong ngắn hạn. Do đó việc thay thế hoàn toàn và sử dụng lốp dự phòng hàng ngày, trong thời gian dài là không khả quan.

Phần lớn các hãng xe đều đưa ra khuyến cáo cho người dùng ô tô không nên chạy xe quá 50 dặm (tương đương khoảng hơn 80km) với lốp dự phòng. Khả năng chịu tải, độ bền, độ ma sát của các sản phẩm lốp dự phòng đều kém hơn lốp chính. Đặc biệt việc sử dụng lốp dự phòng quá lâu gây ảnh hưởng trực tiếp đến bộ vi sai điều khiển. Do kích thước của lốp dự phòng thường nhỏ hơn bánh xe đối lập trên một trục, phải quay nhanh hơn để theo kịp tốc độ di chuyển của xe. Khi đó bộ vi sai phải hoạt động liên tục để điều khiển lực tới bánh dự phòng, nhanh xuống cấp hơn.

Theo các chuyên gia và nhà sản xuất, lốp dự phòng thường có cấu tạo mỏng với các thiết kế tiết kiệm tối đa không gian diện tích. Do đó loại lốp này không những sở hữu một lượng nhỏ cao su bơm phồng mà còn có quá ít gai so với lốp chính. Điều này khiến lốp xe bị giảm độ bám đường, tăng khoảng cách phanh gây nguy hiểm. Ngoài các trường hợp khẩn cấp, tình huống phải thay thế ngay lập tức, người dùng ô tô rất hạn chế sử dụng lốp dự phòng. Nếu bắt buộc phải sử dụng lốp dự phòng, người dùng cần thay lại lốp chính càng sớm càng tốt để đảm bảo di chuyển an toàn.

thời gian nên thay lốp dự phòng ô tô là bao lâu
Các hãng xe khuyến cáo người dùng nên thay lốp dự phòng tối đa 80km di chuyển (Nguồn: Sưu tầm)

2. Tại sao không nên dùng lốp dự phòng quá lâu?

Đảm nhận chức năng riêng trong quá trình vận hành phương tiện, lốp dự phòng có những đặc điểm và chất lượng khác biệt với lốp chính. Thói quen sử dụng lốp dự phòng thay thế hoàn toàn cho lốp chính trên hành trình dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người tham gia giao thông. 

2.1. Khả năng chịu tải kém

Thiết kế của lốp dự phòng có tiết diện, đường kính nhỏ hơn lốp chính và bánh xe. Do đó khi vận hành bộ vi sai phải chịu áp lực nặng nề hơn. So với lốp chính khả năng chịu tải của lốp dự phòng tương đối kém, dễ gây ra một số vấn đề cơ khí nghiêm trọng khi phải hoạt động liên tục, trong thời gian dài.

2.2. Độ bền kém

Lốp dự phòng là sản phẩm mang tính chất tạm thời, do vậy chất lượng cũng được hoàn hảo khi đặt trong tương quan so sánh với lốp chính. Thông thường sức mạnh và hiệu quả sử dụng của lốp xe đến từ lớp thép và polyester bến dưới lớp cao su. Tuy nhiên cấu tạo của các sản phẩm lốp dự phòng lại có các chất liệu kể trên ít hơn hẳn so với lốp tiêu chuẩn. Điều này làm giảm khả năng chống thủng và vào cua mượt mà của lốp. Người dùng không thể tận dụng lốp dự phòng trong khoảng thời gian lâu với quãng đường di chuyển dài có thể dẫn đến sự cố nguy hiểm.

2.3. Độ ma sát kém

Như đã đề cập ở trên, thiết kế của lốp dự phòng hẹp hơn, phần tiết diện tiếp xúc mặt đường cũng vì thế nhỏ hơn lốp chính. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm giảm độ bám đường của bánh xe, tăng khoảng cách phanh, thậm chí làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống cảnh báo nguy hiểm trong tình trạng khẩn cấp. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống phanh ABS và bộ điều khiển chống trượt hoạt động không hiệu quả, hạn chế khả năng giúp xe thoát khỏi trạng thái nguy hiểm.

2.4. Ảnh hưởng đến bộ vi sai điều khiển

Các chức năng hoạt động của bộ vi sai tương đối phức tạp. Ở các tốc độ khác nhau, bộ phận này thực hiện truyền động cơ tới các bánh từ hộp số và điều khiển lần lượt điều khiển các bánh chuyển động. Đặc biệt khi xe di chuyển vào khúc cua, đoạn rẽ, phần bánh xe bên ngoài và bên trong quay ở các tốc độ khác nhau, bộ vi sai phát huy tối đa tác dụng. 

Ở những cung đường thẳng, xe di chuyển liền mạch với bộ lốp thường bộ vi sai đa phần không cần hoạt động, ít gây hao mòn bánh răng và vòng bi. Tuy nhiên với bánh xe dự phòng, kích thước nhỏ, lốp buộc phải quay nhanh để phù hợp với tốc độ xe. Khi đó bộ vi sai phải hoạt động liên tục với tần suất cao truyền động lực đến bánh dự phòng, khả năng hao mòn và hư hại cũng vì thế tăng lên đáng kể. 

2.5. Mất tính đàn hồi

Lốp dự phòng có cấu tạo chất liệu cao su nên cách sử dụng tương tự như các loại lốp thường hoặc sản phẩm có chất liệu tương tự. Trường hợp lốp xe để lâu, không sử dụng trong thời gian dài khiến cao su có khả năng bị lão hóa nhanh chóng, giảm dần và mất hẳn tính đàn hồi. Khi đó xe di chuyển thường xảy ra tình trạng trơn trượt, dễ xảy ra tai nạn. 

có nên sử dụng lốp dự phòng thay thế lốp chính ?
Thói quen sử dụng lốp dự phòng thay thế hoàn toàn lốp chính ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người điều khiển xe (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm:

3. Hướng dẫn thay lốp dự phòng 

Thao tác thay lốp dự phòng tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên người dùng cũng cần tuân thủ tuần tự các bước và những chú ý liên quan để tiết kiệm thời gian thay lốp khi cần thiết. Chủ phương tiện có thể tham khảo quy trình thay lốp dự phòng diễn ra theo 9 bước dưới đây: 

  • Bước 1: Dừng đỗ xe tại nơi an toàn, trên địa hình phẳng

Để tiến hành thao tác thay lốp dự phòng, người lái di chuyển phương tiện vào nơi dừng đỗ an toàn, trên địa hình phẳng, hạn chế các bề mặt gồ ghề, trôi dốc hoặc nền đất nhiều vũng lầy. Trong trường hợp xe gặp sự cố đột ngột trên đường, người điều khiển nên cố gắng di chuyển xe đến nơi càng xa luồng giao thông càng tốt. 

Sau khi đỗ xe an toàn người lái cần kéo phanh tay, đẩy cần số về P và lưu ý bật đèn báo khẩn cấp trong suốt quá trình thay lốp. Có thể sử dụng cọc tiêu, biển báo khẩn cấp hoặc bất kỳ tín hiệu khác cách vị trí đỗ xe 10-20m để cảnh báo các phương tiện đang lưu thông trong trường hợp đỗ xe tại lề đường. 

  • Bước 2: Chèn chắc lốp xe

Để cố định bánh xe, ngăn tình trạng bánh xe lăn tự do, người điều khiển phương tiện nên tìm kiếm các vật dụng có sức nặng như tảng đá, cục gạch, thanh gỗ cứng để chặn đứng lốp xe. Việc làm này đảm bảo giữ yên bánh xe cho quá trình thay sửa lốp được thuận lợi. 

  • Bước 3: Chuẩn bị đẩy đủ đồ thay lốp

Trước khi bắt đầu thay lốp, người lái cần phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ. Bộ đồ thay lốp bao gồm lốp dự phòng thường đặt ở khoang hành lý hoặc dưới gầm xe, kích nâng gầm ô tô và các vật dụng hỗ trợ khác. 

  • Bước 4: Tiến hành đặt kích vào gầm xe

Chủ xe thực hiện thao tác đặt kích vào gần vị trí lốp chuẩn bị thay. Kích được đặt nằm vuông góc với mặt đất, đầu kích tiếp xúc trực tiếp với phần kim loại của khung xe. Người thao tác lưu ý tuyệt đối không đặt kích vào vị trí vỏ nhựa hay ốp nhựa dưới gầm xe. Các mẫu xe hiện đại đều đánh dấu vị trí đặt kích chính xác, thường cách 20cm ở giữa hai lốp xe trước và sau.

Sau khi đã xác định và đặt được đúng vị trí kích, chủ xe có thể tiến hành nâng để kích khít chặt vào khung xe. Khi này xe chưa cần được nâng cao gầm, bánh xe vẫn cần phải nằm sát mặt đất. 

  • Bước 5: Nới lỏng đai ốc của lốp xe

Người thay lốp sử dụng ống tuýp để vặn đai ốc ngược chiều kim đồng hồ với lực tương đối mạnh. Trường hợp không thể sử dụng lực tay, người thao tác có thể dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể hoặc bám vào xe dùng chân để đẩy ống tuýp. Chủ xe khi mua sắm dụng cụ có thể cân nhắc ống tuýp chữ thập thay vì ống tuýp tiêu chuẩn để có lực vặn lớn hơn.

  • Bước 6: Bắt đầu kích gầm xe

Sau khi nới lỏng được tất cả các đai ốc, chủ xe có thể bắt đầu tiến hành kích gầm lên lên cao hơn mặt đất khoảng 2cm. Khoảng cách này là vừa đủ để tháo và lắp lốp xe. Lưu ý trong suốt quá trình kích gầm, xe phải luôn ở trạng thái ổn định. Nếu có sự rung lắc hay kích bị nghiêng cần lập tức hạ kích, kiểm tra và tiến hành thao tác như ban đầu.

  • Bước 7: Tháo lốp xe bị thủng

Sau khi tháo rời hẳn các đai ốc ra khỏi lốp xe, người thao tác dùng tay trực tiếp nâng lốp bị hỏng ra, đặt ở vị trí gầm xe phòng trường hợp kích hỏng gầm xe cũng không đổ xuống. Một số trường hợp lốp bị gỉ sét cần được dùng búa cao su gõ từ phía trong hoặc dùng lốp dự phòng đập từ ngoài vào. Khi đó lốp được nới lỏng, dễ dàng tháo ra.

  • Bước 8: Lắp lốp xe dự phòng

Người sửa chữa từ từ nâng lốp xe dự vào đặt vào trục, căn chỉnh các đai ốc trùng khớp, đúng hướng, đầu van quay ra ngoài. Sau đó dùng ống tuýp siết chặt đai ốc theo sơ đồ hình ngôi sao đảm bảo độ chắc chắn. Lưu ý ở bước này chỉ cần cố định đai ốc vào vị trí, chưa cần dùng sức siết chặt sẽ dễ khiến xe bị rung lắc

  • Bước 9: Hạ kích và siết chặt đai ốc

Kết thúc quá trình thay lốp dự phòng, người sửa chữa hạ kích để lốp xe chạm đất. Sau đó dùng toàn bộ trọng lượng cơ thể hoặc bám vào xe dùng chân để đạp ống tuýp siết chặt đai ốc theo hình ngôi sao.

quy trình thay lốp dự phòng bao gồm 9 bước
Người dùng thao tác thay lốp dự phòng lần lượt theo 9 bước để đảm bảo an toàn (Nguồn: Sưu tầm)

4. Lưu ý khi sử dụng lốp dự phòng

Tương tự như các chi tiết, bộ phận khác của xe, lốp dự phòng cần được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo trạng thái hoạt động tốt nhất. Đặc biệt trước mỗi hành trình di chuyển đường dài, bên cạnh việc kiểm tra tổng thể xe, người điều khiển cũng cần chú ý đến chất lượng sử dụng của lốp dự phòng, đề phòng các trường hợp khẩn cấp. 

Nhà sản xuất khuyến cáo, người dùng nên thay mới lốp dự phòng ngay cả khi chưa từng sử dụng. Đối với từng hãng xe sẽ đưa ra thời hạn sử dụng hợp lý cho mỗi loại lốp dự phòng. Thời gian trung bình người dùng nên thay lốp là 8 năm một lần để đảm bảo tối ưu hiệu quả sử dụng.

Một trong những tình huống người lái xe thường gặp là khi lắp đặt lốp dự phòng và di chuyển, hệ thống đèn cảnh báo trên ô tô cũng đồng thời được kích hoạt. Điều này xảy ra do lốp dự phòng quay nhanh hơn các lốp thường. Tuy nhiên người lái vẫn có thể yên tâm di chuyển đoạn đường ngắn đến vị trí để thay thế lại bằng các lốp xe tiêu chuẩn.

Cuối cùng, lưu ý quan trọng để người dùng có thể tận dụng tối đa chức năng của lốp dự phòng là tiến hành lựa chọn và thay thế lốp dự phòng đúng cách. Trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ, người điều khiển phương tiện cần tiến hành lần lượt các bước thay thế lốp dự phòng như đã nêu ở trên. Đồng thời di chuyển đến địa chỉ gần nhất để thay thế lốp chính, đảm bảo an toàn cho những hành trình tiếp theo.

lốp dự phòng nên sử dụng bao lâu thì hợp lý?
Chủ phương tiện nên kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới lốp dự phòng ngay cả khi không sử dụng (Nguồn: Sưu tầm)

Vấn đề lốp dự phòng nên sử dụng bao lâu phụ thuộc vào hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất xe kết hợp với quá trình di chuyển của người dùng. Để đảm bảo an toàn cho mỗi hành trình, người điều khiển phương tiện cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay mới lốp dự phòng định kỳ và thực hiện thay lốp theo trình tự được hướng dẫn.

>> Tìm hiểu thêm: Các hạng mục bảo dưỡng lốp xe ô tô điện VF e34

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
 
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ khác của VinFast, vui lòng liên hệ:

>>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo 
 

30/09/2022
Chia sẻ bài viết này