Giải đáp: Làm lại bằng lái xe máy bị mất, còn hồ sơ gốc ở đâu?
Không phải mọi trường hợp mất, thất lạc giấy phép lái xe đều cần thi sát hạch để được cấp lại. Một vài trường hợp mất bằng lái xe máy còn hồ sơ gốc, người bị mất vẫn có thể xin cấp lại giấy phép lái xe.
1. Mất bằng lái xe máy còn hồ sơ gốc có được cấp lại bằng không?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, trường hợp bị mất bằng lái xe máy còn hồ sơ gốc, người bị mất giấy tờ được xét cấp lại giấy phép lái xe nếu:
- Bằng lái xe còn thời hạn sử dụng;
- Bằng lái xe quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng;
Như vậy nếu vô tình thất lạc hay mất bằng lái xe máy nhưng còn hồ sơ gốc, đồng thời giấy phép lái xe đáp ứng đủ điều kiện nêu trên, chủ phương tiện không phải dự thi sát hạch, chỉ cần nộp đủ hồ sơ theo quy định để được cấp lại bằng.
Chủ phương tiện cần lưu ý, trong trường hợp mất bằng lái xe máy còn hồ sơ gốc nhưng giấy phép lái xe bị mất quá hạn từ 3 tháng trở lên cần phải thi sát hạch lại. Cụ thể:
- Quá hạn từ 03 tháng - dưới 01 năm, phải thi sát hạch lý thuyết lại;
- Quá hạn từ 01 năm, phải thi sát hạch lý thuyết và thực hành lại;
2. Mất bằng lái xe máy, còn hồ sơ gốc làm lại ở đâu và thủ tục như thế nào?
Trong trường hợp có hồ sơ gốc làm lại bằng lái xe máy, người bị mất giấy phép lái xe cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
2.1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, khi làm lại bằng lái xe máy bị mất còn hồ sơ gốc, chủ sở hữu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp lại bằng lái xe máy theo mẫu quy định;
- Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
- Giấy khám sức khỏe của người điều khiển phương tiện được cấp bởi cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp cấp lại bằng lái xe không thời hạn đối với các hạng A1, A2, A3;
- Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số chứng minh nhân dân/căn cước công dân (đối với người Việt Nam), hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người Việt định cư ở nước ngoài, người nước ngoài).
2.2. Mất bằng lái xe máy còn hồ sơ gốc làm lại ở đâu?
Theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người lái xe có yêu cầu làm lại bằng lái xe bị mất nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
2.3. Quy trình làm lại bằng lái xe máy bị mất còn hồ sơ gốc
Quy trình làm lại bằng lái xe máy bị mất, còn hồ sơ gốc như sau:
- Bước 1: Tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải và nộp 01 bộ hồ sơ;
- Bước 2: Chụp ảnh trực tiếp, sau đó xuất trình bản chính các hồ sơ được nêu phía trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu;
- Bước 3: Sau 02 tháng kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và đóng lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện bằng lái xe bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì người yêu cầu được cấp lại giấy phép lái xe.
Lệ phí làm lại giấy phép lái xe máy bị mất hiện nay là 135.000 đồng (dựa trên quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 188/2016/TT-BTC).
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Chương trình trả góp lãi suất 0% khi mua xe máy điện VinFast từ 25/06 – 31/08/2024
- Chương trình ưu đãi mùa hè hấp dẫn cho xe máy điện VinFast tới hết 31/08/2024
3. Giải đáp một số câu hỏi về việc mất bằng lái xe máy
Mức phạt đối với trường hợp mất bằng lái xe máy nhưng còn hồ sơ gốc là bao nhiêu, đang chờ cấp lại bằng lái có bị phạt không, là vấn đề mà chủ phương tiện cần nắm được. Qua đó có cách xử lý nhanh chóng, hạn chế bị phạt nếu không may mất, thất lạc bằng lái.
3.1. Mất bằng lái xe máy còn hồ sơ gốc có bị phạt không?
Căn cứ vào khoản 2 điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, khi điều khiển xe cơ giới lưu thông trên đường, người lái cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Bằng lái xe phù hợp với phương tiện đang điều khiển;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng bị mất và chỉ còn giữ hồ sơ gốc thì hồ sơ này cũng không thay thế bằng lái. Trường hợp cần xuất trình hồ sơ, người điều khiển phương tiện vẫn bị xử phạt như không có bằng lái xe.
Căn cứ vào Khoản 5 và Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp người lái điều khiển mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và những loại xe tương tự;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp người lái điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh trên 175 cm3 và xe mô tô 3 bánh;
3.2. Xuất trình được giấy hẹn lấy bằng lái xe máy cấp lại liệu có bị phạt không?
Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ 2008 về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông quy định:
1. Người điều khiển phương tiện phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này, có giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện được phép điều khiển.
2. Khi lưu thông trên đường cần mang theo đầy đủ giấy tờ gồm:
- Đăng ký xe;
- Bằng lái xe phù hợp với phương tiện đang điều khiển;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Như vậy, không có quy định cho thấy người điều khiển phương tiện được sử dụng giấy hẹn cấp lại bằng lái xe khi tham gia giao thông. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện phạm lỗi và bị cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ, nếu xuất trình giấy hẹn lấy bằng lái xe cấp lại vẫn bị xử lý như trường hợp không có giấy phép lái xe.
Mất bằng lái xe máy còn hồ sơ gốc, chủ xe có thể xin cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, Tuy nhiên, trong quá trình chờ cấp lại bằng lái, khi điều khiển phương tiện, người lái có thể bị phạt hành chính nếu bị cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ.
Đối với xe máy điện có dung tích xi lanh từ 50 đến 125cm3 hoặc công suất động cơ điện trên 4kW đến 11kW, người điều khiển bắt buộc phải có bằng lái. Như vậy, ngoại trừ xe máy điện Evo200 Lite, người điều khiển các mẫu xe máy điện khác của VinFast lưu thông trên đường đều cần có bằng lái. Trường hợp bị mất, chủ phương tiện cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để được cấp lại giấy phép lái xe theo quy định để tránh bị phạt.
Nếu quan tâm tới các mẫu xe máy điện của VinFast, Quý khách hàng có thể đặt mua qua website chính thức hoặc hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Hướng dẫn thủ tục cấp lại bằng lái xe máy bị mất 2024
- Hướng dẫn xin cấp lại bằng lái xe máy online đơn giản, chi tiết
* Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo