Kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị nhốt trong ô tô
“Bỏ quên” trẻ trên ô tô là một trong những tình huống gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bé. Để hạn chế các trường hợp tử vong thương tâm, bên cạnh việc quan sát và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuống xe, các bậc phụ huynh cũng nên trang bị những kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị nhốt trong ô tô. Điều này sẽ giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn.
1. Vì sao cần dạy kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị nhốt trong ô tô?
Theo kết quả thí nghiệm được công bố trên trang Consumer Reports, nhiệt độ bên trong ô tô đóng kín có thể tăng lên tới 105 độ F (40,5 độ C) chỉ trong vòng 1 giờ. Trong khi đó, nền nhiệt ngoài trời là 61 độ F (16 độ C). Như vậy, nhiệt độ trong xe đóng kín sẽ tăng nhanh và đạt mức gấp đôi so với nền nhiệt bên ngoài chỉ sau 1 tiếng.
40,5 độ C là mức nhiệt đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Nếu bị bỏ quên trên ô tô đóng kín trong thời gian dài, trẻ sẽ đối mặt với nhiều rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí tử vong. Khi gặp trường hợp này, trẻ sẽ bị sốc nhiệt và ngạt thở trong môi trường nóng, kín, dẫn đến hạ huyết áp, tăng nhịp tim, suy gan, suy thận, tổn thương não và rơi vào trạng thái hôn mê.
Theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP), nguy cơ tử vong vì quá nóng ở trẻ em đặc biệt cao. Lý do bởi trẻ em còn thiếu khả năng điều hoà thân nhiệt, bị mất nước nhanh, nhiệt độ cơ thể thường tăng nhanh gấp 3 - 5 lần so với người lớn. Do vậy, khi bị nhốt trong khoang cabin ô tô, các cơ quan trong trẻ bắt đầu ngừng hoạt động khi nhiệt độ đạt tới 40 độ C. Đặc biệt, trẻ có nguy cơ tử vong nếu nhiệt độ cơ thể đạt mức 41,6 độ C. Theo nhiều nghiên cứu, nếu được trang bị kỹ năng thoát hiểm và có thể phản ứng nhanh trong 10 phút đầu tiên, bé sẽ có cơ hội thoát nạn cao hơn.
Vì vậy, phụ huynh cần phổ biến cho con trẻ những nguy hiểm tiềm ẩn khi bị mắc kẹt trong ô tô. Từ đó, trẻ có thể ý thức được tầm quan trọng của việc học kỹ năng thoát hiểm khi bị nhốt trong ô tô.
>> Tìm hiểu thêm: Những kỹ năng thoát hiểm trên ô tô trong tình huống khẩn cấp
2. Những kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị nhốt trong ô tô
Có nhiều ý kiến cho rằng, khi xe đã khóa cửa và tắt máy, trẻ nhỏ gần như không có khả năng tự thoát hiểm trong trường hợp này. Bởi lực của trẻ tương đối yếu và không đủ sức để gọi người cứu hoặc phá cửa. Tuy nhiên, nắm rõ những kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị nhốt trong ô tô dưới đây giúp hạn chế tối đa các trường hợp tử vong đáng tiếc.
2.1. Cố gắng giữ bình tĩnh
Khi bị bỏ quên trên xe ô tô, trẻ rất dễ rơi vào tâm lý hoảng loạn, sau đó gào thét và khóc lóc. Tuy nhiên, những việc này sẽ khiến bé nhanh chóng kiệt sức và giảm cơ hội thoát ra ngoài. Phản ứng nhanh chóng sẽ giúp trẻ tăng cơ hội thoát ra, tuy nhiên bé cũng không nên cuống quýt, khiến tình hình nghiêm trọng hơn và khó tìm cách giải quyết.
Các bậc phụ huynh nên khuyên trẻ cố gắng giữ bình tĩnh, tìm cách tự thoát thân hoặc báo hiệu cho những người xung quanh. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cởi bỏ bớt áo khoác hoặc khăn choàng để giảm thân nhiệt nếu đang mặc ấm. Đồng thời, các bậc cha mẹ nên dạy con cách quan sát và nhận biết xung quanh để nắm được vị trí hiện tại, tìm ra giải pháp “thoát thân” hoặc gọi người tới ứng cứu.
2.2. Sử dụng còi xe
Bấm còi xe là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả để trẻ có thể thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Dù ô tô đã bị khóa hay tắt máy hoàn toàn, còi xe vẫn có khả năng hoạt động nhờ sử dụng nguồn điện trực tiếp từ Accu. Nguồn điện này duy trì sự hoạt động ổn định cho một số thiết bị trên ô tô. Do đó, trẻ có thể bấm còi xe ra tín hiệu kêu cứu liên tục nếu bị kẹt trong khoang cabin.
Hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được lắp đặt còi xe giữa vô lăng. Phụ huynh có thể dễ dàng hướng dẫn con cách nhận biết và sử dụng thiết bị thông qua các hình ảnh, video hoặc trực tiếp khi trẻ di chuyển cùng bố mẹ. Điều này sẽ giúp các bé giảm sự hoảng loạn nếu bị “bỏ lại” bên trong ô tô.
2.3. Đèn Hazard
Bật đèn Hazard kết hợp với bấm còi sẽ gia tăng hiệu quả thu hút sự chú ý của người bên ngoài. Tương tự như còi xe, đèn Hazard cũng sử dụng nguồn điện riêng để có thể hoạt động liên tục ngay cả khi ô tô tắt máy. Nhận dạng nút bấm có thể dễ dàng với người lớn. Tuy nhiên, với trẻ em, đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn bởi có hàng loạt những nút bấm tương tự nhau trên bảng điều khiển ô tô. Do vậy, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ nhận biết và bật đèn Hazard một cách chi tiết, cụ thể. Theo đó, bố mẹ nên hướng dẫn con trực tiếp trên xe và kiểm tra lại sự ghi nhớ về nút bật đèn Hazard nhằm đảm bảo khả năng ứng dụng trong trường hợp khẩn cấp.
2.4. Lẫy mở khóa cửa từ bên trong
Hầu hết các loại ô tô hiện nay đều được thiết kế lẫy mở khóa cửa từ bên trong. Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con cách sử dụng lẫy mở khóa cửa trong trường hợp khẩn cấp, giúp trẻ tự thoát hiểm an toàn. Thao tác này không quá khó thực hiện, giúp trẻ nhanh chóng thoát ra ngoài mà không cần chờ người ứng cứu.
Trong trường hợp xe không có lẫy mở, các phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ cách kiểm tra cánh cửa tại vị trí ghế lái. Theo thiết kế phương tiện, cho dù ô tô không kích hoạt, người dùng vẫn có thể mở cửa từ bên trong. Ngoài ra, khi trẻ mở cửa không chìa khóa, còi chống trộm sẽ kêu lên. Điều này giúp thu hút sự chú ý của những người xung quanh để ứng cứu trẻ kịp thời.
2.5. Sử dụng búa thoát hiểm
Đối với các bé từ 6 tuổi trở lên, bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con sử dụng búa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, sử dụng búa thoát hiểm sẽ là cách “cuối cùng” khi các phương pháp trên không được thực hiện hiệu quả. Thời gian bị nhốt trong xe kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự tỉnh táo của trẻ.
Với thiết kế đầu nhọn tập trung gia lực của búa, trẻ có thể đập vỡ cửa kính nếu được hướng dẫn chi tiết. Phương pháp này khá an toàn cho trẻ bởi kính xe sẽ vỡ dưới dạng hạt ngô không có mảnh nhọn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng nên trang bị cho trẻ cách tự bảo vệ bản thân khi sử dụng búa. Bởi nếu trượt tay hoặc không che chắn cẩn thận, trẻ có thể bị mảnh vỡ kính bay vào mắt. Bố mẹ lưu ý hướng dẫn con chỉ được phá cửa kính hai bên, tuyệt đối không đập vỡ kính chắn gió.
Nếu trên xe không có búa thoát hiểm, phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ thay thế bằng bất kì vật nặng hoặc kim loại nào mang theo bên người như hộp bút, cặp sách, ô… Ngoài ra, trẻ cũng có thể dùng lực chân để phá vỡ cửa kính. Cách này tuy không cần dụng cụ, nhưng đòi hỏi trẻ phải tác động một lực khá lớn. Khi đã phá kính thành công, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ di chuyển ra bên ngoài an toàn, tránh bị thương bởi các mảnh thủy tinh..
2.6. Thử mở các cánh cửa
Thử mở các cánh cửa là một trong những kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị nhốt trong ô tô. Các bậc phụ huynh nên dạy trẻ kiểm tra các cánh cửa phương tiện để xem xét đường thoát ra ngoài. Bởi trong một số tình huống gặp nạn, các cánh cửa sẽ chưa được khép lại hoàn toàn. Sau khi đã thoát ra khỏi ô tô, bố mẹ hãy dạy trẻ chú ý và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Bên cạnh đó, cửa sổ xe cũng là vị trí có thể “cứu nguy” trẻ nếu bị mắc kẹt. Nếu khe cửa sổ đủ lớn, trẻ có thể trèo ra ngoài để “thoát thân”. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con một số tư thế trèo đơn giản, nhanh chóng.
Việc trang bị kỹ năng thoát hiểm cho trẻ khi bị nhốt trong ô tô là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng trong một số trường hợp nguy cấp Đồng thời, các bậc phụ huynh nên kiểm tra cẩn thận trước khi xuống xe để đảm bảo không “bỏ quên” bé.
Để đảm bảo sự an toàn, khách hàng có thể lựa chọn một số mẫu ô tô được trang bị tính năng cảnh báo nếu bỏ quên trẻ hoặc thú cưng trên xe trong thời gian dài. Theo đó, xe ô tô điện VinFast được tích hợp tính năng Ecall. Bố mẹ có thể hướng dẫn bé sử dụng tính năng này nhằm “thoát thân” nhanh chóng nếu bị mắc kẹt.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34, VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- 5 kỹ năng thoát hiểm khi ô tô rơi xuống nước hiệu quả nhất
- Tìm hiểu bộ cứu hộ ô tô 8 món phụ kiện “hot” nhất thị trường hiện nay
- Tổng hợp kỹ năng thoát hiểm trên xe ô tô trong trường hợp khẩn cấp
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo