Hướng dẫn cách đi xe đạp điện cho người mới bắt đầu
Khác với xe đạp thông thường, các mẫu xe đạp sử dụng động cơ điện nên người dùng cần nắm được các bước khởi động và vận hành phương tiện. Sử dụng xe điện sai cách tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn. Dưới đây là hướng dẫn cách đi xe đạp điện chi tiết dành cho người mới.
1. Hướng dẫn cách chạy xe đạp điện an toàn
Để đi xe đạp điện đúng cách, người điều khiển cần nắm vững các bước khởi động, vận hành, dừng xe cũng như cách sử dụng các loại còi tín hiệu trên xe.
1.1. Tư thế ngồi đúng khi đi xe đạp điện
Đa số các mẫu xe đạp điện đều có thiết kế nhỏ gọn hơn so với xe máy, không có cốp xe và trang bị thêm bàn đạp ở hai bên. Để có dáng ngồi thoải mái nhất, người điều khiển nên ưu tiên lựa chọn các loại trang phục gọn gàng. Nếu mặc áo dài, người lái cần lưu ý tà áo để tránh bị cuốn vào bánh xe khi di chuyển.
Nếu là lần đầu đi xe, người dùng có thể điều chỉnh chiều cao của yên xe phù hợp với kích thước cơ thể. Chân của người lái có thể chạm đất khi chống xe, đồng thời khi di chuyển các bộ phận như lưng và đầu được giữ thẳng, thư giãn.
1.2. Khởi động xe đạp điện
Bước đầu tiên để có thể sử dụng xe điện là khởi động phương tiện. Hầu hết các dòng xe đạp điện trên thị trường đều có cách khởi động giống nhau. Người lái chỉ việc cắm chìa khoá vào ổ và vặn nút ON, đồng thời tay trái nắm lấy tay phanh. Khi thấy đèn chỉ thị sáng lên màu đỏ, bước khởi động đã thành công và người lái có thể vặn ga từ từ để xe chạy.
Do cơ chế hoạt động khác nhau, cách đi xe đạp điện sẽ khác với các dòng xe máy điện. Cụ thể:
- Đối với xe đạp điện (có trợ lực và bàn đạp) khi khởi động, người lái cần đạp bàn đạp của xe. Khi đó, người lái để chân lên một chân lên bàn đạp, chân còn lại chống xe, tay bóp phanh từ từ đồng thời đạp bàn đạp để xe di chuyển về phía trước.
- Đối với xe máy điện, người điều khiển chỉ cần lên ga từ từ giống như đi các dòng xe tay ga khác. Khi vặn ga càng mạnh, xe sẽ chạy với tốc độ càng nhanh nên người lái cần lưu ý duy trì tốc độ ổn định để đảm bảo an toàn.
1.3. Cách chạy xe đạp điện đúng
Sau khi đã khởi động thành công, người điều khiển có thể vận hành xe với tốc độ ổn định từ 20 - 25 km/h. Khi đi xe trên đường, người lái nên có một số lưu ý như sau:
Khi di chuyển trên đường thẳng, người lái cần chú ý quan sát hai bên, đồng thời hai tay để trên ghi đông và giữ phanh để phòng tình huống bất ngờ. Hai chân người lái thả lỏng, để trên bàn đạp hoặc kệ để chân. Tay phải văn ga với tốc độ ổn định và giảm ga khi di chuyển sang đoạn đường khác.
Khi cần chuyển hướng hoặc quay đầu xe, người lái cần quan sát phía trước, sau và hai bên để chắc chắn không có phương tiện nào ở cự ly gần. Đồng thời, khi gần đến đoạn đường cần rẽ, người lái chú ý giảm tốc và bật tín hiệu đèn xi nhan để xin đường. Sau đó, lái xe tiếp tục rẽ hướng hoặc quay đầu theo đúng làn đường.
Nếu đi vào đoạn đường gồ ghề, người lái có thể giảm tốc độ xe và chuyển sang chế độ lái sport (nếu có). Người điều khiển cố gắng di chuyển với tốc độ chậm, ổn định, sau đó tăng tốc trở lại khi đã qua đoạn đường gồ ghề.
1.4. Cách dừng xe đạp điện an toàn
Dừng xe đạp điện an toàn cũng là một trong những kỹ năng mà người mới đi xe cần nắm vững. Không ít các trường hợp người lái dừng xe bằng cách bóp phanh đột ngột khi xe đang trong trạng thái quán tính, dẫn đến tình trạng giật ngược xe rất nguy hiểm. Do đó, khi muốn dừng xe đạp điện, chủ xe cần quan sát phía trước sau và hai bên, tay phải vặn ga ngược lại để giảm tốc, đồng thời bóp phanh từ từ bằng cả hai tay. Sau khi phương tiện đã đi chậm hẳn, người lái đưa hai chân ra và tiếp đất cho đến khi xe dừng hẳn. Lúc này, chủ xe chỉ việc tắt chìa khóa và dựng chân chống. Cách dừng xe đạp điện này vừa an toàn, vừa hạn chế tình trạng giật ga, trượt bánh xe gây nguy hiểm.
2. Những lưu ý để đi xe đạp điện an toàn
Bên cạnh cách đi xe đạp điện an toàn, trong quá trình di chuyển, người điều khiển cần có một số lưu ý như sau:
- Người lái xe đạp điện cần đội mũ bảo hiểm và tuân thủ Luật giao thông, đặc biệt chú ý làn đường và các tín hiệu đèn.
- Khi di chuyển trong điều kiện thiếu ánh sáng, chủ xe cần bật đèn pha để quan sát. Đồng thời, đèn pha sáng cũng là một cách để ra tín hiệu cho xe di chuyển phía trước, tránh xảy ra va chạm.
- Khi đi vào khúc quanh, người lái chú ý quan sát trước sau, đồng thời tay phải vặn ngược ga để giảm tốc. Do cách khúc quanh thường dễ bị khuất, và xe đạp điện thường không phát tiếng khi di chuyển nên chủ xe cần bấm còi để báo hiệu cho các phương tiện phía trước.
- Khi chạy xe đạp điện, nếu gặp chướng ngại vật hoặc cảm thấy không làm chủ được tốc độ, người lái cần giảm ga đồng thời bóp phanh từ từ.
- Thường xuyên quan sát vận tốc của xe trên bảng điều khiển, đảm bảo không vượt quá 25km/h.
3. Những câu hỏi liên quan đến xe đạp điện
Cách đi xe đạp điện không quá phức tạp, tuy nhiên người dùng cần nắm vững các quy tắc khi khởi động và vận hành xe. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến độ tuổi đi xe đạp điện, quãng đường di chuyển,... người dùng cũng nên quan tâm. Cụ thể:
3.1. Bao nhiêu tuổi thì đi được xe đạp điện?
Điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi – lanh dưới 50 phân khối. Trong khi đó, theo điểm 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ thì xe đạp điện được phân vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Cụ thể, tại mục 1.3 Phần 1 Thông tư 39/2013/TT – BGTVT ngày 01/11/2013 quy định khái niệm xe đạp điện là phương tiện được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều. Xe đạp điện có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250W và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40kg.
Như vậy, có thể hiểu xe đạp điện không phải xe gắn máy mà được áp dụng là xe thô sơ. Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về giới hạn độ tuổi được sử dụng xe máy điện và có mức xử phạt khi vi phạm, chưa có quy định cụ thể độ tuổi được phép sử dụng xe đạp điện.
3.2. Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm có bị phạt không?
Theo Khoản 2, Điều 31, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách. Các hành vi điều khiển hoặc ngồi sau xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đều bị phạt theo quy định của pháp luật.
Về mức phạt, căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 8, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị xử phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
3.3. Xe đạp điện đi được bao nhiêu km cho 1 lần sạc?
Xe đạp điện được sử dụng cho mục đích di chuyển ngắn như đi học, đi làm hàng ngày. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quãng đường mà đạp điện đi được sau khi pin được sạc đầy ắc quy như trọng tải, tốc độ, địa hình di chuyển. Trong điều kiện lý tưởng, một chiếc xe đạp điện có thể di chuyển từ 40 - 50km trong một lần sạc đầy.
Trường hợp người dùng có nhu cầu di chuyển đa dạng hơn như đi chơi, du lịch ngắn thì cần các dòng xe có quãng đường di chuyển tối ưu hơn. Người dùng có thể tham khảo các mẫu xe máy điện VinFast có công suất và phạm vi di chuyển vượt trội hơn, lên đến 205 km chỉ trong một lần sạc theo điều kiện tiêu chuẩn của VinFast. Xe được ứng dụng công nghệ pin LFP hiệu suất cao, bền bỉ trên mọi địa hình.
3.4. Chạy xe đạp điện dưới trời mưa được không?
Xe đạp điện có thể di chuyển dưới trời mưa, với điều kiện nước không ngập quá sâu, làm ảnh hưởng đến ắc quy. Một số dòng xe đạp điện không có tính năng chống nước có thể bị chết máy ngay khi gặp nước.
Hiện nay, trên thị trường cũng có thêm các dòng xe máy điện có khả năng đi trong điều kiện ngập lụt. Xe máy điện VinFast là một ví dụ điển hình. Các mẫu xe máy điện thế hệ mới của VinFast đều đạt tiêu chuẩn chống nước IP67, cho phép xe lội nước với độ sâu 0,5m trong vòng 30 phút. Nhờ đó, người dùng có thể thoải mái di chuyển xe khi trời mưa mà không lo lắng về vấn đề an toàn.
Ngoài ưu điểm về tiêu chuẩn chống nước, phạm vi di chuyển, xe máy điện VinFast còn được trang bị những tính năng thông minh hiện đại, mang đến trải nghiệm ưu việt mà xe máy điện trên thị trường hiện nay chưa có được. Xe máy điện VinFast tích hợp khóa thông minh, kết nối điều khiển xe qua điện thoại, tính năng định vị GPS giúp trải nghiệm lái xe trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Với những hướng dẫn cách đi xe đạp điện trên đây, người mới đi xe có thêm hành trang để tự tin lái xe an toàn trên mọi chặng đường. Bên cạnh đó, người điều khiển các dòng xe đạp điện hay xe máy điện cũng cần tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn.
Bên cạnh xe đạp điện, học sinh đủ 16 tuổi có thể lựa chọn xe máy điện với thiết kế hiện đại, động cơ mạnh mẽ và tích hợp nhiều công nghệ tiện lợi, hỗ trợ tối đa trong quá trình di chuyển. Nếu có nhu cầu, khách hàng có thể tham khảo dòng xe máy điện dành cho học sinh của VinFast - Evo200 Lite.
Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới để được trải nghiệm khả năng vận hành ấn tượng cùng loạt tính năng thông minh, tiện ích đón đầu xu hướng.
Để hỗ trợ tư vấn và biết thêm về các sản phẩm xe máy điện của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo
>>> Hè bạt ngàn, vàn ưu đãi cùng VinFast
- Từ 25/06 – 31/08/2024 Chương trình trả góp lãi suất 0% khi mua xe máy điện VinFast
- Chương trình ưu đãi mùa hè hấp dẫn cho xe máy điện VinFast tới hết 31/08/2024