Tìm hiểu hộp số bán tự động và hộp số xe điện một cấp
Hộp số bán tự động và hộp số xe điện một cấp có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau. Tìm hiểu ngay những đặc điểm nổi bật riêng của từng loại hộp số để người dùng có sự lựa chọn hợp lý.
1. Hộp số bán tự động
1.1 Hộp số bán tự động là gì?
Vốn đã tồn tại từ những năm 1930, nhưng nhiều thập kỷ trôi qua, hộp số bán tự động hiện đại đã được nâng cấp khác đi nhiều so với phiên bản trước đó.
Hộp số bán tự động (semi-automatic transmission) hiện đại về cơ bản cũng giống như hộp số sàn. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại này là hộp số bán tự động không có ly hợp để ngắt động cơ khỏi bánh dẫn động của xe. Vì vậy, hộp số bán tự động còn được gọi là hộp số tay không ly hợp.
1.2. Cấu tạo
Hộp số bán tự động tương tự hộp số sàn nhưng không có bàn đạp ly hợp, thay vào đó, CPU và cảm biến ô tô sẽ thay bàn đạp vận hành bộ ly hợp khi người lái thay đổi tỷ số truyền từ các cặp bánh răng.
1.3. Nguyên lý hoạt động
Trên xe sử dụng hộp số bán tự động, người lái có thể điều chỉnh sự thay đổi bánh răng, và CPU sẽ giúp họ điều hướng qua các bánh răng này.
Người lái xe dùng hộp số bán tự động vẫn phải thao tác khi muốn sang số giống xe dùng hộp số sàn, nhưng không cần nhấn bàn đạp ly hợp vì các thiết bị điện tử của hộp số bán tự động sẽ tự xử lý ly hợp. Nhờ đó, hộp số có thể tính toán chính xác thời điểm thích hợp để các bánh răng chuyển số, giúp sang số nhanh và mượt mà.
>> Tìm hiểu thêm:
- Giải mã ý nghĩa các ký hiệu trên hộp số tự động xe ô tô
- Hướng dẫn cách lái xe số tự động an toàn cho người mới bắt đầu
1.4. Ưu nhược điểm
Về ưu điểm hộp số bán tự động
- Việc chuyển số trên hộp số bán tự động diễn ra trơn tru và nhanh chóng, đem đến trải nghiệm lái xe mượt mà hơn.
- Một số người lái xe mới, chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe hộp số sàn có thể chọn điều khiển xe số bán tự động trước để học. Điều này sẽ giúp người điều khiển hiểu được thời điểm thích hợp để sang số mà không cần phải lo lắng về việc ngắt ly hợp.
- Nếu bộ chuyển đổi mô-men xoắn hộp số bán tự động bị trượt, năng lượng sẽ không bị mất.
Về nhược điểm hộp số bán tự động
- Vì các thành phần điện tử tạo nên hộp số bán tự động được chế tạo phức tạp khiến chi phí sản xuất tăng lên, làm tăng giá thành cho xe trang bị hộp số bán tự động.
- Chi phí sửa hộp số bán tự động cao, thậm chí có thể cao hơn cả chi phí thay thế một hộp số mới.
- Hộp số bán tự động kém bền, trục trặc nhanh hơn so với hộp số sàn thông thường.
- Ngoài ra, các loại xe được trang bị hộp số bán tự động không nhiều, vì vậy có thể người dùng sẽ khó kiếm được sản phẩm theo nhu cầu.
2. Hộp số xe điện một cấp
2.1. Hộp số xe điện một cấp là gì?
Đa số các loại xe điện sẽ sử dụng hộp số một cấp thay cho các hộp số đa cấp. Hộp số xe điện một cấp số (single speed transmission) là hộp số chỉ có một cặp bánh răng, có khả năng tối ưu lực kéo để xe đạt tốc độ vận hành tối đa.
2.2. Cấu tạo
Xe điện có đặc tính khác với các dòng xe xăng (dầu diesel): Ở các dòng xe dùng động cơ đốt trong, dải vòng tua động cơ hạn chế ở mức khoảng 4.000-6000 vòng/phút. Vì vậy để đồng bộ giữa lực kéo và tốc độ, xe dùng động cơ đốt trong cần tới hộp số để thay đổi các tỉ số truyền. Còn với xe dùng động cơ điện, mô tơ có thể đạt đến tốc độ quay 20.000 vòng/phút.
Ngoài ra, mô tơ điện còn có thể sinh ra mô-men xoắn tối đa ngay khi người lái vừa nhấp bàn đạp ga từ trạng thái đứng yên. Vì vậy, xe điện chỉ cần cơ cấu các bánh răng với một tỷ số truyền duy nhất (1 cấp) để đảm bảo truyền động đúng ý người điều khiển. Và hộp số xe điện một cấp số là hộp số chỉ có một cặp bánh răng nhằm đảm bảo duy trì tỷ số truyền này mà vẫn giúp xe hoạt động tốt.
2.3. Nguyên lý hoạt động
Khi động cơ điện sinh công suất và momen xoắn mở một mức nhất quán, với bất kỳ dải vòng tua nào, người điều khiển xe điện cũng có thể tăng hoặc giảm tốc dễ dàng mà không cần phụ thuộc đến hộp số hay tỷ số truyền động. Vì vậy, động cơ điện chỉ cần hộp số xe điện một cấp, với cơ chế hoạt động tương tự hộp số tự động ở các dòng xe dùng động cơ đốt trong hiện nay.
2.4. Ưu - nhược điểm của hộp số xe điện một cấp
Về ưu điểm hộp số xe điện một cấp
Về cơ bản, người dùng xe điện chỉ cần thao tác thông qua các nút chức năng đơn giản. Khi bấm nút, chiếc xe điện sẽ ngay lập tức thiết lập các cài đặt mô phỏng giống với lúc người điều khiển sử dụng hộp số tự động ở xe động cơ đốt trong.
Các nút bấm cho phép người dùng lựa chọn cái tính năng như D đưa xe tiến về phía trước, R khi đưa xe lùi, và N trung gian khi dừng xe. Cũng có một số các thiết lập khác để thay đổi chế độ lái (như chế độ Eco hay Sport). Nhưng trên thực tế, các tính năng này không làm thay đổi cách vận hành của hộp số xe điện mà chỉ đơn giản là mang lại những cảm giác khác nhau.
Cũng chính vì vậy, khi điều khiển xe đột ngột tăng và giảm tốc, người dùng sẽ không cảm nhận được sự chuyển số, chiếc xe sẽ lập tức tăng tốc hoặc giảm tốc mà không gặp phải hiện tượng giật cục.
Nhược điểm hộp số xe điện một cấp
Hộp số xe điện một cấp trên xe điện có thể được nâng cấp thành hộp số nhiều cấp hơn. Hiện nay, một số dòng xe đua điện đã trang bị hộp số xe điện hai cấp, ba cấp giúp chiếc xe đẩy nhanh gia tốc ở tốc độ thấp đồng thời cải thiện mức tiêu hao năng lượng ở tốc độ cao bằng cách hạ thấp tốc độ quay của mô tơ.
Tóm lại, hộp số bán tự động và hộp số xe điện một cấp là hai loại hộp số không quá phổ biến và không được nhiều người biết đến. Nắm rõ hộp số bán tự động và hộp số một cấp đặc điểm gì, cũng như ưu nhược điểm của mỗi loại giúp người dùng có sự đánh giá và lựa chọn hợp lý nhất.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc ô tô điện VF e34, VF 8, VF 9 để trải nghiệm những mẫu ô tô điện mới nhất với nhiều ưu đãi hấp dẫn của VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>> Tìm hiểu thêm: