Hộ kinh doanh là gì? Quy định cần biết về hộ kinh doanh

Rất nhiều người hiện nay lựa chọn thành lập hộ kinh doanh thay vì công ty bởi thủ tục dễ dàng, nhanh chóng, số vốn bỏ ra không quá lớn và không có nhu cầu hoạt động trên nhiều ngành nghề. Mỗi người muốn thành lập hộ kinh doanh nên nắm được các thông tin cơ bản của hình thức này.

1. Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm của hộ kinh doanh

Hiện tại, pháp luật chưa có định nghĩa chính xác về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, theo khoản 1 điều 79 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định như sau:

Hộ kinh doanh được đăng ký thành lập bởi một cá nhân riêng lẻ hoặc các thành viên trong gia đình và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh đó. Nếu các thành viên trong hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh sẽ là cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được những thành viên trong hộ gia đình ủy quyền làm đại diện.

Như vậy, hộ kinh doanh là mô hình do một cá nhân hay một nhóm người, bao gồm những cá nhân là công dân Việt Nam có đủ độ tuổi và có khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình hay một hộ gia đình thành lập. Hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký kinh doanh với quy mô ít hơn 10 người lao động và phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình.

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Một vài đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân, cá nhân hay hộ gia đình đều có quyền đăng ký hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải chuyển đổi sang đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất. Tuy nhiên, cá nhân vẫn có thể mua cổ phần và góp vốn trong doanh nghiệp khác với tư cách cá nhân. Cá nhân góp vốn hoặc tự thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời làm chủ của doanh nghiệp tư nhân hay trở thành thành viên hợp danh của loại hình công ty hợp danh, ngoại trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Quy định về hộ kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh bao gồm:

  • Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh
  • Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh khi các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Đối tượng có quyền được thành lập hộ kinh doanh: Theo quy định pháp luật về việc đăng ký thành lập công ty hoặc doanh nghiệp, đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh gồm:

  • Cá nhân là công dân Việt Nam có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Hộ gia đình.

Lưu ý: Cá nhân, thành viên trong hộ gia đình hoặc thành viên trong một nhóm tổ chức quản lý chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trên toàn quốc và có quyền góp vốn cổ phần. Tuy nhiên, cá nhân đứng tên hộ kinh doanh không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh, trừ khi có sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Hộ kinh doanh được thành lập bởi hộ gia đình hoặc cá nhân
Hộ kinh doanh được thành lập bởi hộ gia đình hoặc cá nhân

Quy định pháp luật về địa điểm hoạt động của hộ kinh doanh

Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa điểm hoạt động của hộ kinh doanh được xác định như sau:

  • Địa điểm nơi hộ kinh doanh thực hiện các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
  • Một hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm, nhưng phải thông báo cho các cơ quan quản lý thị trường và cơ quan quản lý thuế tại các nơi hoạt động, đồng thời chọn một địa điểm để đăng ký làm trụ sở chính.

3. Hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không theo quy định?

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh có tên gọi, địa điểm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh nhưng vẫn không được xem là doanh nghiệp vì:

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hộ kinh doanh không được coi là một thực thể độc lập. Mô hình này không có con dấu, không cần vốn pháp định, áp dụng chế độ thuế khoán, không phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, không lập báo cáo tài chính cho cơ quan thuế và không ký kết các hợp đồng kinh tế. Ngược lại, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về số vốn, chế độ thuế, con dấu doanh nghiệp và được phép ký kết các hợp đồng kinh tế.

Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp
Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp

Hộ kinh doanh không phải là một chủ thể pháp lý: Các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh mới là chủ thể pháp lý. Hộ kinh doanh chỉ là cách gọi chung cho nhóm cá nhân kinh doanh với trách nhiệm vô hạn.

Hộ kinh doanh là cá nhân kinh doanh và thu nhập tính theo thu nhập cá nhân của người đứng tên hộ kinh doanh: Những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nghề làm muối hoặc những người làm nghề bán hàng có thu nhập thấp sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

4. Những câu hỏi liên quan về hộ kinh doanh

4.1. Có nên đăng ký mô hình hộ kinh doanh không?

Hiện nay, hộ kinh doanh là mô hình khá phổ biến tại Việt Nam vì tính đơn giản, linh hoạt và phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn một số hạn chế và rủi ro trong quá trình kinh doanh như sau:

Giới hạn về vai trò: Cá nhân đã thành lập và tham gia góp vốn vào hộ kinh doanh không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của các công ty hợp danh, trừ trường hợp có sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Trách nhiệm vô hạn: Cá nhân, nhóm người hoặc tất cả thành viên trong hộ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ thuế và các khoản nợ.

Giới hạn số lượng: Mỗi cá nhân, nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh duy nhất. Khi đã có hộ kinh doanh, cá nhân và nhóm cá nhân không thể lập thêm cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh thứ hai dưới hình thức hộ kinh doanh.

Hạn chế về hóa đơn: Hạn chế trong việc xuất hóa đơn cho khách hàng.

Vì vậy, trước khi thành lập và đăng ký hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ các hạn chế này để đưa ra phương án giải quyết phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật.

Cần tính toán cẩn thận khi đăng ký hộ kinh doanh
Cần tính toán cẩn thận khi đăng ký hộ kinh doanh

4.2. Đăng ký hộ kinh doanh thành công cần làm gì tiếp theo?

Sau khi đăng ký hộ kinh doanh thành công, cần thực hiện các công việc sau:

  • Kiểm tra lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh để đảm bảo thông tin chính xác.
  • Đăng ký mã số thuế cho hộ kinh doanh ở cơ quan quản lý.
  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu ở cơ quan thuế.
  • Treo biển hiệu hộ kinh doanh tại nơi đăng ký trụ sở chính.

4.3. Quy định về mã số đăng ký hộ kinh doanh là gì?

Mã số đăng ký hộ kinh doanh là dãy số gồm 10 chữ số với cấu trúc như sau:

  • Mã cấp tỉnh bao gồm 02 ký tự bằng số.
  • Mã cấp huyện  bao gồm 01 ký tự bằng chữ cái tiếng Việt.
  • Mã loại hình  bao gồm 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh.
  • Số thứ tự hộ kinh doanh  bao gồm 06 ký tự bằng số, từ 000001 đến 999999.

Mã số này được tạo tự động bởi hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và liên kết với hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi thực hiện đăng ký thành lập. Bạn có thể tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh nếu không nhớ.

4.4. Hình thức hộ kinh doanh đóng thuế như thế nào?

Theo Luật quản lý thuế 2019, hộ kinh doanh phải nộp 3 loại thuế chính:

Thuế môn bài: 300.000đ – 1.000.000đ.

Thuế giá trị gia tăng: 1-5% tùy theo ngành nghề kinh doanh.

Thuế thu nhập cá nhân: 3 – 7% doanh thu kê khai.

Bên cạnh đó, hộ kinh doanh có thể phải nộp những loại thuế khác như thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, ... nếu kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc đối tượng chịu thuế này.

Hộ kinh doanh phải đóng một số loại thuế
Hộ kinh doanh phải đóng một số loại thuế

4.5. Cách chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp theo quy định hiện nay

Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi: Hộ kinh doanh muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh bản chính
  • Bản sao còn thời hạn, hợp lệ của giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  • Điều lệ công ty.
  • Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp theo mẫu quy định.
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH có 2 thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Nếu có thành viên góp vốn bổ sung, cần chuẩn bị: bản sao hợp lệ về bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hay những giấy tờ có giá trị tương đương. 
  • Bản sao còn hiệu lực của CMND/CCCD/hộ chiếu hoặc giấy tờ liên quan của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc cổ đông công ty.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ nếu người đại diện doanh nghiệp không có mặt tại địa phương.
  • Bản sao có hiệu lực của CMND/CCCD/hộ chiếu hoặc các giấy tờ liên quan của người được ủy quyền.

Cách thức nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ, nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp cũng có thể nộp hồ sơ online qua địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn để được xét hồ sơ kịp thời.

Thời gian giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiểm tra hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Thời gian xử lý hồ sơ là từ 02 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

4.6. Quy định về hộ kinh doanh xuất hóa đơn như thế nào?

Hộ kinh doanh muốn xuất hóa đơn cần gửi yêu cầu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế và thực hiện xuất hóa đơn qua phần mềm hóa đơn.

Hộ kinh doanh là mô hình hoạt động được rất nhiều người lựa chọn hiện nay bởi sự tiện lợi, không cần đầu tư quá nhiều, ít nhân công. Nắm được các quy định về hộ kinh doanh giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm tổ chức mô hình kinh doanh này hiệu quả hơn.

Hiện nay, có rất nhiều người thành lập hộ kinh doanh chuyên buôn bán các dòng ô tô, xe máy điện VinFast. Lý do bởi vì các dòng xe điện hiện đại của VinFast có chất lượng tuyệt vời, là biểu tượng của Việt Nam, thân thiện với môi trường, mang đến sự thoải mái cho người dùng. Quý khách hàng có thể truy cập trang chủ của VinFast hoặc liên hệ qua số điện thoại 1900 23 23 89 để được tư vấn chi tiết về xe điện VinFast.

>>> Có thể bạn quan tâm: VinFast tìm nhà phân phối xe máy điện 2024

12/09/2023
Chia sẻ bài viết này