Hệ thống nâng mui chủ động (Active Hood System) trên ô tô

Các tiêu chuẩn an toàn toàn cầu ngày càng trở nên khắt khe, những chiếc ô tô hiện đại ngày càng được phát triển để giảm thiểu thương tích và tổn hại cho những người tham gia giao thông khác. Hệ thống nâng mui chủ động (Active Hood System)là một trong những thiết kế được ra đời với mục đích như vậy.
dat-coc-xe-o-to-dien-vinfast

Hệ thống nâng mui chủ động được trang bị trên ô tô nhằm bảo vệ người đi bộ và người đi xe đạp trong trường hợp xảy ra tai nạn trực diện phía trước xe. Tìm hiểu hệ thống nâng mui chủ động là gì và những công dụng hỗ trợ.

1. Hệ thống nâng mui chủ động là gì?

Mui xe (hay nắp capo ô tô) là bộ phận trước đầu xe, được thiết kế để giảm tiếng ồn của động cơ bằng cách che chắn khoang động cơ, mui xe có thể đóng hoặc mở. Tuy nhiên, phần mui xe được coi là bộ phận gây thương tích nặng cho người đi bộ tại thời điểm xảy ra va chạm. Do đó, hệ thống nâng mui chủ động đã được áp dụng, để đảm bảo có một khoảng không gian có khả năng hấp thụ năng lượng tác động của mui xe và khoang động cơ khi xảy ra tai nạn va chạm với người đi bộ.

hệ thống nâng mui chủ động là gì
Hệ thống nâng mui chủ động là một tính năng an toàn bảo vệ người đi bộ (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ thống nâng mui chủ động (Active Hood System hay Pop-up Hood System) là một tính năng an toàn được trang bị trên ô tô, nhằm phát hiện người đi bộ và xe va chạm trực diện phía trước mui ô tô. Hệ thống sẽ chủ động nâng mui ô tô lên để giảm thiểu chấn thương cho người đi bộ khi va chạm với xe.

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống nâng mui chủ động

Trong hệ thống nâng mui chủ động có cảm biến gắn trên cản trước ô tô. Khi người đi bộ va chạm vào cản trước, cảm biến nhận biết và truyền tín hiệu, bộ điều khiển (ECU) sẽ vận hành cơ cấu truyền động để nâng phần sau của mui xe lên, đảm bảo một không gian giảm sốc giữa mui xe và khoang động cơ.

Cụ thể, một hệ thống mui xe chủ động bao gồm cảm biến xác định người đi bộ, ECU, bản lề mui xe và chốt mui xe. Tại thời điểm bộ điều khiển ECU nhận được tín hiệu từ cảm biến, ECU sẽ điều khiển thiết bị truyền động làm một cụm bản lề được nâng lên, đồng thời, phần cuối phía sau của mui xe (nơi lắp ráp bản lề) cũng được nâng lên khoảng 10cm (tùy hệ thống từng dòng xe), do đó đẩy người đi bộ lên để hấp thụ chấn động của va chạm.

3. Hệ thống nâng mui bảo vệ người đi bộ như thế nào?

3.1. Thực trạng tai nạn của người đi bộ do ô tô

Hơn một triệu người trên thế giới thiệt mạng vì tai nạn đường bộ mỗi năm, và hơn một phần ba trong số đó là người đi bộ (Theo World Bank, 2006). So với những người ngồi trên xe bị thương, người đi bộ bị thương đa dạng hơn dẫn đến tỷ lệ tử vong và mức độ nghiêm trọng của chấn thương cao hơn (Theo nghiên cứu của Brainard). 

Trong một cuộc va chạm giữa ô tô và người đi bộ, đầu tiên cản xe sẽ tiếp xúc với chi dưới, tiếp đó mui xe va vào chi dưới hoặc xương chậu, và cuối cùng, đầu và thân trên chạm vào bề mặt mui xe hoặc kính chắn gió. 

Những tác động như vậy thường dẫn đến chấn thương ở đầu và chi dưới. Trong đó chấn thương đầu là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp tử vong cho người đi bộ (Yoshida và cộng sự 1999; Matsui và cộng sự 1998). Vì vậy, ô tô nên nên thiết kế đảm bảo các khu vực tác động đầu dễ chịu hơn. Điều này đặc biệt quan trọng ở khu vực xung quanh khung kính chắn gió và các bộ phận của mui xe, với ít không gian biến dạng bên dưới (Kuehn, Froeming và Schindler, 2005). Những khu vực này có thể gây ra gãy xương sọ và mặt, ngay cả ở tốc độ thấp (Mizuno và Kajzer, 2000). 

Những tác động như vậy thường dẫn đến chấn thương ở đầu và chi dưới. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chấn thương đầu là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp tử vong cho người đi bộ. Vì vậy, ô tô nên thiết kế đảm bảo các khu vực tác động đầu dễ chịu hơn. Việc thiết kế này đặc biệt quan trọng ở khu vực xung quanh khung kính chắn gió và các bộ phận của mui xe, vì những khu vực này có thể gây ra gãy xương sọ và mặt, ngay cả ở tốc độ thấp.

Như vậy, việc cung cấp đủ khoảng trống giữa mui xe và các thành phần động cơ (với tính chất cứng dễ gây chấn thương) sẽ cho phép giảm áp lực va chạm cho người đi bộ. Về mặt khí động học, đây là một thách thức đối với các nhà sản xuất xe và do đó, giải pháp thay thế - hệ thống nâng mui chủ động, đã được đề xuất.

3.2. Active Hood System giúp bảo vệ người đi bộ

Hệ thống Active Hood System này sẽ chỉ nâng mui xe (tạo khoảng trống giữa mui và các bộ phận của động cơ) trong trường hợp có va chạm. Nghĩa là mui xe vẫn duy trì hình dạng truyền thống trong quá trình vận hành bình thường của xe, không ảnh hưởng đến khí động học.

Vai trò chính của hệ thống là hấp thụ xung lực thường truyền cho người đi bộ, giúp giảm đáng kể chấn thương đầu của người đi bộ, vốn là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp tử vong.

hệ thống nâng mui bảo vệ người đi bộ
Giải pháp hệ thống nâng mui bảo vệ người đi bộ vẫn đảm bảo khí động học trong thiết kế ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

Nagatomi và cộng sự (2005) đã sử dụng mô hình mô phỏng của một cơ thể giả để đánh giá hệ thống nâng mui chủ động và báo cáo hệ thống này giúp giảm 30% giá trị Tiêu chí Thương tật Đầu (HIC - Head Injury Criteria), nghiên cứu của Fredriksson và cộng sự (2001) báo cáo giảm giá trị HIC từ 18-90%, tùy thuộc vào điểm kiểm tra. Nói chung, các tỷ lệ này nên được coi là các giá trị gần đúng, chứ không phải là một ngưỡng chính xác để đo mức độ bảo vệ của hệ thống nâng mui chủ động với người bị va chạm.

Vào 2005, một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình mô phỏng của một cơ thể giả để đánh giá hệ thống nâng mui chủ động và báo cáo hệ thống này giúp giảm 30% giá trị Tiêu chí Thương tật Đầu (HIC - Head Injury Criteria). Một số nghiên cứu khác vào năm 2001 báo cáo giảm giá trị HIC từ 18-90%, tùy thuộc vào tiêu chí kiểm tra. Nói chung, các tỷ lệ này nên được coi là các giá trị gần đúng, chứ không phải là một ngưỡng chính xác để đo mức độ bảo vệ của hệ thống nâng mui chủ động với người bị va chạm.

4. Những lưu ý khi sử dụng xe có tính năng Pop-up Hood System

Khi sử dụng ô tô có tính năng Pop-up Hood System, người dùng cần lưu ý:

  • Trong quá trình sử dụng, cần chắc chắn mui xe đã đóng hoàn toàn trước khi lái để đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường.
  • Không tự sửa chữa hệ thống dây điện, hệ thống nâng mui chủ động và không thay thế các bộ phận cản trước, nắp mui xe, hệ thống treo,... để tránh trường hợp không tương thích khiến hệ thống lỗi.
  • Nếu có vật gì đó va vào khu vực xung quanh cản trước, cảm biến có thể bị hỏng ngay khiến hệ thống không được kích hoạt.
  • Sau khi đã bật lên, người dùng không thể tự khôi phục về tình trạng ban đầu. Lúc này, người lái không được lái xe vì mui xe có thể cản trở tầm nhìn gây nguy hiểm. Cách xử lý tốt nhất là đem đến trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa để các chuyên gia thiết lập lại.
pop-up hood system
Các lưu ý để đảm bảo Pop-up Hood System hoạt động bình thường (Nguồn: Sưu tầm)

Tóm lại, hệ thống nâng mui chủ động là một ứng dụng công nghệ nhằm giảm thiểu thương tích cá nhân cho người va chạm với đầu xe ô tô. Hệ thống đã được thử nghiệm và đưa đến kết quả tích cực, và hiện là một trong các tiêu chuẩn về tính năng An toàn cho người đi bộ.

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt mua VF e34 hoặc đặt cọc VF 8 và VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng đã nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.

Để có thêm thông hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ của VinFast vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>>> Tìm hiểu thêm: 

30/08/2022
Chia sẻ bài viết này