Cầu chì ô tô: ý nghĩa ký hiệu, các bước kiểm tra và thay mới
Cầu chì ô tô được phát minh vào năm 1976 bởi nhà khoa học Littlefuse nhưng đến năm 1980, thiết bị này mới được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện giao thông.
Cầu chì ô tô có chức năng bảo vệ các chi tiết sử dụng điện, tránh cháy nổ, hư hỏng. Do đó, thiết bị này được ví như “vệ sĩ” không thể thiếu trên mỗi chiếc xe. Bảng cầu chì xe ô tô được thể hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu mang tính kỹ thuật riêng, người dùng phải hiểu được nội dung ký hiệu để giải quyết được những sự cố xảy ra.
1. Tìm hiểu các loại cầu chì ô tô
Tùy thuộc vào kích cỡ, thiết kế, cấu hình mà cầu chì ô tô được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Trên mỗi dòng xe, nhà sản xuất sẽ sử dụng một loại cầu chì riêng sao cho phù hợp với mục đích sử dụng và nhu cầu vận hành.
1.1. Cầu chì ô tô nằm ở đâu?
Cầu chì tổng ô tô thường nằm ở dưới nắp capo hoặc bảng taplo, chủ xe có thể dễ dàng quan sát, kiểm tra bộ phận này khi xảy ra sự cố. Cầu chì được kết nối với dây để hấp thụ dòng điện khi bị quá tải đột ngột nhằm bảo vệ sự an toàn cho các chi tiết của động cơ trong quá trình vận hành.
1.2. Phân loại cầu chì ô tô
Muốn nhận biết loại cầu chì được trang bị trên xe, chủ xe có thể kiểm tra thông tin trên hộp cầu chì. Hiện nay, các loại trên thị trường có hai loại cầu chì ô tô phổ biến là cầu chì lưỡi dao, cầu chì ống thủy tinh.
Cầu chì lưỡi dao xuất hiện nhiều trên các dòng xe được sản xuất từ năm 1986. Cầu chì lưỡi dao được làm từ nhựa, thiết kế nhỏ với hai gạch trên thân đặc trưng. Loại cầu chì này có 4 kích thước bao gồm: Micro, Mini (APM, ATM), Standard (APR, ATC, ATO) và Maxi (APX). Sự đa dạng này giúp cầu chì lưỡi dao có thể phù hợp với nhiều dòng xe khác nhau.
- Micro: là loại cầu chì lưỡi có kích thước nhỏ nhất, đi kèm với hai ngạnh micro 2 và ba ngạnh micro 3.
- Standard (APR, ATC, ATO): có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhiều dòng xe. Đây cũng là loại cầu chì được sử dụng phổ biến trong hầu hết các dòng xe hơi và xe tải hiện nay.
- Mini (APM, ATM): có kích thước lớn hơn cầu chì Standard, cấu hình thấp, thiết kế nhỏ gọn.
- Maxi (APX): có cường độ dòng điện cao hơn những loại cầu chì trên nên thường được trang bị trên các loại xe hạng nặng.
Cầu chì ống thủy tinh xuất hiện khá nhiều trên các dòng xe của Mỹ trước đây. Cấu tạo của nó này gồm dây chì được bọc trong ống thủy tinh để bảo vệ cầu chì trước bụi bẩn và hỗn hợp nhiên liệu bên trong động cơ. Hiện nay, cầu chì ống thủy tinh thường được sử dụng để bảo vệ các thiết bị có điện áp cao như động cơ ô tô, điều hòa, bơm dầu...
Cầu chì ống thủy tinh có hai loại:
- Loại D có cấu tạo gồm ống thủy tinh ở giữa được giới hạn bởi hai đầu kim loại và một dây chì bên trong.
- Cầu chì ống thủy tinh loại liên kết hoặc HRC được làm bằng chất liệu sứ, bạc hoặc gốm, phần ống cầu chì làm từ cát silic. Điểm đặc biệt nhất của loại cầu chì này là cho phép dòng điện chạy qua dưới mức tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện nay chúng không được sử dụng phổ biến do cấu tạo phức tạp và không phù hợp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp ô tô hiện nay.
Hiện nay, cầu chì được sử dụng trên ô tô, xe tải, xe bus và xe thể thao thường có điện áp từ 32V đến 80V với định mức ampe từ 0,5A đến 500A.
2. Tìm hiểu ký hiệu trên hộp cầu chì ô tô
Không ít người tỏ ra bối rối khi nhìn vào bảng cầu chì với nhiều ký hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ và đọc được các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô, người dùng sẽ dễ dàng “bắt bệnh” cho cầu chì ô tô khi gặp các vấn đề hư hỏng.
Những ký hiệu cầu chì ô tô đều theo quy ước Quốc tế, được áp dụng với tất cả các dòng xe lưu hành trên toàn cầu. Dưới đây là bảng “giải mã” các ký hiệu trên hộp cầu chì ô tô:
3. Các bước kiểm tra cầu chì xe ô tô an toàn
Các chuyên gia ô tô khuyến cáo khi động cơ có vấn đề, chủ xe cần kiểm tra cầu chì ô tô đầu tiên, vì bộ phận này có ảnh hưởng đến hệ thống điện trên ô tô.
Các bước cách kiểm tra cầu chì như sau:
- Bước 1: Mở hộp cầu chì ô tô và dựa vào sơ đồ bố trí tìm cầu chì nghi ngờ hỏng
- Bước 2: Đặt thiết bị kiểm tra vào điểm nối giữa cầu chì và bảng mạch điện. Nếu đèn phát sáng có nghĩa cầu chì bình thường và ngược lại nếu đèn không sáng có nghĩa là cầu chì đã hỏng
- Bước 3: Đặt tiếp thiết bị kiểm tra vào hai bên đỉnh cầu chì, nếu sáng có nghĩa cầu chì vẫn bình thường và ngược lại.
3.1. Kinh nghiệm kiểm tra cầu chì ô tô
Trước hết, chủ xe có thể kiểm tra từng chi tiết của cầu chì bằng mắt thường. Nhưng để “bắt bệnh” chính xác đòi hỏi người dùng phải có sự am hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đọc được các ký hiệu của cầu chì.
Có một cách kiểm tra tình trạng cầu chì đơn giản và chính xác hơn nhờ vào đèn kiểm tra mạch chuyên dụng. Đây cũng là cách dễ dàng nhất và khá phổ biến, được nhiều lái xe sử dụng hiện nay.
Các bước thay thế cầu chì xe ô tô
Sau khi kiểm tra sơ bộ cầu chì ô tô, tuỳ vào mức độ hư hỏng mà chủ xe cần có phương án xử lý, thay thế kịp thời.
- Bước 1: Xác định vị trí cầu chì, dùng tay mở hộp cầu chì để kiểm tra, thay thế nếu cần. Khi thực hiện bước này cần lưu ý ngắt toàn bộ nguồn điện để đảm bảo an toàn.
- Bước 2: Tìm cầu chì bị hỏng, dùng kẹp nhỏ khéo léo gắp cầu chì hỏng ra khỏi bảng điều khiển.
- Bước 3: Kiểm tra con số bên dưới hoặc bên cạnh cầu chì hỏng để biết cường độ dòng diện tối đa. Lựa chọn cầu chì mới có dòng điện tương đương để thay thế. Sau khi hoàn tất, chủ xe khởi động xe và kiểm tra lại hệ thống.
Cầu chì ô tô đóng vai trò quan trọng mang lại sự an toàn cho động cơ, hệ thống điện trên xe và đảm bảo quá trình vận hành mượt mà, êm ái. Cầu chì ô tô bao gồm nhiều chi tiết nhỏ, việc thay thế đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu, tỉ mỉ. Vì vậy, khi hỏng hóc việc thay cầu chì nên được thực hiện tại trung tâm bảo hành, gara uy tín để đảm bảo tính chính xác trong thao tác và an toàn khi vận hành.
Truy cập website vinfastauto.com để tìm hiểu thêm về các dòng xe ô tô điện mới và hiện đại như VinFast VF e34, VF8, VF9 quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Xem thêm:
- Dấu hiệu nhận biết lỗi hệ thống điện trên ô tô và cách xử lý
- Các đèn báo lỗi trên xe ô tô thường gặp
- 12 dấu hiệu nhận biết lỗi động cơ ô tô phổ biến và cách xử lý