Doanh số ô tô điện toàn cầu tăng mạnh vào năm 2020 - 2021 nói lên điều gì?
Thời đại của xe điện đã đến khi doanh số ô tô điện toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục trong giai đoạn từ năm 2020 - 2021. Đây là dấu hiệu cho thấy thế giới đang bước vào kỷ nguyên điện hóa để xây dựng cuộc sống xanh.
Doanh số ô tô điện toàn cầu liên tục tăng trưởng ngoạn mục
Bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, thị trường xe điện thế giới vẫn tạo nên “cơn sốt” khi doanh số tiếp tục gia tăng.
>>> Tìm hiểu thêm: Thị trường xe điện thế giới có chịu tác động của Covid 19?
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, năm 2020, doanh số bán ô tô điện đạt khoảng 3,24 triệu chiếc (tăng 41% so với năm 2019), nguồn cung đạt 10 triệu chiếc và thị phần xe điện toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 4,6%. Trong số đó, châu Âu có 1,4 triệu lượt đăng ký xe điện mới vào năm 2020, tiếp theo là Trung Quốc (1,2 triệu lượt) và Hoa Kỳ (295.000 lượt).
Ngành công nghiệp ô tô điện được dự báo sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2021. Theo dữ liệu từ JATO ( nhà cung cấp thông tin kinh doanh ô tô toàn cầu có trụ sở tại Anh), vào quý I năm 2021, doanh số bán ô tô điện tại 45 quốc gia châu Âu đạt 727.000 chiếc (tăng 142% so với ba tháng đầu năm 2020).
>>> Tìm hiểu thêm: Một triệu chiếc ô tô vận tải điện trên đường phố châu Âu nửa đầu năm 2021
Doanh số ô tô điện toàn cầu tăng mạnh trong năm 2020 - 2021 nói lên điều gì?
Thị trường xe điện toàn cầu có nhiều đột phá trong giai đoạn từ năm 2020 - 2021. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành công nghiệp ô tô điện đang bước vào thời kỳ bùng nổ và thống trị.
Thời của ô tô điện đến sớm hơn dự kiến
Hiện nay, Chính phủ các nước đang đưa ra nhiều chính sách đẩy mạnh sản xuất xe điện để giảm lượng phát thải carbon gây hiệu ứng nhà kính. Do đó, những “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp xe hơi như: Toyota, Volkswagen, Nissan, Renault,... đang gấp rút nghiên cứu, phát triển các linh kiện, nguồn năng lượng và công nghệ để bắt kịp xu hướng chuyển dịch của thị trường toàn cầu. Sự quyết liệt này của Chính phủ các nước và nhà sản xuất sẽ tạo điều kiện để ô tô điện sớm phủ sóng rộng rãi trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Trước những “cú hích” của thế giới, Deloitte đã dự báo quy mô thị trường xe điện trong 10 năm tới sẽ tiếp tục mở rộng và tăng trưởng. Doanh số ô tô điện toàn cầu có thể đạt 31,1 triệu xe, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 29% vào năm 2030. Các dòng xe chạy điện sẽ sớm thống lĩnh thị trường khi có hàng loạt lợi thế như: giá pin giảm nhanh hơn so với dự kiến, công nghệ phát triển mạnh, hệ thống trạm sạc được xây dựng dày đặc, Chính phủ các nước có nhiều chính sách ưu đãi hào phóng hơn với xe điện,...
Xe động cơ đốt trong sẽ hết thời vào năm 2030
Nhiều quốc gia tại châu Âu (Anh, Na Uy, Hà Lan, Đức...) và Mỹ đã đề xuất kế hoạch hạn chế phương tiện động cơ đốt trong để giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Cụ thể như sau:
Ngày 17/7/2021, Liên minh châu Âu đã đề xuất lệnh cấm có hiệu lực đối với việc bán ô tô chạy bằng xăng, dầu từ năm 2035. Động thái này nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang xe điện không phát thải. Cơ quan điều hành EU - Uỷ ban châu Âu cũng đề xuất cắt giảm 100% lượng khí thải CO2 vào năm 2035. Trước tuyên bố của EU, một số nước thành viên liên tiếp có phương án riêng về vấn đề này.
Vương quốc Anh cũng đề xuất lệnh cấm bán các phương tiện có nguy cơ gây ô nhiễm vào năm 2035 và cam kết đạt mục tiêu không phát thải vào năm 2050. Đức đưa ra kế hoạch cắt giảm 55% lượng khí thải vào cuối năm 2030 và 95% vào cuối năm 2050.
Tại Bắc Mỹ, Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố cắt giảm từ 50 - 52% lượng phát thải vào năm 2030. Bang California sẽ cấm bán các loại xe du lịch và xe tải chạy bằng xăng từ năm 2035.
Một số quốc gia châu Á hiện cũng đã có ý định hạn chế xe động cơ đốt trong và chú trọng phổ cập ô tô điện vào năm 2030 để sớm đạt mục tiêu điện hóa, nhằm điều hòa khí hậu và giảm ô nhiễm môi trường.
Không chỉ ô tô điện cá nhân, xe công cộng cũng sẽ được “điện hóa”
Với mục tiêu xây dựng cuộc sống xanh, môi trường không phát thải thì xu thế điện hóa trên toàn cầu sẽ không chỉ dừng lại ở ô tô cá nhân mà còn chuyển dịch sang các phương tiện công cộng.
Hơn thế nữa, sau đại dịch, nhu cầu đi chung xe trên toàn cầu sẽ bắt đầu gia tăng trở lại. Điều này đòi hỏi các hãng taxi, xe du lịch, xe bus phải chuyển đổi sang các loại phương tiện công cộng chạy điện. Ngoài ra, các loại xe phục vụ cho xây dựng như xe tải, xe cẩu cũng cần được chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Hiện nay, Việt Nam đã thành công phát triển xe điện công cộng đầu tiên mang tên VinBus thuộc Tập đoàn VinGroup. Đây là dòng xe buýt điện thông minh và an toàn nhờ được trang bị những tính năng tiên tiến, hiện đại như: nâng hạ thân xe, cổng sạc USB tiện lợi, thanh toán vé bằng thẻ hoặc Napas, theo dõi tuyến đường thông qua ứng dụng,... Sự ra đời của VinBus là “bằng chứng sống” cho tiềm năng phát triển của xe điện công cộng tại thị trường Việt Nam.
Việc chuyển đổi xe điện sẽ giúp giải quyết bài toán giao thông và ô nhiễm không khí trên thế giới. Đồng thời, các vấn đề khác như tiết kiệm nhiên liệu, chi phí,... cũng sẽ được xử lý triệt để.
Doanh số ô tô điện tiếp tục tăng là tín hiệu đáng mừng cho những nỗ lực cải thiện chất lượng không khí, đảm bảo môi trường sống trong lành cho thế hệ hôm nay và tương lai của chúng ta.
Tham khảo thông tin và đặt cọc để sở hữu mẫu ô tô điện đầu tiên của Việt Nam VinFast VF e34! Khách hàng cũng có thể gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết!