Nguyên nhân gây ra các dấu hiệu stress khi lái xe và cách giải tỏa

Những dấu hiệu stress khi lái xe nếu không khắc phục kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người lái và những hành khách trên xe. Vậy đâu là cách giải tỏa căng thẳng khi lái xe ô tô hiệu quả?
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Lo lắng, bất an là một trong những dấu hiệu stress khi lái xe. Người điều khiển xe cần khắc phục những căng thẳng trong quá trình điều khiển xe để tham gia giao thông an toàn.

1. Những dấu hiệu stress khi lái xe 

Các triệu chứng stress khi điều khiển xe ô tô rất dễ để nhận ra, có thể biểu hiện qua sự lo lắng nhỏ khi lấy chìa khoá xe, đến việc cảm thấy sợ hãi khi phải lái xe trên đường cao tốc hoặc nặng hơn đó là cơn hoảng loạn ngay cả khi chỉ nghĩ đến việc phải lái xe. 

Các dấu hiệu stress khi lái xe bao gồm: 

  • Tim đập nhanh, toàn thân run rẩy. 
  • Đổ quá nhiều mồ hôi. 
  • Đau tức ngực, cảm thấy khó thở.
  • Hoang mang, lo lắng khi nghĩ đến việc phải lái xe ô tô. 
Stress khi lái xe ô tô có thể dẫn đến nhiều huệ lụy khôn lường 
Căng thẳng khi lái xe ô tô phải làm sao? (Nguồn: Sưu tầm)
  • Khô miệng 
  • Cảm thấy mệt mỏi trong hoặc sau chuyến đi. 
  • Dễ bị phân tâm, khó tập trung khi điều khiển xe ô tô. 
  • Cáu kỉnh với những người xung quanh, trường hợp nặng hơn có thể mất kiểm soát hoặc nóng giận. 
  • Cảm thấy căng thẳng, xuất hiện các biểu hiện đau mỏi vai gáy khi lái xe ô tô. 

2. Nguyên nhân dẫn đến stress khi lái xe 

  • Lượng đường trong máu thấp: Hạ đường huyết là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng stress khi điều khiển xe ô tô. Điều này có thể do đói hoặc thực đơn mà người lái vừa ăn không đủ lượng đường cần thiết. 
  • Tắc đường: Tình trạng giao thông tắc nghẽn có thể gây căng thẳng cho những người tham gia giao thông. Đối với thời tiết nắng nóng, việc ngồi trong xe quá lâu mà không thể di chuyển dễ dẫn đến những lối suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát và cáu gắt. 
  • Phanh gấp vì nhiều lý do khác nhau: Đối với một người lái chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều khiển xe ô tô, thì việc phải phanh gấp vì các nguyên do khác nhau dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý khi lái xe. 
Nguyên do gây ra tình trạng căng thẳng khi điều khiển xe 
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress khi lái xe (Nguồn: Sưu tầm)
  • Bị áp lực phải lái nhanh hơn bởi các phương tiện đi sau: Dù luôn tuân thủ đúng luật giao thông, di chuyển với tốc độ ổn định, người lái vẫn khó tránh được các tình huống xe phía sau luôn cắt ngang để chen vào khoảng trống trước đầu xe hoặc nháy đèn liên tục yêu cầu nhường đường. Điều này dễ gây ra các dấu hiệu stress khi lái xe, đặc biệt là đối với những người lái chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thông. 
  • Không thông thạo đường: Nếu đang gấp mà đi lạc sẽ khiến người lái càng cảm thấy căng thẳng hơn khi điều khiển phương tiện. 
  • Ám ảnh tâm lý bởi những vụ va chạm giao thông trước đó: Nguyên nhân rõ ràng nhất dẫn đến các dấu hiệu stress khi lái xe của người điều khiển là bị ảnh hưởng tâm lý bởi những cuộc va chạm xảy ra gần đây. Điều này gây ra các phản ứng lo âu như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn căng thẳng cấp tính, rối loạn điều chỉnh và ám ảnh,...
  • Bị người xung quanh làm mất tập trung.
  • Lái xe trong điều kiện thời tiết bất lợi: Điều khiển phương tiện dưới thời tiết xấu như tuyết, sương mù, mưa lũ,... có thể gây ra những nỗi sợ vô hình cho người lái mới. 
Tắc nghẽn giao thông là 1 trong những nguyên nhân gây căng thẳng khi lái xe
Nguyên nhân gây stress khi lái xe là do ùn tắc giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress khi lái xe, các triệu chứng này có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc kéo dài xuyên suốt quá trình điều khiển xe. Nhiều chủ xe bị ám ảnh đến mức phải dừng việc lái xe trong suốt một thời gian dài. 

>>>Tìm hiểu thêm: Thông tin chi tiết người bị bệnh gì không được lái xe ô tô

2. Cách giải tỏa căng thẳng khi lái xe ô tô 

Tình trạng stress kéo dài khi lái xe có nguy cơ gây ra những căn bệnh về tâm lý. Ngoài ra, điều khiển phương tiện di chuyển trên đường với tâm trạng lo lắng, sợ hãi dễ xảy ra những cuộc va chạm không đáng có. Vậy căng thẳng khi lái xe ô tô phải làm sao? 

  • Hít thở sâu: Khi có dấu hiệu stress khi lái xe, chủ phương tiện nên dừng xe lại, nhắm mắt và hít thở thật sâu bằng mũi, sau đó hãy thở ra bằng miệng. Lặp lại thao tác đó vài lần giúp bình tĩnh hơn, làm dịu cơ thể và cả tâm trí.  
  • Điều chỉnh vị trí: Cách giải tỏa căng thẳng khi lái xe ô tô hiệu quả đó là điều chỉnh lại tư thế ngồi để bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Hãy thử thả lỏng cơ thể, hơi ngả người về phía sau hoặc giãn cơ để dễ chịu hơn. Khi đó, những nỗi sợ vô hình khi phải điều khiển xe cũng dần tan biến.
  • Nghe nhạc: Âm nhạc cũng là một trong những giải pháp giúp giảm căng thẳng hữu hiệu. Ngay cả khi không cảm thấy bất cứ dấu hiệu stress khi lái xe, người điều khiển xe cũng nên nghe nhạc để giúp ổn định huyết áp, bình tâm hơn.
Các phương pháp giúp giảm stress khi lái xe 
Những cách giải tỏa căng thẳng khi lái xe ô tô hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
  • Ăn uống đầy đủ: Ăn ngon và no có thể giúp tâm trạng của mỗi người trở nên tốt hơn. Do đó, ăn uống đầy đủ trước khi lái xe giúp giảm thiểu nỗi lo lắng, bất an của những người lái mới. Tuy nhiên, cần tránh các thực phẩm có nhiều đường đơn như nước ngọt, bánh kẹo,... bởi chúng có thể làm hạ đường huyết, gây ra tình trạng hoảng sợ, căng thẳng kéo dài. 
  • Kiểm soát cảm xúc: Thay vì lo lắng vì chuyến đi sắp tới, người lái nên trấn an và tin tưởng về khả năng điều khiển xe. Đồng thời, người lái cần học cách kiểm soát cảm xúc bằng cách nghĩ tới những điều tốt đẹp, nói những điều tích cực thay vì có những suy nghĩ đáng sợ và tiêu cực. 
  • Tìm kiếm sự trợ giúp: Nếu những dấu hiệu stress khi lái xe đã phát triển thành hội chứng sợ lái xe, thì người lái hãy tìm đến sự giúp đỡ bác sĩ tâm lý. Những chuyên gia có thể tìm ra nguyên nhân gây ra những nỗi lo âu khi điều khiển xe, sau đó kê đơn thuốc hoặc đưa ra một chương trình trị liệu phù hợp với tình trạng mà người lái đang gặp phải. 

Trên thực tế, có không ít người điều khiển xe đã phải trải qua tâm lý căng thẳng, khó chịu khi phải lái xe. Tìm ra nguyên nhân dẫn đến stress khi lái xe giúp các chủ phương tiện tự tin hơn khi phải vận hành xe lưu thông trên đường, đảm bảo an toàn cho bản thân họ và những người xung quanh. 

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh có thể tham khảo thêm thông tin về VF e34, VF 8, VF 9 để đặt mua và trải nghiệm những mẫu ô tô điện mới nhất với nhiều ưu đãi hấp dẫn của VinFast.

Để biết thêm thông tin về sự kiện lái thử xe ô tô điện VinFast, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Tìm hiểu thêm: 

28/08/2022
Chia sẻ bài viết này