Các dấu hiệu hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề và cách xử lý

Vì mọi bộ phận trên ô tô đều được điều khiển bởi các hệ thống công tắc khác nhau, nên có thể nói đây là thiết bị không thể thiếu trên xe. Do đó, người lái cần tìm hiểu những dấu hiệu hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề để xử lý kịp thời những hư hỏng, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và có hành trình di chuyển an toàn.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Hầu hết các dòng xe ô tô đều được trang bị các hệ thống công tắc với chức năng riêng biệt. Mỗi 1 công tắc sẽ hỗ trợ kiểm soát các bộ phận của phương tiện, giúp xe vận hành hiệu quả. Theo thời gian, công tắc có thể sẽ gặp trục trặc trong quá trình sử dụng. Chủ xe cần nắm rõ các dấu hiệu hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề và có những biện pháp xử lý phù hợp.

1.Dấu hiệu hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề

Hệ thống công tắc được lắp đặt trên ô tô đóng vai trò vận hành các bộ phận khác nhau của xe. Một số công tắc được sử dụng phổ biến nhất trên mỗi phương tiện:  

  • Công tắc khóa cửa điện
  • Công tắc cửa sổ
  • Công tắc đèn pha
  • Công tắc khởi động xe bằng nút bấm
  • Công tắc điều khiển hành trình

Sau thời gian dài được sử dụng, 1 trong số các hệ thống công tắc trên ô tô có thể sẽ gặp trục trặc. Để giảm thiểu tối đa chi phí sửa chữa, người lái nên xử lý kịp thời khi phát hiện thiết bị này có dấu hiệu bị hỏng hóc. Ngoài ra, 1 số công tắc còn liên quan trực tiếp đến hệ thống an toàn của xe. Do đó, nắm rõ những dấu hiệu hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề còn giúp quá trình tham gia giao thông diễn ra thật suôn sẻ. 

Một số triệu chứng cho thấy có sự cố xảy ra với hệ thống công tắc hoặc các bộ phận.

1.1 Công tắc ngừng hoạt động 1 phần 

Đôi khi, công tắc gặp tình trạng hỏng hóc có thể ngừng 1 số chức năng trong khi các tính năng khác vẫn tiếp tục hoạt động. Ví dụ, khi người lái khởi động xe, công tắc đánh lửa sẽ cung cấp năng lượng cho tất cả các hệ thống bên trong ô tô. Trong trường hợp công tắc đánh lửa bị hỏng, thiết bị chỉ có thể truyền điện cho các phụ kiện nội thất trong khoang xe mà không thể cung cấp năng lượng để khởi động xe.

Dù cho thiết bị công tắc hỗ trợ vận hành hệ thống tiện nghi của xe hay cho bộ phận điều khiển quan trọng của ô tô, thì khi có bất kỳ sự cố ngừng hoạt động nào, chủ phương tiện cũng cần đưa xe đến trung tâm bảo hành để phương tiện được kiểm tra và sửa chữa bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Vì hệ thống công tắc điện khá phức tạp, có thể nguy hiểm khi vận hành nếu người điều khiển xe thiếu kinh nghiệm.

1.2 Công tắc hoạt động gián đoạn 

Trong trường hợp nút công tắc không hoạt động ngay trong lần nhấn đầu tiên hoặc phải nhấn liên tục để thiết bị hoạt động, thì người lái cần chú ý kiểm tra lại nút bấm, bởi có thể thiết bị này đang gặp sự cố và cần được thay thế. Trường hợp này cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống công tắc trên xe đang gặp vấn đề. 

Dấu hiệu hệ thống công tắc gặp trục trặc khi bộ phận do thiết bị này vận hành không hoạt động
Bộ phận do công tắc điều khiển không hoạt động là dấu hiệu cho thấy hệ thống này gặp trục trặc (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

1.3 Công tắc không dừng được việc vận hành hệ thống 

Dấu hiệu hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề rõ ràng nhất đó là thiết bị này khiến cho các bộ phận mà nó điều khiển hoạt động liên tục không ngừng. Chẳng hạn khi nhấn công tắc cửa sổ, ngay cả khi người lái xe đã bỏ tay ra khỏi nút bấm, cửa số vẫn tiếp tục cuộn lên, điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ thống công tắc này đang gặp sự cố. Lúc này, chủ phương tiện cần đưa xe đến trung tâm sửa chữa để thay thế thiết bị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu tối đa chi phí sửa chữa. 

2. Nguyên nhân gây ra hư hỏng cho hệ thống công tắc và biện pháp xử lý

Hệ thống công tắc đóng vai trò điều khiển các bộ phận quan trọng của xe, vì vậy, có thể nói rằng, đây là phần không thể thiếu để ô tô vận hành hiệu quả. Nguyên nhân gây ra hư hỏng cho hệ thống công tắc có thể đến từ việc các bộ phận mà thiết bị này điều khiển đang gặp trục trặc. Theo đó, một số công tắc có thể xảy ra vấn đề hư hỏng trong hệ thống ô tô chi tiết như sau:

2.1 Công tắc đèn pha 

Công tắc đèn pha (thường được gọi là công tắc điều chỉnh độ sáng), là công tắc điện tử có nhiệm vụ điều khiển các chức năng đèn pha ô tô. Hệ thống công tắc này thường có dạng nút hoặc núm vặn gắn trên nội thất của xe. 

Công tắc đèn pha có chức năng điều khiển đèn bên trong xe, đèn chiếu sáng, đèn pha chiếu xa hay đèn pha chiếu sáng cao,... Thông thường, công tắc đèn pha bị hư hỏng kèm theo một số dấu hiệu để cảnh báo chủ phương tiện như sau: 

  • Lỗi chuyển đổi giữa các chế độ đèn: Khi công tắc bị hỏng có thể sẽ chỉ mở đèn được ở một số chế độ nhất định hoặc khiến thiết bị đèn liên tục chiếu sáng. Bất kỳ vấn đề nào với đèn của phương tiện đều có thể trở thành mối nguy hiểm đối với người điều khiển xe và những người đang tham gia giao thông, bởi độ chiếu sáng không đủ sẽ làm giảm phạm vi quan sát. 
Hệ thống chiếu sáng của ô tô được vận hành bởi công tắc đèn pha 
Công tắc đèn pha có chức năng điều khiển hệ thống chiếu sáng của phương tiện (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
  • Vấn đề khi vận hành chùm sáng cao: Theo thời gian dài sử dụng, công tắc có thể bị hỏng, điều này có thể gây khó khăn cho việc giữ đèn pha chiếu sáng cao. Bởi khi hệ thống công tắc gặp trục trặc sẽ làm cho chùm tia sáng bị tách ra, làm giảm khả năng khuếch đại ánh sáng của đèn pha.
  • Không có đèn nào hoạt động: Nếu công tắc đèn pha bị hỏng hoàn toàn sẽ gây cản trở khả năng chiếu sáng của các đèn trên ô tô. Xe không có đèn pha sẽ không an toàn khi lưu thông, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.

2.2 Công tắc đèn phanh

Công tắc đèn phanh là một bộ phận nhỏ gần bàn đạp, có nhiệm vụ kích hoạt đèn phanh trên ô tô. Khi người lái đạp phanh, hệ thống công tắc sẽ bật đèn phanh ở phần đuôi xe, cảnh báo cho các phương tiện khác rằng xe đang giảm tốc độ, từ đó hạn chế được các va chạm. 

Hệ thống công tắc đèn phanh đóng vai trò quan trọng, giúp người lái có một chuyến đi an toàn. Chủ xe cần kiểm tra và thay thế công tắc đèn phanh nếu thiết bị có các dấu hiệu bị lỗi như sau:

  • Đèn phanh không sáng: Khi người điều khiển đạp phanh, đèn phanh không sáng có thể là do bóng đèn phanh ở phía sau đã bị cháy hoặc công tắc đèn phanh bị lỗi. Chủ phương tiện cần đưa ô tô đến trạm bảo dưỡng để kiểm tra và sửa chữa kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh. 
  • Đèn phanh sáng liên tục: Hiện tượng xảy ra khi đèn phanh sáng liên tục mà không có sự tác động của người lái lên bàn đạp phanh. Phần lớn, nguyên nhân trong trường hợp này bắt nguồn từ việc đoản mạch điện trong công tắc đèn phanh.. Ngoài ra, việc sáng liên tục khiến cho tuổi thọ đèn phanh giảm và làm hao tổn nhiên liệu của xe. Trường hợp này, người lái nên đưa xe đến trung tâm sửa chữa, bảo hành  để tiến hành thay thế công tắc đèn phanh trước khi bất kỳ bộ phận điện nào khác bị hỏng.
  • Kiểm soát hành trình kém: Ở nhiều loại xe, hệ thống điều khiển hành trình và đèn phanh sau sử dụng chung một công tắc. Vì vậy, nếu công tắc đèn phanh không hoạt động, hệ thống điều khiển hành trình của xe cũng có thể ngưng vận hành theo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là điều khiển hành trình ngừng hoạt động chỉ vì sự cố công tắc đèn phanh. Nó cũng có thể xảy ra nếu cảm biến tốc độ của xe bị hỏng hoặc cầu chì bị nổ trong mô-đun điều khiển điện tử. Khi hệ thống điều khiển hành trình gặp trục trặc, hãy mang xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và thay thế công tắc đèn phanh mới.
  • Đèn cảnh báo ABS bật sáng: Cảm biến công tắc đèn phanh có chức năng báo hiệu cho mô-đun ABS trong xe biết khi nào người điều khiển xe đã đạp phanh, từ đó, vận hành hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Do đó, khi đèn cảnh báo ABS của phương tiện bật sáng, rất có thể công tắc đèn phanh đã gặp vấn đề và cần được thay mới. 

2.3 Công tắc khởi động xe ô tô 

Công tắc hệ thống khởi động không cần chìa khóa có thể bị lỗi vì nhiều lý do:

Công tắc khởi động ô tô bằng nút bấm không hoạt động có thể là do khoá FOB hết pin 
Smartkey hết pin là nguyên nhân khiến công tắc khởi động xe ô tô không hoạt động (Nguồn ảnh: Sưu tầm) 
  • Khoá FOB hết pin: Khoá FOB (smartkey) cần có đủ công suất để truyền tín hiệu đến hệ thống khởi động bằng nút bấm giúp nổ máy ô tô. Trong trường hợp chìa khoá thông minh hết pin thì phương tiện sẽ không thể nhận được những tín hiệu này.
  • Các vấn đề với hệ thống phanh: Hệ thống khởi động xe bằng nút bấm chỉ được vận hành sau khi người điều khiển tiến hành nhấn nút Start/Stop, và đạp phanh xe. Do đó, nếu hệ thống phanh hư hỏng, người lái có thể không sử dụng được công tắc khởi động xe ô tô. 
  • Vấn đề phần mềm: Hệ thống công tắc khởi động xe ô tô vẫn không hoạt động ngay cả khi chủ phương tiện đã nhấn nút nhiều lần. Điều này có thể là do phần mềm máy tính đã gặp trục trặc. Để khắc phục tình trạng này, chủ xe chỉ cần tắt và mở khoá FOB một lần nữa để hệ thống cảm biến nhận được các tín hiệu mới. 
  • Bộ khởi động liên tục bật và tắt: Nếu gặp sự cố này, chủ phương tiện cần xác định xem nguyên nhân chính có phải là do hệ thống công tắc khởi động xe gây ra hay không bằng cách nổ máy xe trực tiếp. Trong trường hợp nút nhấn không thể khởi động động cơ, có thể do một trong các bộ phận của hệ thống công tắc đã gặp trục trặc. 

2.4 Công tắc hệ thống kiểm soát lực kéo 

Chủ phương tiện cần nắm rõ một số nguyên nhân gây ra hư hỏng cho hệ thống công tắc điều khiển lực kéo nhằm phát hiện lỗi và liên hệ với trung tâm sửa chữa, bảo hành để kịp thời kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các thiết bị trục trặc nếu cần. 

  • Đèn Check Engine bật sáng: Hệ thống kiểm soát độ bám đường liên tục cập nhật dữ liệu cho ECM (Engine Control Module - hệ thống điều khiển động cơ). Nếu thiết bị này bị lỗi hoặc bị hỏng, sẽ kích hoạt mã lỗi OBD-II (hệ thống máy tính chẩn đoán lỗi động cơ) được lưu trữ bên trong ECM và làm cho đèn kiểm tra động cơ bật sáng. Do đó, khi nhận thấy đèn Check Engine tự động phát sáng khi hệ thống kiểm soát lực kéo đang hoạt động, chủ phương tiện hãy nhanh chóng đưa xe đến trung tâm bảo hành để kịp thời sửa chữa. 
Hệ thống công tắc đèn phanh sau và nút bấm điều khiển hành trình là cùng một thiết bị 
Hệ thống điều khiển hành trình và đèn phanh sau sử dụng cùng một thiết bị công tắc (Nguồn ảnh: Sưu tầm) 
  • Phanh ô tô không nhất quán: Công tắc kiểm soát độ bám đường có nhiệm vụ kích hoạt phanh ABS và cảm biến tốc độ bánh xe, giúp phương tiện di chuyển an toàn khi lên/xuống dốc hoặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khi công tắc này bị hỏng sẽ truyền thông tin sai lệch đến ABS, gây ra sự cố khi di chuyển. 

Hệ thống công tắc đóng vai trò điều khiển từng bộ phận với những chức năng khác nhau. Vì vậy, chủ phương tiện cần nhận biết dấu hiệu hệ thống công tắc trên ô tô gặp vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời. Quý khách hàng có thể đặt lịch bảo dưỡng qua website, hoặc mang xe đến trung tâm bảo hành VinFast để được các kỹ thuật viên kiểm tra và xử lý những vấn đề mà hệ thống công tắc của phương tiện đang gặp phải.   

Để trải nghiệm thêm những ưu điểm nổi bật từ các dòng xe xanh, quý khách có thể đặt cọc VF 8, VF 9, đặt mua VF e34 online. Đồng thời, quý khách sẽ nhận được những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức. Quý khách cũng có thể nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website https://shop.vinfastauto.com/vn_vi/ev-deposit. Thứ tự giao xe sẽ được dựa trên các đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

*Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo!

>>> Tìm hiểu thêm: 

12/01/2023
Chia sẻ bài viết này