Công nghệ thu phí không dừng Việt Nam là gì?
Được chính thức triển khai từ ngày 1/8/2022, toàn bộ tuyến đường cao tốc sẽ được lắp đặt hệ thống thu phí không dừng (ETC). Công nghệ thu phí không dừng Việt Nam không chỉ gây ấn tượng bởi giá thành rẻ, dễ áp dụng mà còn sở hữu khả năng tích hợp cao. Đến tháng 7, cả nước đã có 3.5 triệu phương tiện được dán thẻ thu phí không dừng, đạt hơn 70% tổng số ô tô. Vậy thu phí không dừng ở Việt Nam đang dùng công nghệ gì? Giải đáp chi tiết dưới đây sẽ giúp khách hàng hiểu rõ những ưu điểm của công nghệ mới này.
1. Công nghệ thu phí không dừng Việt Nam là gì
Vào thời điểm hiện tại, Việt Nam đang sử dụng Công nghệ RFID - Radio Frequency Identification khi phát triển phần mềm thu phí không dừng. Đây là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến, trong đó tần số thường sử dụng cho cả hai thiết bị thu phát là 125Khz hoặc 900Mhz. So với những công nghệ khác, RFID không sử dụng tia sáng như mã vạch cũng như yêu cầu người dùng phải tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt, một số loại còn sở hữu khả năng đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu dày như bê tông, băng đá hay thậm chí là sương mù.
RFID được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính: thiết bị đọc (reader) và thiết bị phát mã có gắn chip (RFID tag). Trong đó, thiết bị đọc sẽ được gắn ăng ten để thu phát sóng điện từ còn phần chip sẽ được lắp đặt trong vật cần nhận dạng. Mỗi thiết bị áp dụng công nghệ RFID bắt buộc phải sở hữu một mã số không trùng lặp với nhau để hệ thống có thể phân biệt được.
Khi sử dụng hình thức thu phí hiện đại trên đường cao tốc, mỗi xe sẽ được yêu cầu phải dán thẻ thu phí không dừng (thẻ VETC/thẻ ePass) gắn mã số định danh chứa thông tin về chủ sở hữu và phương tiện. Thẻ này sẽ được liên kết với số tài khoản của chủ xe. Nếu di chuyển qua trạm thu phí, hệ thống ETC sẽ đối chiếu thông tin khi đọc mã số trên thẻ và tự động trừ tiền trong tài khoản giao thông của chủ phương tiện. Phần rào chắn sẽ tự động được mở ra khi giao dịch đã được thanh toán thành công.
Như vậy, thiết bị đọc sẽ phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể. Dựa trên cảm nhận về sóng này, thiết bị phát mã (RFID tag) trong vùng hoạt động sẽ thu nhận năng lượng. Từ đó phát lại cho thiết bị RFID đọc biết mã số của mình và tiến hành thu phí không dừng.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Tìm hiểu chi tiết các loại thẻ thu phí không dừng 2022
- Danh sách các trạm thu phí không dừng ePass trên toàn quốc
2. Ưu điểm của công nghệ thu phí không dừng Việt Nam
Các công nghệ thu phí không dừng hiện trên thế giới phổ biến nhất là 2 công nghệ thu phí DSRC (Dedicated short-range communication) và RFID (Radio frequency identification). Tuy nhiên RFID phù hợp với môi trường giao thông Việt Nam hơn nhờ vào một loạt ưu điểm như độ nhận diện có tính chính xác cao, chi phí thấp và dễ dàng triển khai, lắp đặt:
Nội dung | Công nghệ RFID | Công nghệ DSRC |
Tần số sử dụng | 918 - 923 Mhz | 5.8Ghz |
Tỷ lệ nhận diện phương tiện | Rất tốt | Rất tốt |
Thiết bị đầu cuối | Sử dụng thẻ RFID gắn trên kính hoặc đèn xe | Sử dụng thiết bị OBU gắn trong xe |
Cấp nguồn cho thiết bị đầu cuối | Không phải cấp nguồn | Có phải cấp nguồn, hoặc sử dụng pin |
Chi phí thiết bị đầu cuối | Thấp (1 - 2USD) | Cao (30 - 40USD) |
Khả năng mở rộng dịch vụ thu phí không dừng | Cao (do chi phí thiết bị đầu cuối thấp) | Thấp (do chi phí thiết bị đầu cuối cao) |
Khả năng triển khai, lắp đặt | Dễ dàng | Bình Thường |
Khả năng triển khai, mở rộng dịch vụ ITS | Tốt | Tốt hơn |
- Về độ chính xác khi nhận diện:
Công nghệ RFID cung cấp cho các thiết bị khả năng nhận diện chuẩn xác lên đến hơn 98% trong mọi điều kiện thời tiết. Yếu tố này đặc biệt phù hợp môi trường giao thông Việt Nam thất thường, nhiều khói và bụi bẩn. Ngoài ra, công nghệ RFID còn sở hữu kỹ năng đọc dữ liệu tốt kể cả khi xe di chuyển ở tốc độ cao. Điều này giúp cho người điều khiển phương tiện không cần phải đi chậm lại hoặc dừng hẳn ở các trạm để hoàn thành thao tác thu phí không dừng ở Việt Nam.
- Về chi phí:
Hiện nay, Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam (VDTC), thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một trong hai nhà cung cấp các công nghệ thu phí không dừng lớn nhất nước ta. Theo đó, dịch vụ thu phí không dừng của VDTC đang hỗ trợ dán thẻ ePass miễn phí cho những khách hàng lần đầu đăng ký và kích hoạt tài khoản. Từ lần thứ 2 trở đi, mức thu phí triển khai dịch vụ sẽ là 120.000VNĐ/thẻ. Dù vậy, đây được đánh giá là mức giá thấp hơn rất nhiều so với thiết bị đặt trong xe khi áp dụng công nghệ DSRC.
Đối với công nghệ DSRC, chủ xe sẽ cần lắp đặt các cục thu OBU trong xe với mức giá khoảng 190.000 - 240.000VNĐ. Tại một số nước như Singapore, phí lắp đặt OBU lần đầu là rất cao - gần 160 SGD (khoảng 2,7 triệu VNĐ). Bên cạnh đó, thống kê của Itsinternational cũng khẳng định chi phí sử dụng, bảo dưỡng các trạm công nghệ DSRC cũng cao hơn hẳn so với RFID - công nghệ thu phí không dừng Việt Nam.
- Về khả năng lắp đặt:
Sở hữu kích thước rất nhỏ nên chủ xe chỉ cần dán thẻ RFID lên kính hoặc đèn xe tùy mỗi phương tiện khi đi qua các trạm thu phí không dừng Việt Nam. Ngoài ra, miếng dán này hoạt động không sử dụng pin nên có thể đi hết vòng đời của phương tiện mà không cần bảo dưỡng nguồn thiết bị. So với công nghệ DSRC, mỗi thiết bị OBU cần pin để hoạt động nên chủ xe sẽ phải thay thế sau mỗi 5 năm sử dụng.
Bên cạnh ứng dụng thu phí đường bộ, công nghệ RFID còn có thể được áp dụng vào nhiều dịch vụ khác như bãi đỗ xe, quản lý giao thông hoặc kiểm soát ra vào nơi công sở. Với cùng một thẻ ETC, người dùng có thể tích hợp nhiều dịch vụ thanh toán khác nhau liên quan đến phương tiện lưu thông.
Những ưu điểm về chi phí, tính chính xác khi nhận diện cùng khả năng lắp đặt linh hoạt giúp cho việc áp dụng công nghệ thu phí không dừng tại Việt nam có thể dễ dàng triển khai toàn quốc hơn. Bên cạnh đó, những yếu tố này cũng tạo điều kiện thuận tiện giúp người sử dụng dịch vụ tiết kiệm thời gian và chi phí khi lưu thông trên đường cao tốc.
>> Tìm hiểu thêm:
- Những điểm giống và khác nhau giữa VETC và ePass cập nhật mới
- Hướng dẫn cách kiểm tra tài khoản thu phí không dừng chi tiết
- Tìm hiểu chi tiết về trạm thu phí không dừng ETC mới nhất 2022
3. Phát triển công nghệ thu phí không dừng Việt Nam
Nhờ áp dụng công nghệ thu phí không dừng khắp toàn quốc, Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) hiện đang cung cấp thẻ ePass đã góp phần đẩy nhanh mật độ thâm nhập dịch vụ lên tới 75%. Chỉ trong vòng 6 tháng từ tháng 7 - 12/2020, VDTC đã thành công triển khai dịch vụ với 35 trạm thu phí hiện đang vận hành, chiếm 30% tổng số làn thu phí ETC tại Việt Nam. Điều này giúp VDTC nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Hơn nữa, mật độ thâm nhập dịch vụ đã tăng từ 26% lên 75% sau khi VDTC tham gia lĩnh vực thu phí không dừng, đưa Việt Nam lọt danh sách 10 quốc gia có tỷ lệ phương tiện dán thẻ thu phí tự động cao nhất trong khu vực. Ngoài ra, số lượng nhân sự vận hành tại các trạm thu phí mà VDTC tiếp nhận cũng đã giảm mạnh từ 30 - 40 người/trạm còn 15 người cho mỗi trạm.
90% giao dịch đã được hậu kiểm tự động nhờ vào công cụ đối soát thông minh cùng loạt ứng dụng mô hình máy móc và trí tuệ nhân tạo. Điều này không chỉ giúp VDTC giảm thiểu thời gian, nhân sự mà còn tối ưu chi phí vận hành trong thời gian dài. So với mức chỉ tiêu 98% được đề ra trong Quyết định số 583/QĐ-TCĐBVN, hệ thống thu phí tự động của VDTC đã thành công hoạt động trơn tru với tỷ lệ chính xác lên đạt 98,3%. Công nghệ thu phí không dừng Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các trạm thu phí, tiết kiệm thời gian và nhiên liệu đáng kể cho các chủ xe khi lưu thông.
Có thể nói, công nghệ thu phí không dừng Việt Nam được Chính phủ áp dụng không chỉ đem tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng khi di chuyển trên đường cao tốc mà còn sở hữu một loạt những ưu điểm vượt trội. Nhờ độ chính xác cao, chi phí thấp và dễ lắp đặt, công nghệ RFID đã góp phần phát triển hệ thống thu phí tự động tại Việt Nam, hướng tới nền giao thông an toàn - văn minh và bền vững. Người dùng nên đến trực tiếp các đơn vị cung cấp để dán thẻ ePass và kiểm tra khả năng bằng máy chuyên dụng trước khi lưu thông để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng luật.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34 và VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.
Để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng được ghi nhận số thứ tự nhận xe, và đơn giản hóa thủ tục thanh toán, từ ngày 25/7/2022, khách hàng có thể sử dụng công cụ tra cứu và nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. Theo đó, khách hàng có thể tiến hành bổ sung cọc từ xa nhanh chóng và thanh toán hoàn toàn miễn phí qua thẻ Visa.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Thu phí không dừng ETC trên toàn bộ các tuyến cao tốc từ ngày 1/8/2022
- Hướng dẫn cách đăng ký thu phí không dừng ePass chi tiết nhất
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.