Cố ý phá hoại xe ô tô do đỗ sai quy định có bị phạt không?

Cố ý phá hoại xe ô tô của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, không xét tới động cơ thực hiện. Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự theo mức độ, tính chất sự việc theo quy định pháp luật hiện hành.

Cố ý phá xe ô tô của người khác do đỗ sai quy định bị phạt như thế nào? Đây là thắc mắc chung của các nhiều người khi đứng trước các tranh chấp không đáng có. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, pháp luật sẽ có các quy định, mức phạt khác nhau. 

hành vi cố ý phá hoại xe ô tô
Hành vi cố ý phá hoại xe ô tô là vi phạm pháp luật và phải bị xử phải theo quy định (Nguồn: Sưu tầm)

1. Cố ý phá hoại xe ô tô của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự

Cố ý phá hoại tài sản của người khác là hành vi gây hư hỏng, khiến tài sản mất đi công dụng thực hiện bình thường hoặc không thể sử dụng trong điều kiện tự nhiên. Theo đó, ô tô cũng được công nhận là một loại tài sản và người cố ý phá hoại xe ô tô của người khác sẽ bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng cũng như tính chất sự việc. 

Theo khoản 2 điều 15 Nghị định 144/2021 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và an toàn xã hội, các hành vi liên quan tới hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng. Đây là mức phạt hành chính nhẹ nhất trong khung xử phạt xét theo tính chất vụ việc.

Song song với đó, người thực hiện hành vi sẽ bị tịch thu toàn bộ tang chứng, vật chứng, phương tiện hỗ trợ thực hiện cho cơ quan có thẩm quyền điều tra. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị cưỡng chế khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản. 

Điều 178, thuộc Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung khoản 36 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 cũng đã quy định về việc người hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác (có giá trị từ 2 triệu - 50 triệu) có thể bị phạt tiền từ 10 triệu - 50 triệu. Mức phạt nặng hơn là phạt cải tạo không giam giữ tối đa 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

cố ý phá hoại xe ô tô có bị phạt không
Cố ý phá hoại xe ô tô của người khác sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật (Nguồn: Sưu tầm)

Đối với trường hợp cố ý phá hoại xe gây thiệt hại mức trị giá trên 500 triệu đồng thì sẽ bị kết án tù từ 10 đến 20 năm. Đây là mức án phạt cao nhất theo Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 có sửa đổi và bổ sung vào năm 2017. 

Có thể thấy, việc cố ý phá hoại xe ô tô không xét đến động cơ dẫn tới hành động, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và người thực hiện phải bồi thường thiệt hại sau khi gây ra hư tổn. Đây là hành vi trái quy định pháp luật và bị nghiêm cấm thực hiện dưới mọi hình thức. 

2. Mức phạt phá hoại tài sản xe ô tô thế nào?

Theo Điều 178, thuộc Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung khoản 36 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017, quy định khung hình phạt cụ thể đối với từng mức độ hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác như sau:

Khung hình phạt Hành vi Mức phạt
Khung 01 Cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác (có trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu). Một số trường hợp pháp luật quy định dưới 2 triệu vẫn được xét là vi phạm.
  • Phạt hành chính từ 10 tới 50 triệu đồng.
  • Phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm.
  • Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Khung 02

Các trường hợp phạm tội:

  • Có tổ chức
  • Gây thiệt hại đến tài sản
  • Để che dấu tội phạm khác
  • Tài sản thuộc nhóm báu vật quốc gia
  • Sử dụng chất nguy hiểm về cháy nổ và các thủ đoạn tinh vi khác
  • Tái phạm nguy hiểm
  • Đặc thù công việc người bị hại
Phạt tù 2 đến 7 năm tùy trường hợp cụ thể.
Khung 03 Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng Phạt tù từ 5 đến 10 năm
Khung 04 Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá trên 500 triệu đồng Phạt tù từ 10 đến 20 năm
hành vi phá hoại tài sản xe ô tô 
Hành vi phá hoại tài sản xe ô tô với mức độ thiệt hại lớn có thể bị phạt tù 20 năm theo quy định của pháp luật (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi phạm tội còn đứng trước nguy cơ bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm công việc nhất định hoặc hành nghề với các đối tượng có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn người vi phạm thực hiện lệnh cấm sẽ kéo dài từ 1 đến 5 năm.

Trường hợp phạm tội mức độ nhẹ hơn thì sẽ chỉ áp dụng mức phạt hành chính từ 3-5 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân phạm tội sẽ bị tịch thu công cụ vi phạm và phải bồi thường toàn bộ tổn thất cho chủ tài sản. 

3. Trách nhiệm bồi thường đối với hành vi cố ý phá hoại xe ô tô

Bên cạnh các mức phạt hành chính và phạt tù đối với hành vi cố ý phá hoại xe ô tô của người khác, người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định mới. Cụ thể, theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, đối tượng có hành vi xâm phạm tài sản, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người khác phải đảm bảo bồi thường toàn bộ và khắc phục tình trạng thiệt hại trong thời gian sớm nhất. 

Cũng căn cứ theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015, thiệt hại về tài sản sẽ bao gồm: 

  • Tài sản bị cố ý phá hoại
  • Lợi ích nhận được phải đi cùng với việc sử dụng và khai thác phần tài sản bị giảm sút hoặc mất đi
  • Chi phí phù hợp để ngăn chặn thiệt hại xảy ra

Thiệt hại về tài sản được chia thành 2 nhóm: thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Trong đó, thiệt hại trực tiếp với mục đích khôi phục tình trạng ban đầu của tài sản, thuộc sở hữu người bị thiệt hại. Thiệt hại gián tiếp sẽ liên quan tới việc khai thác lợi ích từ tài sản tại thời điểm xảy ra thiệt hại cho tới lúc chấm dứt bồi thường. 

phá xe ô tô vi phạm pháp luật
Đối tượng có hành vi xâm phạm tài sản của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định chung của luật pháp (Nguồn: Sưu tầm)

Mức bồi thường, hình thức bồi thường sẽ do các bên liên quan tự chịu trách nhiệm đàm phán và đưa ra quyết định. Trong trường hợp bên bị hại hoặc gây hại nhận thấy mức bồi thường không phù hợp với thực tế, người liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hoặc các bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm định lại.

Để tránh rơi vào các tình huống trên, nếu gặp tình trạng đỗ xe sai quy định, người chứng kiến nên giữ bình tĩnh, trao đổi trực tiếp với chủ xe. Trong trường hợp thương lượng không đi tới hướng giải quyết, cơ quan chức năng sẽ đảm nhận vai trò xử lý vi phạm. Với các lỗi đến từ việc đỗ xe sai quy định, chủ xe sẽ là người chịu trách nhiệm, người chứng kiến hoặc bị chiếm dụng không gian để đỗ xe tuyệt đối không gây ra bất cứ tác động nào tới người và tài sản.

Cố ý phá hoại xe ô tô do  đỗ  sai quy định là hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, trong bất cứ trường hợp nào, người thực hiện hành vi vẫn bị xử lý vi phạm theo quy định chung. 

Quý khách hàng có nhu cầu sở hữu ô tô điện của VinFast hãy nhanh tay liên hệ qua thông tin dưới đây để được hỗ trợ tư vấn, đặt cọc và khám phá những ưu điểm vượt trội của dòng xe điện hiện đại, đẳng cấp thượng lưu này:

>>> Tìm hiểu thêm: 

18/01/2023
Chia sẻ bài viết này