Các loại chi phí cần quan tâm khi mua ô tô để cân đối tài chính cá nhân
Hiện nay, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập cá nhân được cải thiện nên mong muốn mua ô tô trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, sở hữu xe riêng là một khoản đầu tư lớn kèm theo nhiều khoản phí phát sinh khác cần chi trả. Do đó, người mua nên tính toán các chi phí này để cân đối tài chính cá nhân.
Các loại phí cần chi trả trước và sau khi mua ô tô mới
Khi mua xe ô tô mới, khách hàng cần quan tâm đến hai khoản phí cơ bản là giá lăn bánh và phí nuôi xe.
Chi phí mua ô tô
Chi phí mua xe ô tô mới được tính toán dựa theo công thức:
Giá niêm yết + chi phí khác = giá xe lăn bánh
Trong đó, cách tính chi phí lăn bánh một chiếc ô tô là tổng của các loại phí sau: giá xe niêm yết và chi phí khác bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT), phí trước bạ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, phí đăng kiểm ô tô, đăng ký biển số, phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
Ngoài giá niêm yết và các khoản phí bắt buộc để xe lăn bánh, người mua cần chuẩn bị một khoản tiền để chi trả thêm một số phụ phí đi kèm khác. Do đó, ngoài số vốn sẵn có thì thu nhập hàng tháng đóng góp một phần quan trọng vào phụ phí nuôi xe mà bất kỳ người mua nào cũng nên tính toán đến. Vậy, thu nhập bao nhiêu để mua ô tô?
Theo trang tin Pháp luật và bạn đọc (chuyên trang của báo điện tử Sức khỏe và Đời sống): với nguồn tài chính dưới 20 triệu đồng/tháng, khách hàng nên chọn loại xe cỡ nhỏ từ 4-5 chỗ với mức giá dao động trong khoảng 500 - 600 triệu đồng. Nếu thu nhập từ 20-30 triệu hoặc trên 30 triệu đồng/tháng và có sẵn nguồn tiền nhàn rỗi, khách hàng có thể tự tin sở hữu các mẫu xe từ 1,3 tỷ đến 1,5 tỷ VNĐ.
Tốt hơn hết, người mua nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính cá nhân để chọn được dòng xe có mức giá phù hợp nhất.
Chi phí nuôi xe ô tô
Bên cạnh chi phí mua xe, khách hàng nên dự tính trước các khoản phí chăm sóc và vận hành xe để cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng. Phí nuôi xe ô tô hàng tháng thường được chia thành 2 loại chính là:
Theo quy định của Bộ Tài Chính (2020) và Nghị quyết của Chính phủ (2021), phí cố định của ô tô bao gồm:
- Phí đăng kiểm: Từ 240.000 - 560.000 VNĐ (tùy loại xe).
- Phí bảo trì đường bộ: 130.000 - 1.430.000 VNĐ/tháng (tùy loại xe).
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Từ 437.000 - 3.200.000 VNĐ/năm (tùy loại xe).
- Phí bảo hiểm vật chất (tự nguyện): Rơi vào khoảng 1.5% - 2%/ năm (tùy vào đơn vị cung cấp gói bảo hiểm).
- Phí cầu đường BOT: Từ 52.000 - 200.000 VNĐ (tùy vào loại xe).
Theo chi phí ước tính trên thị trường năm 2021, Phí không cố định gồm:
- Phí giữ xe hàng tháng: Khoảng từ 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ/tháng.
- Phí nhiên liệu: Khoảng 1.000.000 VNĐ/1000 km.
- Phí sửa chữa và bảo dưỡng: Khoảng 3.000.000 VNĐ/năm (áp dụng cho trường hợp xe không bị hư hỏng nặng).
- Phí gửi xe bên ngoài: Khoảng 500.000 VNĐ/tháng.
Ngoài ra, mô hình mua ô tô tiết kiệm - mua xe trả góp đang được rất nhiều người ưa chuộng. Đây là cơ hội để người tiêu dùng sở hữu trong tay chiếc xe ao ước kể cả khi điều kiện kinh tế có phần eo hẹp. Khi mua ô tô dưới hình thức này, khách hàng cần quan tâm đến một số chi phí như: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và gói lãi suất hỗ trợ.
Những lưu ý khi mua ô tô để cân đối tài chính cá nhân
Để giải quyết bài toán tài chính khi mua ô tô, khách hàng cần lưu ý những điều sau:
Xác định ngân sách sẵn có khi mua ô tô
Việc làm đầu tiên mà người mua cần là xác định tình hình tài chính của bản thân để đưa ra quyết định lựa chọn dòng xe phù hợp nhất. Nếu kế hoạch tài chính đang ở giai đoạn tiết kiệm, khách hàng có thể lựa chọn các dòng xe hạng nhỏ đến vừa. Dòng xe này thường có động cơ nhỏ ít tốn xăng dầu, phí bảo hiểm tối ưu nên không cần quá lo ngại khi gặp sự cố, chi phí bảo dưỡng định kỳ cũng thấp hơn so với xe cao cấp,... giúp chủ sở hữu tiết kiệm được một khoản phí lớn.
Thứ 2, trường hợp người mua có nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân rõ ràng, thu nhập hàng tháng đều đặn và đã tích góp được một khoản vốn. Hãy so sánh giá xe ô tô với khả năng tài chính hiện tại để làm cơ sở quyết định ngân sách đầu tư. Nếu số vốn tự có đủ để mua ô tô và trả các khoản phí phát sinh thì nên mua xe theo hình thức trả thẳng. Ngược lại, vốn tự có vẫn còn chênh lệch so với tiền xe và các khoản phí thì có thể mua theo hình thức trả góp.
Lưu ý khi mua ô tô trả góp
Với trường hợp mua xe trả góp, khách hàng nên hoạch định sẵn các nguồn thu hàng tháng để tính toán xem lãi suất định kỳ sẽ chiếm bao nhiêu % lương? Nếu con số này chênh lệch quá lớn thì không nên mạo hiểm đầu tư xe vì cần tính toán thêm chi phí nuôi xe. Ví dụ: thu nhập hàng tháng là 20 triệu nhưng tiền trả góp lên đến 10 - 15 triệu đồng thì người mua nên cân nhắc lại.
Sau khi đã cân đối tài chính và chắc chắn rằng thu nhập hàng tháng đủ khả năng trả góp thì cần xác định thêm mua ô tô ở đâu? Ngoài lựa chọn các thương hiệu uy tín thì nên cân nhắc mua xe vào thời điểm hãng xe hỗ trợ trả góp 0% hoặc áp dụng nhiều ưu đãi để tiết kiệm chi phí.
Cuối cùng, khi mua ô tô trả góp khách hàng nên hạn chế kéo dài các khoản nợ trong thời gian quá dài, nên trả dứt điểm hàng tháng để không làm tắc nghẽn tài chính cho những kế hoạch quan trọng khác.
Quý khách hàng có thể tham khảo thông tin, đặt cọc các dòng xe ô tô VinFast hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.