Hướng dẫn cách tự thay mới túi khí trên ô tô an toàn, nhanh chóng

Túi khí trên ô tô được trang bị nhằm đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe trong trường hợp xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, mỗi túi khí chỉ được sử dụng một lần duy nhất. Sau đó, chủ phương tiện sẽ phải thay túi mới. Hiểu được cách tự thay mới túi khí trên ô tô an toàn sẽ giúp chủ xe có thể tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí hơn.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

Hiện nay, hầu hết các mẫu ô tô đều trang bị túi khí an toàn. Đây là một bộ phận hỗ trợ làm giảm thiểu thương tích dành cho những người ngồi bên trong xe khi có tai nạn bất ngờ xảy ra. Nhiều chủ xe lựa chọn cách tự thay mới túi khí trên ô tô an toàn giúp tiết kiệm chi phí sử dụng, bảo trì và sửa chữa.

cách tự thay mới túi khí trên ô tô an toàn và nhanh
Túi khí là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn cho người lái khi có tai nạn xảy ra (Nguồn: Sưu tầm)

1. Túi khí trên ô tô là gì?

Túi khí là một trong những bộ phận quan trọng được trang bị trên ô tô nhằm đảm bảo an toàn cho người lái cũng như các hành khách trên xe khi có va chạm xảy ra. Tên đầy đủ của túi khí ô tô là Supplemental Restraint System (hay còn gọi là SRS), được xem như một hệ thống an toàn trên xe. Cụ thể, túi khí phát huy tác dụng hạn chế va đập bổ sung, bảo vệ người điều khiển và hành khách khỏi các chấn thương khi gặp va chạm mạnh hoặc rủi ro khác trên đường.

Dựa theo thiết kế của hầu hết các loại xe hiện nay, túi khí thường được lắp đặt ở các khu vực ẩn để không chiếm diện tích cũng như làm mất thẩm mỹ cho xe. Tuy nhiên, thường thì túi khí sẽ được lắp xung quanh người lái như bên trái, phải, trên, dưới và các vị trí khoang hành khách. Do đó, trong trường hợp xảy ra tai nạn, túi khí sẽ được kích hoạt ngay lập tức, trở nên căng phồng để đảm bảo cơ thể người lái và người ngồi sau không bị va đập vào các bộ phận khác của xe.

Trong trường hợp có tai nạn xảy ra, túi khí sẽ hoạt động như một biện pháp bảo vệ. Khi nhận thấy xe có nguy hiểm đủ nghiêm trọng thì các cảm biến sẽ truyền tín hiệu đến hệ thống ECU ô tô. Theo đó, bộ phận kích nổ sẽ tạo ra khí hydro, oxy và natri để làm phồng không gian bên trong túi khí. Thông thường, các túi khí đạt chuẩn đều được làm từ sợi composite tổng hợp. Nhờ chất liệu này mà túi khí có thể phồng to lên và đỡ cơ thể người ngồi trong xe khỏi các tác động vật lý. Phần đầu, phần ngực của người lái xe được đảm bảo sẽ không va đập vào vô lăng. Đồng thời, phần hông và đầu gối cũng tương tự, không bị va chạm mạnh. Sau khi nhận được tín hiệu không gian xung quanh người lái đã được đảm bảo an toàn túi khí sẽ nhanh chóng xẹp xuống để người lái có thể cử động như bình thường.

Ngoài ra, người lái có thể yên tâm bởi túi khí có tốc độ phồng nhanh đảm bảo đủ thời gian che chắn, bảo vệ cơ thể không bị va chạm với các thiết bị xung quanh. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện cần phải thường xuyên kiểm tra túi khí định kỳ để đảm bảo bộ phận này vẫn có thể hoạt động bình thường trong trường hợp có tai nạn xảy ra.

hướng dẫn cách tự thay mới túi khí trên ô tô tại nhà
Túi khí là phụ tùng được lắp đặt tạo cảm giác và trải nghiệm lái an toàn cho người điều khiển ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

2. Những dấu hiệu bất thường của túi khí ô tô

Việc kiểm tra chất lượng hoạt động túi khí hoạt động là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho chính người lái và những hành khách ngồi trên xe. Trong trường hợp phát hiện những bất thường dưới đây xảy ra với túi khí người lái cần đem xe đến các đại lý sửa chữa, bảo dưỡng để xử lý hoặc thay mới kịp thời. 

  • Đèn túi khí bật sáng

Thông thường, túi khí trên xe sẽ xuất hiện khi xe khởi động và tắt sau vài giây nếu hệ thống trên xe hoạt động bình thường, ổn định. Tuy nhiên, nếu thấy chữ SRS hoặc biểu tượng túi khí bật sáng khi hệ thống máy đang nổ là hiện tượng bất thường. Điều này có thể là do lỗi trong hệ thống túi khí gây ra. Nếu để tình trạng này tiếp tục diễn ra trong thời gian dài, bộ điều khiển túi khí có thể sẽ bị tắt và không hoạt động nếu rủi ro hoặc tai nạn xảy ra.

  • Đèn báo túi khí trên taplo nhấp nháy liên tục

Đèn báo túi khí trên taplo nhấp nháy liên tục cũng là trường hợp thông báo có điều bất thường xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do ô tô chuẩn bị hết nhiên liệu, hoặc túi khí đã hết hạn sử dụng. Để kiểm tra rõ ràng hơn, chủ xe cần mang phương tiện đến các trung tâm bảo dưỡng để xác định lý do chính xác, cụ thể.

>>>Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và các cách tắt đèn báo túi khí bật sáng

  • Túi khí tự bung khi xe vẫn hoạt động bình thường

Khi xe đang chạy bình thường và không gặp tai nạn nào, túi khí vẫn bung ra có thể là biểu hiện của module túi khí bị hỏng. Thông thường, module túi khí có tác dụng kiểm soát hệ thống túi khí chung và đảm bảo đo đạc mức độ an toàn hiện tại. 

Module có thể sẽ bị bào mòn hoặc đoản mạch nếu tiếp xúc với hơi ẩm thường xuyên. Khi đó có thể gây ra nhiễu loạn toàn bộ mạng điện, khiến cho hệ thống túi khí ô tô tự bung trong khi xe vẫn hoạt động bình thường. Sau cùng, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình điều khiển, đồng thời ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái. Hơn nữa, việc tự bung túi khí trong tình trạng bình thường có thể sẽ khiến người lái bị thương.

lưu ý hướng dẫn tự thay mới túi khí trên ô tô an toàn
Khi phát hiện những hiện tượng bất thường ở vị trí túi khí, chủ xe nên chủ động hoặc đưa xe đến trung tâm kiểm tra, xử lý (Nguồn: Sưu tầm)

3. Hướng dẫn cách tự thay mới túi khí trên ô tô an toàn

Hướng dẫn tự thay túi khí mới trên ô tô ở nhà để giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người lái. Người lái cần nắm rõ các bước thay túi khí trên ô tô đúng để đảm bảo an toàn cho hệ thống túi khí và bản thân.

3.1. Đọc sổ tay sử dụng ô tô đi kèm

Để nắm được những chú ý, phương pháp thay và những bước thay túi khí cơ bản, người điều khiển phương tiện cần đọc trước sổ tay sử dụng ô tô. Đây là tài liệu cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến việc chăm sóc và thay mới túi khí ô tô người dùng cần biết. Những dữ liệu này bao gồm thông tin chính thức được công bố bởi nhà sản xuất phương tiện. Trường hợp đánh mất sổ tay, chủ xe cần liên hệ trực tiếp với đại lý bán hoặc nơi sản xuất để xin cấp lại.

3.2. Một số thao tác an toàn cần thực hiện trước khi thay túi khí

Để đảm bảo an toàn trong toàn bộ quá trình thay túi khí trên ô tô, người lái cần thực hiện nghiêm chỉnh các thao tác trước đó:

  • Tắt động cơ xe, chấm dứt toàn bộ kết nối giữa xe và các dây cáp âm trước khi chuẩn bị thay thế túi khí ô tô mới.
  • Chờ trong khoảng từ 15 đến 20 phút để bộ phận tụ điện trong module kiểm soát túi khí được ngắt hoàn toàn. 
  • Ngắt cầu chì để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng bị điện giật hoặc hệ thống túi khí dừng đột ngột. 
  • Tránh xa vùng kim loại của bộ phận kết nối giữa túi khí và xe để giảm rủi ro bị điện giật.

3.3. Kiểm tra cuộn dây túi khí lắp trên vô lăng và trục tay lái xe

Trước khi chính thức bắt tay vào quy trình thay thế túi khí mới, chủ xe cần xác định cuộn dây túi khí lắp trên vô lăng và trục tay lái xe. Trường hợp phát hiện trục tay lái bị hỏng, chủ xe cần phải thay mới. Nếu không thay, việc đổi sang túi khí mới sẽ hoàn toàn không có tác dụng.

Bên cạnh đó, cuộn dây túi khí trên vô lăng là một bộ phận kết nối túi khí quan trọng. Do đó, chủ xe cần kiểm tra kỹ lưỡng bộ phận này. Trường hợp thấy cuộn dây này bị chảy hoặc hỏng hóc, chủ xe hãy liên hệ ngay đến đại lý hoặc nhà cung cấp để sửa.

3.4. Thay thế túi khí mới trên xe ô tô

Nắm rõ cách tự thay mới túi khí trên ô tô an toàn trước đó sẽ giúp chủ xe thực hiện thao tác linh hoạt, nhanh gọn hơn. Quy trình thay mới túi khí bao gồm:

  • Tháo các ốc vít trên hệ thống túi khí
  • Kéo túi khí cũ đã sử dụng ra bên ngoài
  • Tháo đầu dây điện nối giữa túi khí và xe ra
  • Lắp túi khí vào vị trí đặt trước đó trên xe
  • Vặn chặt lại các ốc vít ban đầu

Bên cạnh đó, chủ xe cần chú ý không kéo quá mạnh tay túi khí và các đoạn dây điện. Sau khi tháo túi và dây điện khéo léo ra bên ngoài, chủ xe thao tác cột và gắn vào vô lăng như lúc ban đầu.

hướng dẫn tự thay mới túi khí trên ô tô các bước
Chủ xe cần chú ý không kéo mạnh tay túi khí và các đoạn dây điện trong xe khi thao tác thay mới (Nguồn: Sưu tầm)

3.5. Hoàn tất việc thay thế túi khí trên xe ô tô

Sau khi đã thực hiện các thao tác lắp đặt lại túi khí, chủ xe cần kiểm tra và hoàn tất các thao tác. Cụ thể, người lái cần nối dây cáp âm của xe vào vị trí ban đầu và kích hoạt cầu chì. Khi đó, xe đã có thể hoạt động bình thường như trước đó.

4. Lái xe nên thay túi khí trên ô tô ở đâu?

Nhiều chủ xe quan niệm sai lầm về việc túi khí chỉ bung khi hệ thống xác định sắp có rủi ro hoặc tai nạn diễn ra. Trên thực tế, túi khí có thể bị bung ngay cả khi không bị va chạm bởi tai nạn. Việc bung túi khí phụ thuộc vào một số yếu tố như lực va chạm, góc va chạm, trường hợp thắt dây an toàn và cách thiết lập túi khí hoạt động của mỗi hãng xe khác nhau,... 

Bên cạnh đó, túi khí chỉ được sử dụng một lần duy nhất. Nếu đã sử dụng túi khí, chủ xe cần chọn cơ sở bảo dưỡng hoặc mang thẳng xe đến nhà cung cấp để lắp đặt bổ sung các túi khí. Khi đó, chủ xe có thể an tâm sử dụng xe bởi phương tiện đã được trang bị “tấm chắn an toàn”.

5. Những lưu ý sử dụng túi khí ô tô an toàn

Túi khí là một bộ phận giúp đảm bảo an toàn cho người lái. Song song đó chủ xe cần biết một số lưu ý khi sử dụng để bộ phận này phát huy tối đa tác dụng và có những nhận trải nghiệm lái xe an toàn tối đa. 

  • Chủ động kiểm tra các tính năng an toàn

Đa số các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị túi khí an toàn đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, trước khi quyết định mua xe, người dùng có thể tìm hiểu các tính năng, bộ linh kiện phụ tùng đi kèm và lái thử để tìm cảm giác với mỗi xe.

Đặc biệt, nếu mua xe cũ, người lái càng cần phải xác định được tình trạng và các tính năng an toàn của xe. Đặc biệt, chủ xe cần phải biết rõ chất lượng hiện tại của túi khí.

  • Hãy luôn thắt dây an toàn

Thắt dây an toàn là một biện pháp giúp người lái bảo vệ bản thân. Khi thắt dây an toàn, người ngồi trên xe sẽ không bị văng mạnh ra khỏi vị trí khi túi khí đang bật mở trong trường hợp có tai nạn xảy ra. Do đó, khả năng gặp phải chấn thương nghiêm trọng ở vùng mặt và ngực của người ngồi trong xe được giảm đáng kể.

  • Giữ khoảng cách an toàn với vô-lăng

Khoảng cách an toàn giữa vô lăng hạn chế tình trạng bị va chạm khi có tai nạn xảy ra, Theo khuyến cáo từ chuyên gia, người lớn cần ngồi cách vô-lăng ít nhất 25cm. Đây là khoảng cách tính từ tâm vô-lăng đến ngực người lái. 

Để đảm bảo được khoảng cách này, người lái xe có thể đẩy ghế ngồi ra phía sau cho đến khi chân để trên bàn đạp thoải mái. Đồng thời, người lái cũng nên cân nhắc tay và chân có thể vươn thẳng tới vô-lăng ô tô và bàn đạp.

  • Điều chỉnh vị trí vô-lăng phù hợp

Nếu vô-lăng của xe ô tô được trang bị tính năng hiện đại giúp điều chỉnh gần hoặc xa hơn so với vị trí ngồi lái, người điều khiển cần chủ động điều chỉnh lại phù hợp với cơ thể. Cụ thể, chủ xe hãy hướng vô-lăng xuống ngang tầm ngực để tránh mặt hoặc cổ va chạm trực tiếp với túi khí bung ra. 

lưu ý các bước thay túi khí trên ô tô
Chủ xe cần chủ động kiểm tra túi khí thường xuyên để đảm bảo nó có thể hoạt động tốt khi tai nạn xảy ra (Nguồn: Sưu tầm)

Túi khí là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng giúp bảo vệ tính mạng người ngồi trong xe ô tô. Nắm rõ những cách tự thay mới túi khí trên ô tô an toàn tại nhà giúp người lái tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời làm giảm nguy cơ rủi ro, tai nạn có thể xảy ra.

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF 9, VF e34 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
 
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ khác của VinFast, vui lòng liên hệ:

>>> Tìm hiểu thêm: 

*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo 

22/09/2022
Chia sẻ bài viết này