Những kinh nghiệm lái xe ô tô qua đường sắt đảm bảo an toàn
Đường sắt là phần đường di chuyển được thiết kế dành riêng cho tàu hỏa. Đây là làn ưu tiên do vậy các phương tiện đường bộ cần phải nhường đường và tuân thủ nguyên tắc an toàn giao thông khi điều khiển xe qua đường sắt.
1. Quy định về lái xe ô tô qua đường sắt
Việc tìm hiểu các quy định khi lái xe ô tô qua đường sắt nhằm đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro bất ngờ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người và phương tiện tham gia giao thông.
1.1. Quy tắc lái xe ô tô khi đi trên đường bộ giao với đường sắt
Điều 25 Luật giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10) nêu rõ các quy tắc khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, cụ thể như sau:
- Phương tiện giao thông đường sắt có quyền ưu tiên đi trước trên những đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
- Tại những nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu: Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, đi kèm với tiếng chuông báo hiệu và hàng rào chắn đã đóng thì người điều khiển phương tiện đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng an toàn. Chỉ khi đèn tín hiệu và chuông báo hiệu đã tắt, rào chắn mở hết thì người lái mới được cho xe đi qua.
- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu: Khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất. Lái xe chỉ được đi qua phần đường sắt khi đèn tín hiệu và chuông báo hiệu đều tắt.
- Tại những khu vực đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, chỉ được đi qua nếu không có phương tiện đường sắt khác đang di chuyển. Trong trường hợp thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới, chủ xe phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ đường ray gần nhất. Chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua lái xe mới được tiếp tục di chuyển để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt.
- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt, người điều khiển phải bằng mọi cách đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về 2 phía nhanh nhất. Đồng thời trong thời gian ngắn nhất, người điều khiển phương tiện đường bộ phải nhanh chóng tìm cách báo cho quản lý đường sắt, nhà ga gần nhất và đưa xe ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
- Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt phải có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa xe ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt nhanh nhất có thể.
Các nguyên tắc lái xe ô tô qua đường sắt đã được Luật pháp Việt Nam quy định rõ ràng và chi tiết. Do đó, người điều khiển phương tiện đường bộ cùng mức với đường sắt cần tuân thủ an toàn cho bản thân và hành khách trên xe.
1.2. Mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô vi phạm quy tắc an toàn giao thông đường sắt
Mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông khi di chuyển qua đường sắt được quy định tại Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm | Phạt tiền | Phạt bổ sung |
Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định | Phạt tiền từ 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng (Khoản 6 Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | |
Quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường sắt | ||
Không tuân thủ chỉ dẫn của đèn báo hiệu và vạch kẻ đường | ||
Vượt rào chắn khi phương tiện đường sắt đang lưu thông | Phạt tiền từ 4 triệu đồng - 6 triệu đồng (Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định bổ sung 123/2021/NĐ-CP) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng từ 1 - 3 tháng. |
Lỗi vượt đèn đỏ đường sắt khi đã được bật | ||
Không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của nhân viên gác khu vực đường sắt |
>>> Tìm hiểu thêm:
- Quy định xử phạt lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông 2022
- Quy định và mức phạt đối với lỗi lùi xe không đúng quy định
2. Những điều cần lưu ý khi lái xe ô tô qua đường sắt
Kinh nghiệm lái xe ô tô qua đường sắt để giúp hạn chế tai nạn là người lái xe ô tô qua đường sắt nên tuân thủ sát những quy tắc băng qua đường ray, quan sát và để ý tình hình trước khi di chuyển.
2.1. Tuân thủ quy tắc an toàn khi lái xe qua đường sắt
Khi lái xe ô tô qua đường sắt, người lái cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định an toàn đường sắt. Xe lửa và tàu hỏa đều là những phương tiện được ưu tiên, người điều khiển phương tiện đường sắt cũng cần nhiều thời gian để xử lý nếu muốn tránh các chướng ngại vật xuất hiện trên đường ray. Vì vậy, lái xe phương tiện đường bộ cần chú ý theo sát tín hiệu đèn báo, rào chắn hoặc chỉ dẫn của nhân viên gác đường sắt để tránh những va chạm không mong muốn xảy ra. Ngoài ra, việc giảm tốc độ và dừng xe trong vạch an toàn quy định, đợi tàu đi qua rồi mới đi tiếp cũng là điều đáng lưu tâm.
Người lái xe tại những khu vực nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt tuyệt đối không được chủ quan khi đi qua phần đường này. Thực tế có thể phát sinh nhiều tình huống mà bản thân người lái cũng không lường trước được như xe bị hỏng hóc, tắt máy giữa đường.
2.2. Quan sát kĩ trước khi lái xe ô tô qua đường sắt
Trong những trường hợp xung quanh đường sắt không có đèn tín hiệu hoặc rào chắn, người điều khiển phương tiện đường bộ cần quan sát kỹ cả 2 phía để đảm bảo không có phương tiện đường sắt đang đi tới. Chỉ khi đã chắc chắn an toàn thì người lái mới tiếp tục di chuyển qua đường ray.
Bên cạnh đó, vì đường sắt thường được thiết kế cao hơn so với đường bộ, khi đi qua chủ xe cần thực hiện động tác nhấn ga nhanh gọn, dứt khoát để tránh ảnh hưởng đến phương tiện lưu thông phía sau.
2.3. Quy tắc lái xe ô tô băng qua đường ray
Trước khi lái xe ô tô qua đường sắt, người điều khiển phương tiện đường bộ cần quan sát phía bên kia đường. Nếu đang có tình trạng ùn tắc giao thông, hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi đường thông thoáng mới bắt đầu di chuyển. Việc cố băng qua đường ray trong tình huống này có thể khiến xe kẹt ở giữa đường sắt và xảy ra va chạm nếu phương tiện đường sắt lưu thông vào cùng thời điểm.
Tại Việt Nam, nhiều khu vực đường sắt giao với đường bộ vẫn chưa được trang bị đầy đủ đèn báo hiệu hoặc rào gác chắn. Vì vậy, người lái xe cơ giới cần thận trọng khi đi qua những phần đường ray này, đặc biệt vào ban đêm.
Lái xe cơ giới nên dừng lại trước đường sắt tối thiểu 5m, bật đèn tín hiệu và lắng nghe âm thanh trước khi băng qua đường ray. Nếu nghe thấy tiếng vọng của tàu, người điều khiển có thể quay trở lại xe và chờ đến khi tàu đi qua rồi mới tiếp tục di chuyển. Ngược lại, trong trường hợp không có âm thanh vọng lại thì người lái xe ô tô có thể yên tâm băng qua đường sắt. Cách làm này dù mất thời gian hơn nhưng giúp người lái đảm bảo an toàn khi lưu thông.
>>> Tìm hiểu thêm :
- Lái xe ô tô ban đêm: Bí quyết giữ tỉnh táo và đi lại an toàn
- 6 kinh nghiệm lái xe ban đêm an toàn cho người mới
2.4. Cách xử lý nhanh khi xe ô tô tắt máy giữa đường ray
Trường hợp hi hữu khi lưu thông qua đường sắt là xe ô tô bị tắt máy đột ngột. Đây là tình huống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đòi hỏi người điều khiển phải giữ bình tĩnh, đưa ra cách xử lí tình huống tối ưu trong thời gian ngắn nhất.
Với tình huống đèn tín hiệu đang tắt, không có phương tiện đường sắt nào đang đi đến gần, người lái có thể khởi động lại xe từ 1 - 2 lần. Nếu xe vẫn không hoạt động, hãy nhanh chóng liên hệ đến nhân viên đường sắt và đội cứu hộ. Trong trường hợp vị trí đường ray không có rào gác chắn và nhân viên, người lái cần chủ động nhờ sự trợ giúp từ lực lượng chức năng gần nhất để kịp thời xử lí và thông báo đến lái tàu.
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn kiểm tra khi ô tô đề không nổ máy
Lưu ý, đối với trường hợp đèn tín hiệu thông báo phương tiện đường sắt đang di chuyển, người điều khiển phương tiện đường bộ hãy nhanh chóng di tản người ngồi trong xe, tuyệt đối không chần chừ mang theo hành lý vì tính mạng là quan trọng nhất. Hãy chạy nhanh ra khỏi đường ray theo hướng ngược lại để tránh bị thương do những mảnh vỡ khi va chạm giữa tàu và xe xảy ra nếu có.
Khi những điểm giao giữa đường sắt và đường bộ còn chưa được trang bị đầy đủ rào chắn, đèn tín hiệu thì chủ xe cần phải nắm rõ những kinh nghiệm lái xe ô tô qua đường sắt để đảm bảo an toàn tối đa. Việc quan sát kĩ trước khi đi qua và kinh nghiệm xử lí tình huống xe hỏng nhanh chóng sẽ giúp hạn chế tối đa thiệt hại về người và của.
Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt cọc VF 8, VF e34 và VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Riêng với những khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 có thể liên hệ Showroom đã đặt cọc trước đó để bổ sung thêm 40 triệu đồng và ký hợp đồng mua bán chính thức, hoặc nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website https://shop.vinfastauto.com/vn_vi/ev-deposit. VinFast sẽ giao xe theo thứ tự đơn hàng nộp đủ 50 triệu tiền đặt cọc và ký hợp đồng mua bán chính thức VF 8.
Để có thêm thông tin về các mẫu xe của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: