Cách kiểm tra tính năng an toàn xe điện trước khi di chuyển

Với những ưu điểm như ứng dụng công nghệ thông minh hiện đại, trang bị an toàn vượt trội, ô tô điện là dòng xe đang trở thành xu hướng phương tiện của tương lai và dần trở nên phổ biến với người tiêu dùng. Vì là dòng xe mới, người dùng nên biết cách kiểm tra các tính năng an toàn xe điện để đảm bảo quá trình vận hành không bị gián đoạn.
dat-coc-xe-o-to-dien-vinfast

Ô tô là một phương tiện di chuyển với vận tốc cao, do đó yêu cầu về mức độ an toàn trên xe là vô cùng quan trọng. Ô tô điện được trang bị rất nhiều các tính năng an toàn nhằm bảo vệ người lái và hành khách. Người dùng cần biết cách kiểm tra tính năng an toàn xe điện để an tâm hơn trước khi di chuyển.

1. Các tính năng an toàn xe điện

Các tính năng an toàn trên ô tô đóng vai trò rất quan trọng, cũng là yếu tố được người mua xe quan tâm nhiều nhất. Hệ thống với nhiều tính năng, cách hoạt động khác nhau nhằm bảo vệ người lái và hành khách, tăng độ an toàn, giảm thiểu rủi ro khi di chuyển. 

Là thương hiệu xe điện đầu tiên ở Việt Nam, VinFast cũng rất quan tâm tới hệ thống an toàn cho xe. Các mẫu ô tô điện VinFast hiện nay đều được trang bị nhiều hệ thống an toàn hiện đại, tiên tiến như: hệ thống túi khí, hệ thống cảm biến an toàn…

1.1. Hệ thống túi khí

Hệ thống túi khí là một trong các tính năng an toàn quan trọng trên ô tô gồm túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến nhận biết va chạm. Hệ thống túi khí ô tô được thiết kế với mục đích hạn chế tối đa chấn thương nếu xảy ra va chạm. 

Hệ thống túi khí là một trong các tính năng an toàn xe điện 
Hệ thống túi khí là một trong các tính năng an toàn xe điện (Nguồn: Sưu tầm)

Theo các tiêu chuẩn an toàn cho xe ô tô, hệ thống túi khí gồm tối thiểu 1 túi khí phía trước được lắp tại vô lăng, 1 túi khí ở taplo và 2 túi khí bên hông xe. Khi xảy ra va chạm, tín hiệu từ hệ thống cảm biến sẽ được truyền đến bộ điều khiển túi khí ACU, lập tức các túi khí được mở ra chỉ trong vòng 0,04 giây. Lúc này các túi khí được bung ra và đỡ lấy tất cả các hành khách trên xe. Nhờ đó, những người ngồi trong xe hạn chế được những va đập mạnh, tránh các chấn thương nghiêm trọng.

Chính vì vậy, trước khi xe lăn bánh người dùng nên kiểm tra lại hệ thống túi khí của xe hoặc xem đèn cảnh báo túi khí có sáng đèn không. Tránh các trường hợp phát sinh lỗi kỹ thuật khiến túi khí không hoạt động. 

1.2. Dây đai an toàn

Hiện nay, dây đai an toàn là một bộ phận tiêu chuẩn và bắt buộc phải được trang bị trên xe ô tô. Dây đai an toàn ô tô có chức năng cố định người ngồi trong xe, bảo vệ vai và thân người trước lực đẩy quán tính trong các sự cố va chạm.

Dây đai an toàn xe ô tô điện
Dây đai an toàn xe ô tô điện là phụ kiện không thể thiếu (Nguồn: Sưu tầm)

Vì vậy, khi quyết định mua xe điện người mua nên thử qua dây đai để kiểm tra độ thoải mái, khả năng đàn hồi, các phần khóa cài,… để đảm bảo cho việc sử dụng về sau. 

1.3. Camera lùi

Camera lùi ô tô là một trong các tính năng an toàn trên ô tô hỗ trợ tầm nhìn cho người lái khi lùi ở những địa hình không thuận lợi, chật hẹp. Camera lùi được gắn phía sau xe để người lái có góc nhìn rộng và bao quát toàn bộ con đường.

Không như các loại camera thông thường, camera lùi được thiết kế giúp hình ảnh lật ngược theo chiều ngang,  kết nối với màn hình cảm ứng giúp người lái nắm bắt và nhanh chóng xử lý các chướng ngại vật sau xe. 

1.4. Hệ thống cảm biến va chạm

Hệ thống cảm biến va chạm ô tô là tính năng an toàn giúp  cảnh báo va chạm xung quanh xe với khoảng cách 500m. Khi hệ thống cảm biến phát hiện có vật cản cách xe xung quanh bán kính 500m, cảm biến sẽ phát ra tiếng kêu thông báo cho người lái.

Tính năng an toàn xe ô tô điện - cảm biến va chạm
Tính năng an toàn xe ô tô điện - cảm biến va chạm (Nguồn: Sưu tầm)

Tuy nhiên, thiết bị này đôi khi sẽ gây rắc tối cho người lái khi đi vào các khu vực kẹt xe, đông phương tiện đi lại. Khi xe di chuyển trong các khu đô thị đông đúc hay đường hẹp,  cảm biến sẽ kêu liên tục và có thể gây khó chịu cho người lái.

1.5. Hệ thống chống bó phanh cứng ABS

Hệ thống chống bó phanh ABS (Anti-Locking Brake System) là bộ phận an toàn tiêu chuẩn bắt buộc trang bị trên ô tô. Hệ thống ABS hạn chế việc các bánh xe bị khóa cứng khi đạp phanh gấp.

Hệ thống giúp cho người lái kiểm soát hướng lái, duy trì độ bám của bánh xe. Điều này cực kỳ hữu ích trong thời tiết mưa gió hoặc những tình huống khẩn cấp.

1.6. Hệ thống chống lật xe ROM

Một tính năng an toàn khác được trang bị trên xe ô tô là hệ thống chống lật xe ROM (Roll Over Mitigation). Đây là một tính năng giúp hạn chế tình trạng xe bị lật khi phanh gấp nhờ vào khả năng kiểm soát lực phanh trên từng bánh xe độc lập. 

Hệ thống an toàn chống lật xe được trang bị cảm biến để hạn chế độ nghiêng của xe theo chiều dọc. Khi người điều khiển đánh lái gấp ở tốc độ cao, lực ly tâm có xu hướng làm lật xe và cảm biến sẽ nhận tín hiệu này. Cảm biến tác động vào hệ thống phanh, tiến hành phanh hai bánh trước làm hai bánh này trượt khoảng 2-3cm, qua đó làm giảm lực ly tâm giúp giảm nguy cơ lật xe. 

1.7. Hệ thống cân bằng điện tử ESC

Hệ thống cân bằng điện tử ESC là một tính năng hỗ trợ an toàn xe khi di chuyển trong các điều kiện thời tiết và địa hình xấu như mưa, đường trơn trượt, cát đá hoặc một số tình huống đánh lái khẩn cấp.

Hệ thống ESC giúp xe tránh mất lái, lật xe bằng cách can thiệp vào hệ thống phanh. Về cơ bản, ESC hoạt động trên sự hỗ trợ của hai công nghệ là hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) và hệ thống chống bó cứng phanh (ABS). Trong đó, ABS sẽ kích hoạt khi xe phanh lại, còn TCS kích hoạt khi xe tăng tốc đột ngột, qua đó kiểm soát độ bám đường của bánh xe tốt hơn khi di chuyển trong điều kiện xấu.

1.8. Theo dõi và hiển thị thông tin tình trạng pin xe 

Pin là bộ phận quyết định thời gian, phạm vi di chuyển, thời gian sạc của xe. Vì vậy, hệ thống theo dõi và hiển thị thông tin tình trạng pin xe là rất cần thiết. Hệ thống sẽ giúp kiểm soát nhiệt độ, tình trạng pin đảm bảo khả năng vận hành, giúp cho chủ xe thiết kế lộ trình phù hợp cho chuyến đi. 

Hệ thống theo dõi pin xe ô tô điện
Hệ thống theo dõi pin xe ô tô điện (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, hệ thống theo dõi và hiển thị trạng thái pin, kết hợp với thiết bị giám sát hành trình, giúp chủ xe nhanh chóng phát hiện ra những trường hợp làm hao hụt pin xe bất thường.

1.9. Hỗ trợ gọi cứu hộ/cấp cứu tự động eCall

ECall (Emergency Call System) là hệ thống liên lạc không dây cho phép ô tô  tự động liên hệ đến các trung tâm cứu hộ khẩn cấp khi gặp tai nạn. Hệ thống eCall giúp rút ngắn thời gian tìm kiếm và cứu hộ, hạn chế thương vong trong các trường hợp xấu nhất cho người trên xe nhờ vào khả năng định vị chính xác vị trí xe gặp nạn.

 Hệ thống eCall tính năng an toàn xe điện
Hệ thống eCall tính năng an toàn xe điện (Nguồn: Sưu tầm)

Hệ thống eCall sẽ tự động được kích hoạt khi các cảm biến hoặc bộ xử lý (như túi khí) phát hiện các va chạm nghiêm trọng. Ngoài ra, những người xung quanh cũng có thể kích hoạt eCall tìm cứu hộ người bị thương nhanh chóng bằng nút ấn ngay trên khoang lái.

Ngay khi hệ thống eCall được kích hoạt, hệ thống sẽ xác định vị trí, thời gian, hướng di chuyển, tình trạng xe, số lượng hành khách trên xe và gửi tín hiệu đến trung tâm cứu hộ gần nhất. Với hệ thống eCall, đơn vị cứu hộ cũng có thể kết nối và trao đổi trực tiếp với các hành khách trên xe để nhanh chóng sơ cứu trong khi chờ đội cứu hộ.

Ngoài sự cố tai nạn, các chủ xe ô tô còn có thể kích hoạt eCall để gọi cứu hộ và hỗ trợ khi gặp các sự cố về pin, lốp, động cơ xe,....

1.10. Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM

Điểm mù chính là một trong những nguyên nhân gây nên các vụ vạ chậm bất ngờ. Dù người lái chỉnh gương chiếu hậu đúng cách thì vẫn có những điểm mù mà họ không thể quan sát được. 

Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM (Blind Spot Monitor) là tính năng an toàn giúp cảnh báo người lái khi có xe phía sau hoặc bên hông chạy quá sát xe của mình. Hệ thống BSM hoạt động dựa vào tín hiệu thu được từ các bộ phát sóng được gắn quanh thân xe, trên gương chiếu hậu và đuôi xe….

Người lái nhận tín hiệu thông qua đèn cảnh báo ở góc trên của gương chiếu hậu hoặc qua âm thanh và rung vô lăng, từ đó có thể giúp người lái nắm được tình huống quanh xe và hạn chế va chạm với xe khác. 

2. Cách kiểm tra tính năng an toàn xe điện

Người lái nên kiểm tra các hệ thống trên xe để đảm bảo vận hành an toàn và tối ưu hiệu năng pin ô tô điện. Để biết được động cơ và hệ thống có đang vận hành ổn định hay không, người lái nên tham khảo những hướng dẫn kiểm tra tính năng an toàn của xe điện.

Cách kiểm tra tính năng an toàn xe điện
Kiểm tra tính năng an toàn xe điện nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển (Nguồn: Sưu tầm)

2.1. Kiểm tra đèn báo túi khí, đèn báo ABS

Kiểm tra đèn báo túi khí nhằm biết được hệ thống có hoạt động ổn định không, xe đã được thay túi khí chưa,.... Đặc biệt là đối những người khi mua xe cũ, thì việc này là rất quan trọng. 

Để kiểm tra túi khí, người dùng đề xe, sau đó quan sát đèn túi khí. Nếu như đèn không sáng thì chứng tỏ hệ thống bị lỗi. Còn nếu đèn sáng và biến mất sau khi đèn Check (System Check) tắt thì chứng tỏ hệ thống vẫn còn hoạt động. 

Tương tự, đèn báo ABS cũng sẽ tắt ngay sau khi đèn Check tắt.  Tuy nhiên, nếu như đèn báo túi khí và đèn báo ABS vẫn sáng liên tục thì nên đề xe thêm 2-3 lần, kết quả vẫn không đổi thì đem xe đến hãng để kiểm tra, sửa chữa. 

2.2. Kiểm tra phanh xe 

Đạp thử phanh xe trước khi nổ máy khoảng 3 - 5 lần, hệ thống trợ lực phanh vẫn hoạt động tốt nếu như chân phanh cứng hoặc đứng yên. Ngược lại, khi đạp phanh và có cảm giác lỏng lẻo, không ăn phanh thì người lái cần đem đi sửa chữa, nếu không khi di chuyển sẽ dễ bị mất phanh.

2.3. Kiểm tra gương hệ thống chiếu hậu, cảm biến lùi, cảm biến cảnh báo điểm mù

Người lái kiểm tra tầm nhìn thông qua gương chiếu hậu và điều chỉnh thích hợp. Đối với các hệ thống cảm biến, người lái khởi động xe và cài số lùi hoặc tiến. Nếu như đèn báo liên tục mặc dù không có vật cản, hoặc không báo thì chứng tỏ hệ thống bị lỗi. 

2.4. Kiểm tra tình trạng pin 

Pin là bộ phận quan trọng nhất của xe ô tô điện, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành xe. Vì vậy, người lái xe cần theo dõi dung lượng pin và quãng đường di chuyển tương ứng được hiển thị trên màn hình điều khiển. Bên cạnh đó, người lái cần lưu ý đến điều kiện thời tiết, tần suất sử dụng các tính năng tiện ích giải trí, những yếu tố làm tiêu hao pin ô tô điện.  

Người lái nên tận dụng tính năng tra cứu hệ thống trạm sạc có trong hệ thống điều khiển xe ô tô điện để có kế hoạch về hành trình di chuyển hay nạp năng lượng phù hợp nhất.

2.5. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng

Hệ thống đèn chiếu sáng quyết định đến khả năng báo hiệu cũng như mở rộng tầm nhìn khi xe di chuyển vào ban đêm hoặc trong các điều kiện thời tiết xấu. Chính vì thế, người lái không được quên việc kiểm tra hệ thống chiếu sáng và báo hiệu phía trước và phía sau xe trước những chuyến đi.

Việc kiểm tra tình trạng xe và bảo hành định kỳ cũng rất cần thiết, giúp xe hoạt động ổn định hơn và phát hiện những vấn đề mới kịp thời. Nhằm đảm bảo sự an toàn, đặc biệt trong những chuyến đi xa, người lái nên đem xe đến Xưởng dịch vụ của hãng để kiểm tra tính năng an toàn xe điện và bảo dưỡng xe trước khi khởi hành chuyến đi xa. 

Hiện các dòng xe ô tô của VinFast VF 8, VF 9, VF e34 đều trang bị các tính năng an toàn cơ bản, cùng nhiều trang bị hữu dụng khác. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc hỗ trợ tư vấn về các mẫu xe ô tô điện VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>> Xem thêm:

*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo.

12/08/2022
Chia sẻ bài viết này