Cách xử lý khi bị bỏng bô xe hiệu quả và không để lại sẹo

Khi bị bỏng bô xe máy, điều quan trọng cần thực hiện ngay đó là sát khuẩn khu vực xung quanh vết bỏng, ngâm vùng da bị bỏng vào nước mát, sau đó sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị bỏng. Tùy thuộc vào mức độ bị bỏng sẽ có cách xử lý khi bị bỏng bô xe khác nhau, đem lại hiệu quả cao và không để lại sẹo.

1. Bỏng bô xe máy là gì?

Khi bô xe máy còn nóng, nếu không may chạm phải sẽ gây ra tình trạng bỏng bô xe máy. Lúc này, vùng da bị tiếp xúc với bề mặt ống xả sẽ bị tổn thương, gây nên tình trạng phồng, đỏ, rộp nước, đau rát,... Thông thường, vùng da bị bỏng không lớn nhưng vẫn dễ để lại các tổn thương sâu, thậm chí là nhiễm trùng và hình thành sẹo nếu không được chữa trị đúng cách.

Cách xử lý khi bị bỏng bô xe, khi những vết bỏng này thường đau rát, phồng rộp
Bỏng bô xe máy gây đau rát, phồng rộp, có thể để lại sẹo (Nguồn: Báo Thanh Niên)

2. Cách nhận biết các mức độ bỏng bô xe máy

Nhìn chung vết thương bỏng bô xe máy là dạng bỏng nhiệt nóng, vết bỏng có thể nhỏ nhưng mức độ tổn thương lại lớn do bô xe rất nóng, dẫn truyền nhiệt cao. Vì vậy người dùng cần biết cách xử lý khi bị phỏng bô xe nhanh chóng để tránh nhiễm trùng, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. 

Bỏng bô xe máy có 3 mức độ từ nhẹ đến nặng. Bước đầu tiên để sơ cứu khi bỏng bô xe máy là xác định các mức độ bỏng, bao gồm:

2.1. Bỏng độ 1

Bỏng độ 1 chỉ gây ảnh hưởng lên lớp biểu bì bên ngoài. Triệu chứng cụ thể là vùng da bị ửng đỏ, có cảm giác đau và chuyển sang màu trắng khi chạm vào. Ở cấp độ bỏng này, tình trạng da sẽ không hình thành mủ nước hay phồng rộp. Thời gian phục hồi cho vết bỏng độ 1 thường trong 2 - 3 ngày.

2.2. Bỏng độ 2

Ở cấp độ này, phần biểu bì và một phần chân bì bị tổn thương. Biểu hiện nhẹ dễ nhận thấy là vùng da đỏ, đau, chuyển sang màu trắng khi bị chạm vào và có tình trạng phồng rộp da.

Biểu hiện nặng hơn là vùng da bị bỏng cảm thấy đau hoặc không đau. Tình trạng này là do dây thần kinh bị đứt, ẩm hoặc khô do tuyến mồ hôi bị phá hủy và lông trên da bị rụng. Thời gian để vết bỏng hồi phục sẽ mất khoảng 2 - 3 tuần.

2.3. Bỏng độ 3

Đây là mức độ bỏng nghiêm trọng nhất vì tác động lên cả lớp biểu bì và chân bì. Tất cả phần nang lông, huyết quản và dây thần kinh tại vùng da bị bỏng đều bị phá hủy, thậm chí có thể ảnh hưởng đến cơ và xương.

Bỏng độ 3 sẽ có các triệu chứng như phần da bị cháy đen hay chuyển sang trắng hoặc vàng, sưng nhiều, da sần sùi. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà quá trình hồi phục sau có thể kéo dài đến vài tuần.

3. Các bước sơ cứu khi bỏng bô xe máy 

Quy trình sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy được thực hiện như sau: 

3.1. Loại bỏ quần/áo tại vị trí bị bỏng 

Việc đầu tiên cần làm là cởi bỏ trang phục ở vị trí bị bỏng, tránh để vải của quần/áo chạm vào vết thương.

3.2. Làm mát vùng da bị bỏng

Bước tiếp theo là làm mát vùng da bị bỏng bằng nước sạch, có nhiệt độ từ 16 - 20 độ C. Thời điểm tốt để ngâm rửa là 30 phút kể từ khi phần da tiếp xúc với bô xe máy. Điều này giúp hạ nhiệt vùng da đang tổn thương, giảm đau và giảm phồng rộp hiệu quả. Thời gian ngâm rửa có thể kéo dài từ 15 - 30 phút hoặc đến khi người bị bỏng không còn cảm thấy đau rát. 

Hướng dẫn xử lý vết phỏng bô xe, làm dịu da bằng nước sạch
Sơ cứu vùng da bị bỏng bằng nước sạch, mát (Nguồn: Sưu tầm)

3.3. Làm sạch và sát trùng vết bỏng

Sau khi đã hạ nhiệt vết bỏng, người bị thương nên sát trùng bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch sát khuẩn Povidine 10%.

Lưu ý: Không nên dùng nước oxy già hoặc cồn để làm sạch vì các dung dịch này có thể làm chết mô hạt trên da và dễ để lại sẹo.

3.4. Băng bó vết bỏng

Thông thường, vết bỏng nhẹ và nông sẽ tự hồi phục sau khoảng hai tuần. Trường hợp này không nhất thiết phải băng bó vì vết thương được thông thoáng sẽ nhanh lành hơn. Người bị thương chỉ cần che chắn bằng cách mặc quần áo rộng và sử dụng gạc mỡ Vaseline để băng lại vết thương khi ra ngoài. Đối với trường hợp nặng hơn, người bị bỏng cần băng bó vết bỏng bằng băng gạc và tránh chạm mạnh vào vết thương để không làm vỡ bọng nước.

Cách sơ cứu khi phỏng bô xe tránh nhiễm trùng bằng băng gạc
Người bị thương nên sử dụng băng gạc để tránh nhiễm trùng da khi ra ngoài (Nguồn: Sưu tầm)

4. Cách xử lý khi bị bỏng bô xe bị phồng nước

Nếu vùng da bị bỏng xuất hiện phồng, rộp nước, người bị thương hãy xử lý vết bỏng bô xe theo các bước sau:

4.1. Loại bỏ mô hoại tử trên vết bỏng

Vết bỏng bị phồng, rộp nước sẽ tồn tại nhiều mô hoại tử, dịch rỉ viêm và mảnh vụn da chết có thể ngăn chặn tác dụng của thuốc và dung dịch sát khuẩn. Do đó, cần phải loại bỏ mô hoại tử trên vết bỏng. Các bước thực hiện như sau:

  • Dùng nhíp đã được sát khuẩn gắp bỏ mô hoại tử ra khỏi vùng da bị bỏng. 
  • Lau nhẹ nhàng vùng da bị bỏng bằng khăn mềm đã thấm ẩm nước muối sinh lý cho đến khi sạch hoàn toàn.

4.2. Rửa vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn

Sát trùng vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn có vai trò quan trọng trong việc diệt khuẩn, loại bỏ mô hoại tử còn sót lại và kháng viêm. Tuy nhiên, việc sát trùng da phải đặc biệt cẩn thận để tránh làm vùng da bỏng nặng hơn.

Bị bỏng bô xe nên làm gì? Người bị bỏng nên sát trùng vùng da bị bỏng bằng dung dịch sát khuẩn
Sát trùng vùng da bị bỏng bằng dung dịch sát khuẩn (Nguồn: Sưu tầm)

4.3. Dưỡng ẩm vết bỏng

Độ ẩm thích hợp sẽ tạo môi trường thuận lợi để những tổn thương trên da nhanh lành và giảm đau. Tuy nhiên, người bị thương nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên để làm dịu an toàn mà không làm kích ứng hay nhiễm trùng, viêm da. 

*Lưu ý: Người bị bỏng không nên bôi kem dưỡng ẩm lên các vùng da còn ướt dịch hay mủ viêm. 

4.4. Băng vết bỏng

Người bị bỏng nên cẩn thận khi thực hiện băng bó vết thương để không làm vỡ bọng nước. Việc băng bó sẽ giúp vết thương tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, băng vết bỏng còn có tác dụng giữ ẩm và kiểm soát tình trạng tiết dịch. 

*Lưu ý không băng vết bỏng quá kín hoặc quá chặt vì có thể gây sừng hóa da non và để lại sẹo.

4.5. Kéo căng da

Thao tác kéo căng da có tác dụng phòng ngừa vết bỏng bị co rút lại, gây cản trở cho việc vận động sau này. Người bị thương cần thực hiện bài tập này khoảng 10 lần mỗi ngày, mỗi lần một phút để mang lại hiệu quả.

5. Cách xử lý khi bị bỏng bô xe không để lại sẹo

Vết bỏng có để lại sẹo hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là cơ địa của người bị bỏng và cách chữa. Để vết bỏng không để lại sẹo, hãy tham khảo cách sau: 

5.1. Mẹo chữa bỏng bô xe máy bằng phương pháp dân gian

- Sử dụng mật ong: Một trong những cách chữa bỏng bô xe máy hiệu quả đó là sử dụng mật ong. Nhờ đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau và mờ sẹo, mật ong có thể dùng để chữa bỏng bô mà không để lại sẹo. ​Người dùng chỉ cần giã vài củ nghệ tươi, trộn đều với mật ong, sau đó đắp hỗn hợp này lên vết bỏng khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước. Cách này nên sử dụng 2 - 3 lần/ngày cho đến khi vết thương khô lại.

- Sử dụng dầu dừa: Người bị bỏng sử dụng dầu dừa thoa lên vết thương đều đặn, khoảng 2-3 lần/ngày giúp vết thương không bị sậm màu, hạn chế hình thành sẹo.

- Sử dụng nha đam: Nha đam chứa nhiều acid cinnamic, acid folic và vitamin có khả năng loại bỏ tế bào chết, hạ nhiệt và giảm sưng viêm. Người bị thương chỉ cần dùng phần thịt nha đam thoa nhẹ lên vết bỏng và thực hiện đều đặn 2 - 3 lần/ngày.

Cách xử lý khi bị phỏng bô xe từ nha đam giúp tránh sẹo
Hoạt chất trong cây nha đam giúp hạn chế để lại sẹo trên bề mặt da (Nguồn: Sưu tầm)

5.2. Dùng thuốc trị sẹo

Đối với các vết bỏng nặng, để đảm bảo không để lại sẹo người dùng có thể tham khảo một số loại thuốc tây đặc trị sẹo để xử lý vết thương bỏng bô xe máy như:

- Thuốc trị sẹo Dermatix:

  • Thành phần: Cyclopentasiloxane, Polysilicone-11, Tetrahexyldecyl Ascorbate,...
  • Công dụng: Làm mềm và mờ sẹo.
  • Cách dùng: Dùng để bôi lên vùng sẹo bị bỏng bô đã đóng vảy.

- Thuốc trị sẹo Contractubex:

  • Thành phần: Heparin, chiết xuất hành tây, Allantoin,...
  • Công dụng: Làm phẳng và mờ sẹo.
  • Cách dùng: Bôi thuốc khi vết thương đã đóng miệng (dùng từ 2 - 3 lần/ngày, trong vòng 3 tháng).

- Thuốc trị sẹo Hiruscar:

  • Thành phần: Allantoin, MPS, nha đam, vitamin E, vitamin B3,...
  • Công dụng: Cải thiện vết thương và làm mềm mô sẹo.
  • Cách dùng: Bôi thuốc lên vết thương 2 - 3 lần/ngày, liên tục trong vòng từ 2 - 6 tháng.

5.3. Không nên ăn gì để tránh để lại sẹo?

Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên sử dụng trong suốt thời gian điều trị:

  • Rau muống: Loại rau này có chứa thành phần làm đầy vết thương và kích thích sản sinh collagen gây nguy cơ hình thành sẹo lồi.
  • Thịt gà: Thịt gà có đặc tính nóng nên dễ gây ra hiện tượng mưng mủ, khiến vết thương lâu lành. Ngoài ra, loại thực phẩm này có thể khiến vùng da tổn thương bị ngứa ngáy và viêm nhiễm lâu ngày.
  • Thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có khả năng làm xáo trộn mô sợi và collagen trong da. Do đó, vùng da bị bỏng sẽ dễ hình thành sẹo thâm đậm màu hay các vết sẹo lồi.
  • Các thực phẩm từ gạo nếp: Nhóm thực phẩm này có tính nóng, dễ gây hiện tượng mưng mủ và để lại sẹo lồi. 
  • Trứng: Các món ăn từ nguyên liệu này sẽ làm cho quá trình liền sẹo xuất hiện các đốm trắng như lang ben. Đặc biệt trong giai đoạn vết thương đang hồi phục, vùng da trở nên rất nhạy cảm thì trứng là loại thực phẩm nên tránh.

6. Một số lưu ý khi xử lý bỏng bô xe máy

Vết bỏng do bô xe máy sẽ rất khó lành nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Người bị bỏng nên tham khảo một số lưu ý quan trọng dưới đây để chủ động thực hiện các cách chữa bỏng bô xe máy, tránh hình thành sẹo và gây tổn thương nghiêm trọng cho làn da.

  • Luôn luôn làm ẩm và mềm băng quấn cũ trước khi tháo ra để thay thế băng quấn mới.
  • Không tác động mạnh lên vùng bị bỏng vì sẽ dễ gây tổn thương.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng các loại thuốc trị sẹo.
  • Không được làm vỡ các vết phồng rộp vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Không ngâm vết thương trong nước đá hoặc bôi thuốc mỡ để tránh làm vết bỏng nặng hơn.
  • Có thể kết hợp uống các loại thuốc chứa thành phần giảm đau và kháng viêm như Ibuprofen, Acetaminophen,... để giảm các triệu chứng đau rát thường gặp.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ da liễu nếu vùng da có dấu hiệu nhiễm trùng như vết thương lâu lành, sưng đau nhiều hơn, phồng rộp, chảy dịch, ra mủ,...

Những cách xử lý khi bị bỏng bô xe được chia sẻ trong bài viết đều đem lại hiệu quả cao, không để lại sẹo. Trong quá trình điều trị vết thương do bỏng bô gây ra, người bị bỏng cần chú ý tránh ăn uống các loại thực phẩm dễ hình thành sẹo, sinh hoạt lành mạnh để vết thương nhanh hồi phục.

Khác với xe máy xăng, xe máy điện sử dụng nguồn năng lượng điện từ pin (pin ắc quy hoặc hệ thống pin lithium-ion) cung cấp cho động cơ điện vận hành xe. Do đó, không cần phải đốt cháy nhiên liệu như xe máy xăng nên không cần ống xả để xả khí thải. Nhờ đó khi sử dụng xe máy điện, vì xe máy điện không có bô nên khách hàng không cần lo ngại việc bị bỏng ống bô xe. 

Quý khách hàng quan tâm có thể đăng ký đặt cọc xe máy điện ngay để trở thành khách hàng tiên phong sở hữu những mẫu xe xanh của người Việt và nhận nhiều ưu đãi từ VinFast.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm xe máy điện của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected].

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>> Tìm hiểu thêm:

06/12/2021
Chia sẻ bài viết này