Các lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp và mức xử phạt 2024
1. Các lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp và mức phạt
Khi điều khiển phương tiện giao thông, dù là dịp lễ hay ngày thường, người lái vẫn có thể mắc phải các lỗi vi phạm giao thông xe máy như sau:
1.1. Không đội mũ bảo hiểm
Khi tham gia giao thông, nhiều người có tâm lý chủ quan, không sử dụng mũ bảo hiểm, nhất là đi cự ly ngắn hoặc khu vực vắng vẻ, đường nông thôn. Điều này tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới chấn thương khi xuất hiện va chạm.
Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy dành cho cả người điều khiển và người ngồi sau là từ 400.000 – 600.000 đồng.
>>> Tìm hiểu thêm: Mức phạt lỗi đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm mới nhất
1.2. Không có/không mang giấy phép lái xe
Là chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể, giấy phép lái xe là điều kiện đầu tiên cho phép người lái vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe máy. Tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định, từ ngày 1/1/2022, người tham gia giao thông:
- Không có giấy đăng ký xe: mức phạt tăng lên từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.
- Không mang giấy đăng ký xe: bị xử phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
Với mức xử phạt này, người tham gia giao thông dịp Tết cần phải mang giấy phép lái xe khi di chuyển bằng xe máy, bao gồm xe máy điện. Trong trường hợp không có giấy phép lái xe, người dân tuyệt đối không điều khiển phương tiện trong mọi trường hợp.
>>> Tìm hiểu thêm: Lỗi không có bằng lái xe máy phạt bao nhiêu?
1.3. Không có/không mang Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Mang đến sự bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp tai nạn, mất mát, trộm cắp hoặc thiệt hại, bảo hiểm xe máy cũng là loại giấy tờ không thể thiếu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Theo Điểm a, Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu người điều khiển xe không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe máy có hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Theo quy định, bảo hiểm xe máy bắt buộc có thời hạn tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa là 3 năm.
>>> Tìm hiểu thêm: Lỗi không có bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu
1.4. Điều khiển xe trong tình trạng hơi thở có nồng độ cồn
Tình trạng uống rượu bia vào các dịp lễ, cuối tuần phổ biến ở mọi gia đình. Tuy nhiên, đằng sau những lần nâng cốc có thể là những va chạm giao thông, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì thế, mức phạt đối với hành vi lái xe máy khi trong hơi thở có nồng độ cồn đang ở mức cao nhất hiện nay, tức là không chỉ phạt hành chính mà có thể bị tước giấy phép lái xe., đây cũng là các lỗi vi phạm giao thông xe máy phổ biến.
Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ, tùy nồng độ cồn trong máu, nồng độ cồn trong hơi thở, người vi phạm sẽ phải đối diện với mức xử phạt khác nhau, cụ thể như sau:
- Nồng độ cồn trong máu và hơi thở ≤ 50 miligam/100 mililít máu hoặc ≤ 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 10 tháng cho đến 1 năm.
- Nồng độ cồn trong máu và hơi thở > 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt từ 4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép từ 16 đến 18 tháng.
- Nồng độ cồn trong máu và hơi thở > 80 miligam/100 mililít máu hoặc >0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt từ 6.000.000đ - 8.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị tịch thu và tước quyền sử dụng giấy phép điều khiển phương tiện từ 22 đến 24 tháng.
1.5. Điều khiển xe vượt quá tốc độ cho phép
Khi lái xe ở vận tốc cao, người điều khiển sẽ không làm chủ được tình huống, dễ dẫn tới va chạm giao thông nghiêm trọng. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt đối với người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ được đánh giá là có tính răn đe cao, cụ thể như sau:
- Chạy quá tốc độ từ 5 - dưới 10 km/h: Phạt từ 200.000 - 300.000 đồng
- Chạy quá tốc độ từ 10 - 20 km/h: Phạt từ 600.000 - 1.000.000 đồng
- Chạy quá tốc độ trên 20km/h: Phạt từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng
1.6. Chở người vượt quá số lượng quy định
Hành vi chở người vượt quá số lượng quy định là một trong các lỗi vi phạm giao thông xe máy có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
>>> Tìm hiểu thêm: Quy định xe máy chở 3 người bị phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất?
1.7. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe
Trên các tuyến phố hình ảnh vừa điều khiển xe máy vừa nghe, nhắn tin hoặc tìm kiếm ứng dụng chỉ đường trên điện thoại không còn là phổ biến. Điều này khiến người lái mất tập trung, không có phản xạ kịp thời nếu có tình huống bất ngờ.
Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ mức phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe bao gồm:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng
Người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu hành vi sử dụng điện thoại này gây tai nạn giao thông.
2. Một số câu hỏi liên quan đến tham gia giao thông bằng xe máy
Dưới đây là những câu hỏi liên quan khi di chuyển bằng xe máy và những lưu ý cho người tham gia giao thông nhằm hướng tới giao thông văn minh, an toàn.
2.1. Tham gia giao thông ngày lễ có nguy hiểm hơn bình thường?
Dịp lễ ai cũng muốn được di chuyển về quê, du lịch, lễ chùa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức cao khi tham gia giao thông. Vì thế, đi lại ngày lễ không dễ thở như nhiều người nghĩ. Nếu không tuân thủ quy định, người tham gia giao thông có thể gặp va chạm, đe dọa tính mạng của bản thân và những người cùng lưu thông.
2.2. Đi xe máy có cần dừng đèn đỏ không?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy, bao gồm xe máy điện phải tuân thủ theo đúng quy định về tín hiệu đèn giao thông. Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, người lái sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng .
2.3. Cảnh sát giao thông có làm việc ngày lễ không?
Trong khi người dân đều được nghỉ làm trong các dịp lễ, cuối tuần thì lực lượng Cảnh sát giao thông còn được tăng cường để đảm bảo trật tự An toàn giao thông. Ở những nút giao thông phức tạp đều có lực lượng chức năng túc trực nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người. Vì vậy, nếu không tuân thủ quy định, người vi phạm vẫn có thể bị phạt như bình thường.
2.4. Có những lưu ý gì khi đi xe máy ngày lễ?
Để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa việc bị phạt hành chính, tước giấy phép lái xe khi di chuyển bằng xe máy trong dịp lễ, cuối tuần và cả các ngày bình thường, người dân cần tuân thủ những lưu ý:
- Chấp hành tuyệt đối Luật giao thông Đường bộ.
- Luôn quan sát diễn biến thực tế trên đường, không nên nghe nhạc, sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.
- Lên lộ trình di chuyển thích hợp, tránh đi vào khung giờ hoặc khu vực lực lượng Cảnh sát giao thông phân luồng, cô lập.
Không khó để nhận diện các lỗi vi phạm giao thông xe máy thường gặp , điều quan trọng là người tham gia cần nâng cao ý thức tham gia giao thông để không vi phạm. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho những hành trình bình an, suôn sẻ.
Quý khách hàng có thể truy cập thêm website chính thức của VinFast để cập nhật thông tin mới nhất về chương trình ưu đãi hấp dẫn. Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast online hoặc liên hệ hotline để được sở hữu những mẫu xe tích hợp nhiều tính năng thông minh, hiện đại.
Liên hệ với chúng tôi nếu cần cung cấp, tư vấn thêm về các sản phẩm/dịch vụ của VinFast:
- Tổng đài trực tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: Cập nhật bảng giá xe máy điện mới nhất 2024
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo