Các loại phim PPF: Ưu, nhược điểm và giá thành từng loại
Các loại phim PPF được chế tạo từ những vật liệu như urethane, polyurethane hay acrylic giúp xe chống lại bụi bẩn và tình trạng xước bề mặt. Mỗi loại phim PPF có những ưu, nhược điểm và giá thành riêng biệt, khách hàng có thể căn cứ vào yếu tố này để lựa chọn loại phim phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân.
1. Các loại phim PPF - Ưu, nhược điểm và giá thành
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại phim PPF được sử dụng phổ biến là phim PVC, phim TPH và phim TPU. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm và giá thành khác nhau.
1.1. Phim PVC
Phim PVC là loại phim có mặt đầu tiên trên thị trường. Đây là một trong những loại phim PPF được tạo nên từ vật liệu Polyvinyl chloride, là loại vật liệu nhựa polymert phổ biến thuộc top 3 thế giới.
- Ưu điểm phim PVC:
- Cấu tạo vật liệu khá cứng nên có khả năng bảo vệ ô tô khỏi các va chạm cực hiệu quả.
- Giá thành tối ưu hơn so với các loại phim khác giúp chủ xe tiết kiệm chi phí dán và có thể thay thế phim linh hoạt khi cần thiết.
- Nhược điểm phim PVC:
- Keo PVC có kết cấu khá cứng nên cần phải có lớp keo dính “mạnh” để giúp phim có thể dính chắc trên bề mặt sơn xe. Lớp keo này khi sử dụng lâu ngày sẽ bị oxy hóa và có thể để lại vết ố vàng trên xe.
- Việc dán phim PPF cũng gặp nhiều khó khăn. Thông thường các kỹ thuật viên phải dùng thêm súng nhiệt để có thể dán phim vào bề mặt xe.
- Tính đàn hồi của phim PVC sẽ sớm suy giảm sau thời gian sử dụng từ 1 - 2 năm làm cho lớp PPF bị giòn và nứt gãy.
Hiện tại, mức giá trung bình cho một bộ phim PPF từ vật liệu PVC trên thị trường dao động từ 8-15 triệu đồng. Dù sở hữu mức giá bán cao hơn nhưng phim PVC vẫn được nhiều chủ xe ưa chuộng lựa chọn nhờ thời gian sử dụng phim dài.
1.2. Phim TPH
Phim TPH là phim được tạo nên từ vật liệu Polyurethanes. Đây là loại vật liệu được tạo thành từ phản ứng của hợp chất isocyanate và polyol.
- Ưu điểm của phim TPH:
- Có độ cứng tốt, chất lượng keo ổn định và dễ bám dính vào xe hơn phim PVC.
- Khả năng kháng dầu và xăng tốt giúp lớp sơn trên bề mặt xe không bị bong tróc.
- Nhược điểm của phim TPH:
- Dán phim PPF có độ bền thấp. Tuổi thọ của phim sẽ giảm nhanh chóng nếu ô tô thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và dung môi hữu cơ có trong các chất tẩy rửa, dầu mỡ hay băng keo dính.
Hiện tại, mức giá trung bình của một bộ phim PPF làm từ vật liệu TPH trên thị trường dao động từ 20-30 triệu đồng. Độ bền của loại phim TPH là khoảng 2 - 3 năm. Với những ưu điểm kể trên, phim PPF đã được nhiều khách hàng lựa chọn để dán cho xe ô tô.
1.3. Phim TPU
Phim TPU là loại phim được làm từ vật liệu Thermoplastic polyurethane. Sự ra đời của phim TPU được xem là “bước tiến mới” của dòng phim PPF khi tập hợp được các ưu điểm từ 2 dòng phim TPH và PVC.
Phim TPU chia thành 2 loại là TPU không có tính năng tự phục hồi hư hỏng khi xe xảy ra va chạm và loại TPU có tính năng tự phục hồi hư hỏng. Loại phim này đang được nhiều kỹ thuật viên lựa chọn sử dụng.
- Ưu điểm của phim TPU:
- Vật liệu TPU có khả năng đàn hồi tốt và độ bền cao.
- Phim TPU có khả năng chống oxi hoá cao nhất trong các loại phim PPF.
- Phim có khả năng bám dính bề mặt sơn xe tốt nên không cần phải sử dụng thêm lớp keo dán khác.
- Các vết xước trên bề mặt phim sẽ tự lành và co dãn về trạng thái ban đầu dưới tác dụng của nhiệt độ cao.
- Nhược điểm phim TPU:
- Giá thành phim PPF - TPU cao hơn nhiều so với các loại phim khác.
Hiện nay, mức giá trung bình cho một bộ phim PPF làm từ vật liệu TPU không có tính năng tự phục hồi hư hỏng là từ 35-50 triệu đồng. Trong khi đó, phim PPF làm từ vật liệu TPU có tính năng tự phục hồi hư hỏng là từ 80-100 triệu đồng. Màng phim TPU có thời gian sử dụng khoảng 3 - 5 năm. Phim TPU được đánh giá là loại phim tốt nhất trên thị trường hiện nay.
2. Quy trình dán phim PPF
Phim PPF thường được dán ở những vị trí bên ngoài xe, những nơi dễ va quẹt và bám dính bụi bẩn cao. Bên cạnh đó, các chủ xe cũng nên dán phim PPF ở những vị trí khác có giá trị cao trên ô tô như ốp nội thất, gương chiếu hậu, cản sau, cụm đèn pha, bệ bước chân ở cửa, cản trước,...
Hiện nay, đa số các quy trình dán phim PPF chuyên nghiệp đều được các chuyên gia thiết kế để phù hợp theo khuôn của từng loại xe. Thời gian dán keo cho ô tô sẽ khác nhau tùy vào từng đơn vị thi công.
Quy trình dán phim PPF cho xe ô tô bao gồm 3 bước:
- Bước 1: Làm sạch và chuẩn bị cho bề mặt xe trước khi dán phim
Trước khi dán phim PPF, bề mặt ô tô cần được loại bỏ các vết bẩn và mảng bám để keo dán được dính chặt vào xe. Đây là bước đơn giản nhưng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng dán phim lên xe.
- Bước 2: Lắp đặt từng phần vào xe
Sau khi PPF được cắt thành từng miếng theo khuôn mẫu các bộ phận của xe, kỹ thuật viên sẽ bóc và thấm ướt phim bằng dung dịch đặc biệt đã được pha sẵn. Dung dịch này giúp phim không bị dính chặt vào bề mặt xe nên công nhân có thể dễ dàng di chuyển vị trí miếng dán.
Sau khi miếng dán đã ở đúng vị trí, người thợ dùng cây gạt nước để gạt bỏ dung dịch, bong bóng nước hoặc nếp gấp, giúp bề mặt phim PPF được trơn bóng. Để phim PPF được bám chặt hơn vào bề mặt xe, kỹ thuật viên có thể sử dụng súng nhiệt lên lớp phim này.
- Bước 3: Để khô phim PPF
Sau khi dán phim PPF, kỹ thuật viên cần để khô lớp phim trong 1 ngày trước khi sử dụng xe. Tổng thời gian từ khi dán phim đến khi đưa xe vào sử dụng dao động từ 2 - 4 ngày, tùy thuộc vào kích thước của ô tô.
Các loại phim PPF trên thị trường hiện nay đều giúp bảo vệ xe khỏi những va chạm, trầy xước và bám bẩn từ môi trường bên ngoài. Mỗi loại phim có những ưu và nhược điểm riêng biệt, khách hàng tùy theo nhu cầu sử dụng của mình để lựa chọn phim PPF cho phù hợp.
Quý khách quan tâm đến các dòng xe điện VinFast có thể tiến hành đặt cọc xe điện VinFast để nhận được ưu đãi hấp dẫn vào tháng 2/2023. Liên hệ tới bộ phận CSKH của VinFast để được hỗ trợ tư vấn thông tin nhanh chóng nhất.
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>>Tìm hiểu thêm:
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.