Có nên dán phim PPF cho ô tô không?

Dán phim PPF ô tô là lựa chọn hữu ích nhằm bảo vệ bề mặt lớp sơn không bị bong tróc, trầy xước và đảm bảo xe luôn bền đẹp. Với cấu tạo 4 lớp, phim PPF có thể hạn chế tối đa những tác động tiêu cực lên bề mặt và chi tiết xe.

Hiện nay, ngày càng có nhiều người dùng ô tô quan tâm đến việc chăm sóc và bảo dưỡng xe. Chính vì vậy, việc dán phim PPF được ưa chuộng và là giải pháp hiệu quả giúp người dùng bảo vệ xe khỏi các tác nhân bên ngoài và tăng tính thẩm mỹ.

Dán phim PPF giúp bảo vệ ô tô hiệu quả
Dán phim PPF là sự lựa chọn hoàn hảo giúp người dùng bảo vệ bề mặt xe khỏi vết xước hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

1. Dán phim PPF là gì?

Phim PPF là lớp màng mỏng làm từ màng urethane, polyurethane hay acrylic, thường được dán bên ngoài lớp sơn của xe ô tô. Loại phim này có tính mềm dẻo, rất bền theo thời gian, chịu nhiệt cao. Vì vậy, dán phim PPF cho ô tô sẽ giúp xe chống được tia UV, luôn giữ được màu sơn như mới, hạn chế xước và bám vết bẩn. Lớp phim này cũng được dùng để bảo vệ nội thất bên trong xe như các bộ phận ốp nhựa, ốp gỗ hay bảng taplo.

Về cấu tạo, phim PPF được thiết kế gồm 4 lớp riêng biệt, cụ thể :

  • Lớp thứ nhất: Đây là lớp bảo vệ PET nằm trên bề mặt của phim. Lớp này giữ vai trò bảo vệ phim khi chưa sử dụng, chống trầy xước các lớp bên trong và sẽ được bóc ra khi dán phim PPF lên xe.
  • Lớp thứ hai: Đây là lớp nền cơ học giúp hạn chế xước và giảm lực tác dụng lên xe. Lớp này có tính chất dẻo dai và bền theo thời gian, có khả năng cách nhiệt cao và chống tia UV tốt.
  • Lớp thứ 3: Đây là lớp keo kết dính giúp phim PPF bám chắc trên bề mặt dán, hạn chế việc phim bị bong tróc hay phồng rộp trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, lớp keo này còn giúp xe hấp thụ và phân tán các lực va chạm.
  • Lớp thứ 4: Đây là lớp màng phủ bề mặt của phim, giúp bảo vệ lớp keo dán luôn ở trạng thái tốt nhất trong quá trình di chuyển. Lớp màng này sẽ được bóc bỏ trước khi dán phim lên bề mặt xe.
Dán phim PPF là gì
Phim PPF có cấu tạo gồm 4 lớp với khả năng chống chịu nhiệt độ cao, ngăn cản bức xạ của tia cực tím và tia hồng ngoại tốt (Nguồn: Sưu tầm)

2. Có nên dán phim PPF ô tô?

Hiện nay, mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông đúc, đặc biệt, ở các vùng đô thị, lưu lượng xe cao vào giờ cao điểm. Vì vậy, khi tham gia giao thông, xe dễ bị va chạm dẫn đến việc xuất hiện những vết xước hoặc bị bong sơn,... Chính vì vậy, nhiều người dùng đã lựa chọn dán phim PPF để đảm bảo độ bền đẹp cho xe. Lớp phim này có khả năng đàn hồi và tự hồi phục vết xước tốt giúp bảo vệ “diện mạo” xe trong quá trình sử dụng.

Dán phim PPF là sự đầu tư đúng đắn giúp bảo vệ xe
Phim PPF có khả năng đàn hồi và tự hồi phục vết xước tốt (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, việc dán phim PPF còn đem lại nhiều ưu điểm khác, cụ thể :

  • Dán PPF tạo lớp bảo vệ nâng cao cho lớp sơn bên ngoài và phần nội thất bên trong xe.
  • Phim PPF khi dán không bị sần vỏ cam hay thiếu kết dính như nhiều loại miếng dán thông thường khác, giúp tăng thẩm mỹ và tạo độ trơn bóng cho bề mặt xe.
  • Dán PPF gồm 4 lớp, mỗi lớp đều có công dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của các vết bẩn hoặc hóa chất ăn mòn từ bên ngoài, giúp lớp sơn xe không bị bạc màu sau thời gian dài sử dụng.
  • Phim bảo vệ sơn PPF có khả năng tự hồi phục khi gặp các vết xước nhỏ. Các vết xước này sẽ được liền lại khi sử dụng súng nhiệt hoặc dùng nhiệt  trực tiếp.
  • Dán phim PPF có khả năng chống chịu nhiệt độ cao, ngăn cản bức xạ của tia cực tím và tia hồng ngoại. Miếng dán sẽ không bị ố vàng làm mất thẩm mỹ của thiết phương tiện.

Tuy nhiên, dán phim PPF cũng có một số nhược điểm mà mọi người cần lưu ý. Trên thị trường hiện nay xuất hiện một số loại PPF kém chất lượng, đa dạng mẫu mã, chất liệu và nguồn gốc xuất xứ. Chính vì vậy, người dùng cần lưu ý tránh mua phải loại phim PPF giả, kém chất lượng. Điều này sẽ làm giảm đi độ hiệu quả, chất lượng bảo vệ của phim.

3. Giá thành dán phim PPF

Giá thành dán phim PPF được tính dựa trên loại màng cấu tạo nên phim. Thông thường, phim bảo vệ được chia thành 3 loại với giá thành khác nhau như sau:

  • Phim PPF - PPC: Loại phim này có mặt sớm nhất trên thị trường. Phim được làm từ Polyvinyl chloride giúp bảo vệ xe khỏi các va chạm mạnh nhưng dễ bị oxi hóa sau một thời gian sử dụng.  Chi phí dán phim PPF - PPC dao động từ 8-15 triệu đồng với độ bền khoảng 1-2 năm.
  • Phim PPF - TPH: Đây là loại phim làm từ vật liệu polyurethanes, có độ cứng cao và chất lượng keo dán tốt hơn phim PPF - PVC. Chi phí dán phim PPF - TPH dao động từ 20-30 triệu đồng với độ bền 2-3 năm.
  • Phim PPF - TPU : Phim này làm từ vật liệu Thermoplastic polyurethane, được tích hợp ưu điểm của hai dòng phim PPF - PVC và PPF - TPH. Vì vậy phim PPF - TPU có khả năng đàn hồi cao, độ bám dính và chống oxi hóa tốt. Phim PPF - TPU có khả năng tự phục hồi hư hỏng là 80 - 100 triệu đồng và không có khả năng tự phục hồi là 35 - 50 triệu đồng với độ bền là 3-5 năm. 
Phim PPF - TPU có nhiều ưu điểm vượt trội
Phim PPF - TPU làm từ Thermoplastic polyurethane, được tích hợp ưu điểm của hai dòng phim PPF - PVC và PPF - TPH (Nguồn: Sưu tầm)

Dán phim PPF là biện pháp bảo vệ các chi tiết ô tô hiệu quả. Vì vậy, người dùng nên chọn dán phim bảo vệ sơn để giữ xe luôn sáng đẹp như mới. Đồng thời, người dùng cũng nên lưu ý chọn mua phim PPF ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng.

Quý khách quan tâm đến các dòng xe điện VinFast có thể tiến đặt cọc xe điện VinFast để nhận được ưu đãi hấp dẫn vào tháng 2/2023. Liên hệ tới bộ phận CSKH của VinFast để được hỗ trợ tư vấn thông tin nhanh chóng nhất.

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

 *Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo.

>>>Tìm hiểu thêm:

07/02/2023
Chia sẻ bài viết này