Giải đáp các câu hỏi thường gặp về hộp đen trên ô tô

Hộp đen là một thiết bị điện tử siêu bền có khả năng ghi lại những thông tin có giá trị trong hành trình của người điều khiển phương tiện giao thông. Tìm hiểu ngay câu trả lời của các câu hỏi thường gặp về hộp đen ô tô.
dat-coc-xe-o-to-dien-vinfast

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về hộp đen như ô tô có hộp đen không, vị trí lắp đặt, công dụng của hộp đen,... giúp người dùng biết rõ thiết bị này là gì và hiểu được tầm quan trọng của hộp đen.

1. Hộp đen là gì? Ô tô có hộp đen không?

Hộp đen (hộp đen GPS) là một loại thiết bị lưu trữ thông tin được gắn trên các phương tiện giao thông (hộp đen được thiết kế phù hợp riêng với từng loại phương tiện khác nhau). Hiện nay có hai loại hộp đen phổ biến là hộp đen máy bay và hộp đen trên các phương tiện cơ giới.

Như vậy, ô tô có hộp đen và thiết bị này được lắp đặt để giám sát toàn bộ hành trình di chuyển của xe. Hộp đen ô tô được xem là bằng chứng thiết thực nhất trong trường hợp không may xe xảy ra va chạm.

ô tô có hộp đen không
Hộp đen ô tô rất quan trọng trong việc xác định các thông số được ghi lại khi xe xảy ra va chạm (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về hệ thống định vị toàn cầu GPS trên ô tô

2. Hộp đen ô tô có tác dụng gì?

Hộp đen ô tô có nhiệm vụ lưu giữ đầy đủ dữ liệu về tình trạng của xe và có khả năng kết nối với hệ thống máy chủ quản lý trực tuyến qua SMS/GPRS/GPS. Nhờ đó người dùng có thể giám sát xe mọi lúc và xem lại các thông tin quan trọng trong hành trình như lịch sử di chuyển. Mọi dữ liệu này được lưu trữ trong hộp đen tối đa trong khoảng 3 tháng.

Hộp đen được thiết kế rất chắc chắn với lớp vỏ làm từ kim loại, có khả năng chống lực va đập mạnh và chống sốc. Nhiều loại hộp đen ô tô còn có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt như áp suất cao (227kg/6,5cm2) hoặc nhiệt độ cao lên đến 80 độ C. Chính vì vậy, hộp đen có thể bảo toàn hầu như nguyên vẹn trong các vụ tai nạn và cung cấp các thông tin thiết thực cho người điều tra sau đó.

Bên cạnh đó, hộp đen được trang bị trên ô tô còn giúp đảm bảo an toàn cho người lái vì có thể đưa ra các cảnh báo tốc độ, cảnh báo đoạn đường nguy hiểm hay đường một chiều…

3. Hộp đen ô tô nằm ở đâu?

Vị trí lắp đặt hộp đen không cố định tùy vào từng loại xe. Với hình dáng nhỏ gọn (chỉ khoảng 4 x 10cm), hộp đen cho phép người dùng gắn ở nhiều vị trí khác nhau trên ô tô. Tuy nhiên, nhìn chung phải đặt thiết bị ở vị trí hợp lý, đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải, phát huy được tính năng và không ảnh hưởng đến các thiết bị khác. 

Hộp đen ô tô thường được lắp đặt trên khoang lái giúp người lái dễ dàng quan sát những cảnh báo và chọn hiển thị chỉ dẫn đường.

hộp đen ô tô nằm ở đâu
Hộp đen ô tô có kích thước nhỏ gọn dễ lắp đặt

4. Hộp đen ô tô có camera không?

Hộp đen ô tô là một thiết bị giám sát hành trình, hoạt động dựa vào các bộ phận xử lý và con chip GPS. Hộp đen ô tô không có camera, do đó không có chức năng ghi lại hình ảnh trên xe. Ghi lại hình ảnh là nhiệm vụ của camera hành trình.

Chính vì vậy, hộp đen không thể thay thế được khả năng ghi hình của camera hành trình.

5. Hộp đen ô tô có ghi âm không?

Hộp đen trên ô tô (không giống như hộp đen trên máy bay) không ghi lại âm thanh. Thiết bị này chỉ đơn giản là ghi lại các thông số xảy ra trong quá trình ô tô chạy.

6. Hộp đen xe ô tô giá bao nhiêu?

Tùy thuộc vào những yếu tố như thương hiệu, kích thước, công dụng và kiểu dáng mà hộp đen ô tô có các mức giá khác nhau.

Mức giá hộp đen ô tô chất lượng nằm trong khoảng 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Người dùng cần lưu ý tránh chọn mua các thiết bị hộp đen với giá quá thấp, không rõ thương hiệu, nguồn gốc vì có thể không đảm bảo chất lượng và không đúng với quy chuẩn về hộp đen được Bộ Giao thông Vận tải ban hành.

7. Các câu hỏi thường gặp về hộp đen: Quy định pháp luật về lắp hộp đen

7.1. Quy định lắp hộp đen trên ô tô

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008: Toàn bộ các hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô phải đảm bảo phương tiện kinh doanh vận tải được gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ.

Theo Điều 14 Nghị định 86/2014, các phương tiện buộc phải gắn thiết bị giám hành trình (hộp đen) bao gồm ô tô kinh doanh vận tải hành khách, ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa.

Đồng thời, luật cũng quy định thiết bị giám sát hành trình được trang bị phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian phương tiện tham gia giao thông.

Các câu hỏi thường gặp về hộp đen
Quy định trong luật pháp Việt Nam bắt buộc xe ô tô phải lắp đặt hộp đen

7.2. Mức phạt với phương tiện kinh doanh vận tải không trang bị hộp đen

Trang bị hộp đen là quy định bắt buộc đối với các loại xe thuộc diện kinh doanh vận tải. Như vậy, nếu phương tiện kinh doanh vận tải không lắp đặt hộp đen sẽ bị xử phạt theo quy định.

Mức phạt đối với hành vi vi phạm không trang bị hộp đen được quy định rõ tại Điều 23, Điều 24 và Điều 28 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển phương tiện ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định: Phạt tiền từ 1-2.000.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc đã gắn nhưng thiết bị không hoạt động theo đúng quy định.

Xử phạt người điều khiển xe tải, máy kéo và các loại phương tiện tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ: Phạt tiền từ 1-2.000.000 VNĐ đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc đã gắn nhưng thiết bị không hoạt động theo đúng quy định.

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ: Phạt tiền từ 3-4.000.000 VNĐ (với cá nhân) và từ 6-8.000.000 VNĐ (đối với tổ chức) hoạt động kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải có hành vi vi phạm do sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phương tiện phải gắn thiết bị) hoặc đã gắn nhưng thiết bị không hoạt động đúng với quy chuẩn theo quy định.

Tóm lại, hộp đen ô tô ghi lại dữ liệu lái xe và phương tiện từ ngay trước, trong và sau một vụ va chạm ô tô. Các dữ liệu này có thể hỗ trợ trong các cuộc điều tra va chạm về sau. 

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh cũng có thể tham khảo thêm thông tin và đặt mua VF e34 hoặc đặt cọc VF 8 và VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tính năng thông minh, công nghệ hiện đại được trang bị trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.

Để hỗ trợ khách hàng đã đặt cọc VinFast VF 8 với số tiền 10 triệu đồng trước ngày 6/4/2022 nhanh chóng được ghi nhận số thứ tự nhận xe, và đơn giản hóa thủ tục thanh toán, từ ngày 25/7/2022, khách hàng có thể sử dụng công cụ tra cứu và nộp cọc bổ sung VF 8 trực tuyến thông qua website. Theo đó, khách hàng có thể tiến hành bổ sung cọc từ xa nhanh chóng và thanh toán hoàn toàn miễn phí qua thẻ Visa.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm khác của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]  

>>> Tìm hiểu thêm: 

29/08/2022
Chia sẻ bài viết này