Giải đáp thắc mắc về các vấn đề khi bị tước giấy phép lái xe
1.Tước giấy phép lái xe là gì?
Tước bằng lái xe là hình phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng về các quy phạm an toàn giao thông. Trong thời gian bị tước bằng lái xe thì người bị phạt không thể tự điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Thời hạn quy định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là từ 01 - 24 tháng tính từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực. Thời gian tước bằng như thế nào sẽ được suy xét dựa trên tính chất và hành vi vi phạm pháp luật của người điều khiển phương tiện.
2. Các trường hợp vi phạm sẽ bị tước giấy phép
2.1 Các trường hợp vi phạm sẽ bị tước giấy phép lái xe máy
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi vi phạm vào những điều luật như sau thì người điều khiển phương tiện có thể bị tước bằng lái xe từ 01 - 18 tháng tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
- Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Điều khiển xe khi đang say xỉn hoặc trong máu có lượng cồn vượt mức 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Lái xe cố ý bốc đầu bánh xe trước hoặc sau khi đang tham gia giao thông.
- Chạy xe quá tốc độ quy định trên 20km/h.
- Điều khiển xe gây ra tai nạn nhưng bỏ trốn, phá hoại hiện trường, không đưa người bị nạn đi cấp cứu.
- Lạng lách và đánh võng trên các tuyến đường trong thành phố hoặc ngoại ô.
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, thay đổi người lái xe khi xe vẫn đang chạy.
- …
2.2 Các trường hợp vi phạm sẽ bị tước giấy phép lái xe ô tô
Các trường hợp bị tước giấy phép lái xe hơi được phân chia thành các nhóm dựa trên thời gian bằng bị tước.
Thời gian bị tước bằng từ 01 - 03 tháng
- Không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.
- Chạy xe quá tốc độ cho phép 20 - 35 km/h.
- Không chấp hành hiệu lệnh từ cảnh sát.
- Điều khiển xe đi vào khu vực cấm, đi ngược chiều trong tuyến đường 1 chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều".
- Có nồng độ cồn trong máu nhưng nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Không nhường đường hoặc gây cản trở cho các xe được ưu tiên (cấp cứu, cứu hoả,...) khi đang phát đèn và còi báo hiệu cảnh báo.
- Không dừng, đỗ xe theo quy định khi ở trên đường cao tốc.
Thời gian bị tước bằng từ 02 - 04 tháng
- Điều khiển phương tiện gây ra tai nạn nhưng bỏ trốn, phá hoại hiện trường, không trình báo cơ quan chức năng và không hỗ trợ người bị nạn đi cấp cứu.
- Chạy xe với chạy quá tốc độ trên mức 35 km/h.
- Thực hiện hành vi đón / trả khách trên đường cao tốc.
>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các lỗi vi phạm trên đường cao tốc cần tránh
Thời gian bị tước bằng từ 03 - 05 tháng
- Có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định là 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.
Thời gian bị tước bằng từ 05 - 07 tháng
- Khi đang trên cao tốc nhưng lại điều khiển xe chạy lùi hoặc chạy ngược chiều.
- Không chịu hợp tác kiểm tra nồng độ cồn và chất kích thích của người thi hành công vụ.
Thời gian bị tước bằng từ 10 - 12 tháng
- Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
- Điều khiển phương tiện gây ra tai nạn nhưng bỏ trốn, phá hoại hiện trường, không trình báo cơ quan chức năng và không hỗ trợ người bị nạn đi cấp cứu.
Thời gian bị tước bằng từ 16 - 18 tháng
- Có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định là 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Thời gian bị tước bằng từ 22 - 24 tháng
- Có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở..
- Điều khiển phương tiện khi đã sử dụng chất kích thích.
- Không chịu hợp tác kiểm tra nồng độ cồn và chất kích thích của người thi hành công vụ.
>>> Tìm hiểu thêm: Khung thời hạn tước giấy phép lái xe mới nhất dành cho xe hơi
3. Bị tước giấy phép lái xe có phải thi lại không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người điều khiển xe thắc mắc khi vi phạm luật giao thông và bị tước bằng lái. Việc không thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời hạn bị tước giấy phép lái xe có thể gây ra những trở ngại nhất định cho chủ xe. Do đó, nhiều cá nhân có mong muốn học và thi lại trong thời gian bị tước bằng lái để tránh ảnh hưởng tới công việc cũng như đời sống. Ngoài ra, một số người vi phạm cũng lo lắng về việc bằng lái có thể bị giữ vô thời hạn và họ bắt buộc phải học để thi lại sát hạch lái xe.
Theo điều 25, văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Như vậy, hình phạt tước giấy phép lái xe chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định (theo các mức 1-24 tháng). Sau khi hết thời hạn này, người vi phạm có thể sử dụng giấy phép lái xe bình thường mà không cần thi lại. Tuy nhiên nếu sau khi hết thời hạn mà giấy phép lái xe hết hạn (đối với các loại giấy phép lái xe có thời hạn) thì người điều khiển phương tiện phải khám sức khỏe và làm các thủ tục để được đổi giấy phép lái xe theo quy định của điều 61 văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH
4. Có được bỏ bằng lái cũ để thi bằng lái mới không?
Về nguyên tắc, nếu bị tịch thu giấy phép lái xe có thời hạn đồng nghĩa với việc người vi phạm không được điều khiển xe cùng loại trong thời gian bị đình chỉ. Do đó, người đó không được học, thi và cấp giấy phép lái xe mới cho đến khi hết thời hạn phạt.
Theo quy định được nêu rõ trong khoản 3 điều số 37 trong Nghị định số 100/2019 / NĐ-CP, cá nhân khai man hoặc sử dụng hồ sơ, tài liệu sai sự thật để học, thi, kiểm tra chứng chỉ mới hoặc cấp thay thế, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Ngoài ra, các tài liệu, giấy tờ giả mạo sẽ bị tịch thu.
5. Trường hợp bị tước giấy phép lái xe khi nào mới phải thi lại bằng lái?
Trước tình hình giao thông tại Việt Nam ngày càng phức tạp do nhiều phương tiện gia tăng và nhiều tố khách quan khác, Bộ Giao Thông Vận Tải đã những quyết định mới đệ trình chính phủ. Quy tắc mới được đưa ra nhằm giúp răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm giao thông liên quan đến người tham gia điều khiển phương tiện trên đường.
Trong đó, người lái xe bị tước bằng lái sẽ phải thi lại bằng lái với những trường hợp sau:
- Người điều khiển xe có giấy phép lái xe bị thu hồi hơn 4 lần trong vòng 3 năm.
- Tổng thời gian bị giam bằng lái xe vượt quá 24 tháng.
- Người điều khiển phương tiện đã vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ và gây ra vụ tai nạn giao thông từ mức độ nghiêm trọng trở lên (hơn 1 người chết, hoặc 2 người bị thương, tổn hại sức khỏe hơn 60%).
6. Khi nào bị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn
Thời gian bị tước giấy phép lái xe ô tô đã được nêu chi tiết ở mục 2.2 cho thấy không có thời điểm nào là vĩnh viễn được liệt kê. Nếu như chủ phương tiện gây tai nạn trong tình trạng say xỉn dẫn đến nạn nhân tử vong thì sẽ được quy về trách nhiệm hình sự về việc vi phạm giao thông đường bộ được quy định tại khoản 72 điều 1 trong luật hình sự sửa đổi (2017).
Vì vậy, thời gian tước bằng sẽ từ 01 - 05 năm tuỳ thuộc vào độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Và hiện nay hoàn toàn không có trường hợp hợp bị tước bằng vĩnh viễn.
Việc bị tước giấy phép lái xe là có thời hạn và thời gian bị tịch thu bằng sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế. Bên cạnh đó, việc bị tước bằng vĩnh viễn là không hề có vì nó sẽ ảnh hưởng đến những công dân hành nghề lái xe, chưa kể việc này còn xâm phạm đến quyền tự do đi lại của công dân.
Khách hàng có nhu cầu sở hữu các dòng ô tô điện VF e34, VF 8, VF 9 có thể đăng ký lái thử xe VinFast để trải nghiệm hệ thống an toàn và các tiện ích vượt trội của các dòng xe để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân.
Ngoài ra, nếu cần thêm thông tin về các dòng xe ô tô điện VinFast, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89 hoặc
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!