Bảo dưỡng xe tay ga gồm những gì? 10 lưu ý quan trọng cần biết

Xe tay ga được chăm sóc đúng cách đảm bảo các bộ phận không bị xuống cấp, giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu, giúp tiết kiệm chi phí vận hành. Tìm hiểu thời điểm cần bảo dưỡng xe tay ga và những lưu ý cần biết.

Theo khuyến nghị từ nhà sản xuất, chủ phương tiện nên bảo dưỡng xe tay ga chạy xăng định kỳ 2 - 3 tháng/lần hoặc theo số km đã di chuyển. Mỗi bộ phận trên xe đều có những tiêu chuẩn chăm sóc riêng, tùy vào mức độ hư hỏng, người dùng có thể lựa chọn các phương án sửa chữa, thay thế phù hợp.

lịch bảo dưỡng xe tay ga
Các hãng sản xuất khuyến cáo người dùng nên bảo dưỡng xe tay ga định kỳ 2 - 3 tháng/lần để duy trì hiệu suất hoạt động của xe

1. Tại sao nên bảo dưỡng xe tay ga định kỳ?

Bảo dưỡng xe tay ga không chỉ đảm bảo các bộ phận luôn ổn định, giảm thiểu hư hỏng còn giúp xe ít tiêu hao năng lượng, tiết kiệm chi phí vận hành.

1.1. Sớm phát hiện hư hỏng

Quá trình sử dụng xe lâu dài không thể tránh khỏi tình trạng xuống cấp, hư hỏng của các linh kiện trên xe, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến sự cố nghiêm trọng gây nguy hiểm cho người lái.

Do đó, việc bảo dưỡng định kỳ nhằm kiểm tra tình trạng của xe và các bộ phận quan trọng như động cơ, hệ thống điện, phanh, lốp xe và các phụ tùng khác. Nhờ vậy, chủ xe có thể sớm phát hiện những vấn đề nhỏ như đèn hỏng, dầu bẩn, lốp bị mòn trước khi trở thành vấn đề nghiêm trọng.

1.2. Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí

Bảo dưỡng xe thường xuyên giúp hạn chế các hư hỏng và giảm thiểu chi phí sửa chữa. Ngoài ra, bảo dưỡng xe tay ga đúng cách định kỳ giúp xe hoạt động đúng công suất, duy trì tốt các chức năng của xe, góp phần nâng cao tuổi thọ của các bộ phận trên xe.

bảo dưỡng xe tay ga đúng cách
Bảo dưỡng xe thường xuyên giúp hạn chế hư hỏng và tiết kiệm chi phí sửa chữa (Nguồn: Sưu tầm)

1.3. Tăng tuổi thọ các chi tiết máy

Các chi tiết như dầu máy, dầu phanh,… sau thời gian sử dụng rất dễ bị oxy hóa, dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, ảnh hưởng đến công suất chung của xe.

Bên cạnh đó, các bộ phận khác như phanh, lốp,... rất dễ bị hư hỏng do phải hoạt động, ma sát liên tục và tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Việc thường xuyên kiểm tra các bộ phận giúp hạn chế các hư hỏng nặng, từ đó nâng cao tuổi thọ hoạt động của xe, đảm bảo an toàn cho người dùng.

2. Bảo dưỡng xe tay ga gồm những gì?

Nhiều người dùng thường thắc mắc xe tay ga cần bảo dưỡng những gì? Có 10 hạng mục quan trọng mà chủ phương tiện cần lưu ý khi bảo dưỡng xe tay ga. Tùy vào mức độ hư hỏng của từng bộ phận, người dùng có thể áp dụng cách bảo dưỡng xe tay ga phù hợp.

2.1. Dầu nhớt

Để đảm bảo hiệu suất tối đa và tuổi thọ cho động cơ, dầu nhớt cần được thay thế định kỳ sau khoảng 1.000 - 1.500 km di chuyển theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Việc thay dầu định kỳ giúp loại bỏ cặn bẩn, bụi bẩn và các chất ô nhiễm tích tụ trong dầu nhớt cũ, cải thiện hiệu suất động cơ tốt hơn.

Mặt khác, đối với người dùng thường xuyên di chuyển trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều hoặc xe liên tục tải nặng, khuyến khích nên thay dầu nhớt sớm hơn để không ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.

Khi thay dầu nhớt, chủ xe nên sử dụng loại dầu nhớt chính hãng và phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất. Việc sử dụng dầu nhớt không đúng chủng loại hoặc không phù hợp có thể làm giảm hiệu suất của động cơ và gây hư hỏng.

xe tay ga cần bảo dưỡng những gì
Việc thay dầu nhớt sau khoảng 1.000 - 1.500 km di chuyển giúp động cơ hoạt động mượt mà hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài việc thay dầu nhớt định kỳ, người dùng cũng nên kiểm tra mức dầu nhớt thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo rằng mức dầu trong động cơ luôn đủ và các chi tiết bên trong được bôi trơn đầy đủ.

2.2. Má phanh, dầu phanh

Má phanh thường bao gồm các bộ phận như xi lanh phanh, piston, bánh răng và cơ cấu truyền động. Các chi tiết trong hệ thống má phanh rất dễ bị hao mòn trong quá trình sử dụng, gây hiện tượng vênh đĩa phanh, làm hệ thống phanh mất hiệu quả ngay cả khi đã thay má mới…

Tiếp đến là dầu phanh làm nhiệm vụ truyền lực từ bàn đạp phanh hoặc tay cầm phanh đến má phanh. Dầu phanh bị hao mòn hoặc nhiễm tạp chất, có cặn dẫn tới hiện tượng mất phanh hoặc phanh không hiệu quả.

Bảo dưỡng má phanh và dầu phanh định kỳ giúp đảm bảo hệ thống phanh hoạt động hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro khi di chuyển. Theo khuyến nghị từ nhà sản xuất, chủ xe nên thay má phanh, dầu phanh sau khoảng 15.000 - 20.000 km di chuyển.

cách bảo dưỡng xe máy tay ga
Các chi tiết trong má phanh rất dễ bị hao mòn nên cần được thay mới định kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

2.3. Dầu láp

Dầu láp được sử dụng để bôi trơn và bảo vệ các bánh xe trước tác động của môi trường như nước, bụi bẩn, và oxi hóa, từ đó giúp tăng tuổi thọ và hiệu suất của bánh xe. Dầu láp sẽ hao mòn và bị bẩn theo thời gian, khiến giảm hiệu quả của hệ thống truyền động, nặng hơn có thể dẫn tới vỡ láp, mất truyền động.

Thay dầu láp giúp loại bỏ các tạp chất và cặn bẩn tích tụ trong dầu láp cũ, đồng thời cung cấp dầu mới để bôi trơn các bánh xe. Theo khuyến nghị từ nhà sản xuất, người dùng nên thay dầu láp sau 3 - 5 lần thay dầu máy để đảm bảo điều kiện hoạt động.

Ngoài việc thay dầu láp định kỳ, chủ xe cũng nên kiểm tra mức dầu láp thường xuyên sau mỗi 6.000 - 8.000km để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường và khắc phục kịp thời.

2.4. Dây curoa

Dây curoa là bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động của xe tay ga, có chức năng truyền động từ động cơ đến bánh xe, làm cho xe di chuyển. Theo thời gian, dây curoa bị mòn làm giảm hiệu quả truyền lực. Chưa kể, các ma sát trong quá trình chuyển động sẽ làm chai cứng dần bề mặt dây đai, thậm chí có khả năng làm nứt dây.

Do đó, để đảm bảo an toàn, người dùng nên thường xuyên kiểm tra đai truyền động sau khoảng 8.000 km và thay thế sau khoảng 20.000 km.

bảo dưỡng xe tay ga gồm những gì
Thay dây curoa định kỳ để đảm bảo hiệu quả truyền lực, giúp xe vận hành tốt hơn (Nguồn: Sưu tầm)

2.5. Bugi

Bugi thường chịu sự mài mòn do tác động của điện cực trong quá trình đốt cháy nhiên liệu và khí. Tác động này làm giảm khả năng đánh lửa của điện cực, khiến xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn để duy trì hiệu suất hoạt động.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bugi có thể tích tụ cặn bẩn, tro, và các tạp chất khác từ môi trường xung quanh, gây cản trở và làm suy yếu hiệu suất của bugi.

Thực tế, bugi là một bộ phận khá bền bỉ, có thể hoạt động tới vài chục nghìn km mới hư hỏng hẳn. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên kiểm tra định kỳ và thay thế nếu cần thiết, nhất là trong thời kỳ mưa gió, ngập nước, để xe hoạt động ổn định nhất.

2.6. Nước làm mát

Hao hụt quá nhiều nước mát khiến xe nóng máy nhanh, chạy ì và nặng nhất là có thể nứt vỡ lốc máy. Thay nước làm mát định kỳ giúp loại bỏ cặn bẩn, bụi và các chất ô nhiễm, mang lại dung môi sạch cho hệ thống làm mát.

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, nước làm mát nên thay sau khoảng 10.000 km di chuyển. Nước làm mát cũng nên được kiểm tra định kỳ, đặc biệt là sau những chuyến đi dài, đèo dốc hay tải quá nặng.

bảo dưỡng xe tay ga giá bao nhiêu
Chủ xe nên thay nước mát định kỳ, hoặc ngay sau khi xe bị ngập nước (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, chủ phương tiện có thể theo dõi mực nước làm mát dựa trên các vạch định mức ở bình chứa phụ. Trường hợp nước dưới vạch Lower, chủ xe cần bổ sung thêm nước làm mát.

Ngoài ra, van xả nhiệt trong hệ thống làm mát giúp điều chỉnh lưu lượng nước để đảm bảo nhiệt độ động cơ ổn định. Chủ xe nên kiểm tra và thay van xả nhiệt định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống làm mát.

2.7. Lọc gió

Lọc gió giúp ngăn các hạt bụi, cặn bẩn và các chất ô nhiễm khác từ không khí vào hệ thống động cơ, hạn chế hư hỏng và duy trì hiệu suất hoạt động.

Lọc gió bị tắc nghẽn do bẩn sẽ làm hạn chế lượng không khí dẫn vào buồng đốt, ảnh hưởng đến khả năng sinh công của động cơ. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng động cơ khó nổ, hao xăng, máy yếu khi tăng ga hoặc lên dốc, có khói đen.

Chủ xe nên kiểm tra lọc gió định kỳ trước mốc 10.000 km và lựa chọn loại lọc chất lượng và phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.

2.8. Bộ truyền động

Bảo dưỡng bộ truyền động định kỳ giúp đảm bảo xe tay ga hoạt động mượt mà, tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ hỏng hóc. Bộ truyền đồng bao gồm nhiều bộ phận như dầu hộp số, dây curoa, đĩa ly hợp,... với mức thời gian bảo dưỡng khác nhau.

Tốt hơn hết chủ xe nên nhờ những người có chuyên môn kiểm tra hoặc đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng chính hãng để được hỗ trợ.

2.9. Kiểm tra ắc quy

Khi bảo dưỡng ắc quy xe tay ga, chủ xe cần có một số lưu ý như sau:

  • Kiểm tra mức nước ắc quy: Nếu mức nước thấp, cần thêm nước cất vào từng ô ắc quy để đảm bảo mức nước đủ để ắc quy hoạt động ổn định.
  • Kiểm tra và làm sạch cực ắc quy: Giúp đảm bảo độ dẫn điện tốt và tăng hiệu suất hoạt động của ắc quy.
  • Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây ắc quy: Đảm bảo tiếp xúc tốt giữa cực ắc quy và ốc ắc quy, tránh tình trạng ắc quy mất điện.
 xe tay ga cần bảo dưỡng gì
Thay thế ắc quy định kỳ để đảm bảo xe vận hành đúng công suất (Nguồn: Sưu tầm)

2.10. Vệ sinh xe tay ga thường xuyên

Để vệ sinh xe tay ga đúng cách, chủ xe có thể tham khảo một số cách làm sau:

  • Rửa xe thường xuyên bằng dung dịch chuyên dụng giúp giữ cho bề ngoài xe luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng oxi hóa.
  • Sử dụng khăn mềm và chất làm sạch xe ô tô để lau chùi bề mặt xe, bao gồm bình xăng, ống xả, và các bộ phận khác.
  • Vệ sinh bánh xe và lốp bằng chất làm sạch riêng dành cho bánh xe để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và cặn bẩn tích tụ trên bánh xe. 
  • Kiểm tra áp suất lốp định kỳ và bơm lốp lên áp suất đúng để đảm bảo an toàn khi lái xe.
  • Lau sạch kính trước, kính sau và kính cửa bằng bông lau mềm và dung dịch làm sạch kính, cải thiện tầm nhìn khi lái xe.
  • Vệ sinh yên xe bằng cách lau sạch bề mặt yên, đảm bảo độ êm ái và thoải mái khi ngồi trên xe.

3. Một số lưu ý khi chăm sóc bảo dưỡng xe tay ga đúng cách

Bên cạnh các bộ phận cần được kiểm tra thường xuyên, người dùng cũng cần chú trọng vào một số thói quen khi sử dụng và chăm sóc xe như sau:

  • Khi sử dụng xe thì người dùng cần đợi đèn báo FI tắt rồi mới được khởi động xe để cảm biến được hoạt động bình thường, hạn chế các lỗi phát sinh ở IC hay bơm xăng.
  • Hạn chế sử dụng phanh trước do đường kính bánh trước thường nhỏ và kèm theo giảm xóc ngắn rất dễ xảy ra tai nạn. Nên kết hợp cả phanh trước và sau để đảm bảo an toàn.
  • Không vận hành xe ở tốc độ quá chậm sẽ làm cho nhiệt độ của nó tăng cao và khiến xe bị tiêu tốn thêm rất nhiều nhiên liệu.

Do kết cấu động cơ phức tạp nên việc bảo dưỡng xe tay ga thường tốn nhiều thời gian và chi phí. Việc sửa chữa, thay thế các bộ phận của xe phải được thực hiện bởi người có chuyên môn. Tốt hơn hết, người dùng nên chủ động đưa xe đến các cơ sở bảo dưỡng chính hãng để được kiểm tra định kỳ và sớm khắc phục các vấn đề.

Hiện nay, nhiều người dùng dần chuyển sang các dòng xe máy điện với thiết kế thân thiện, cấu trúc động cơ đơn giản hơn, thuận tiện cho việc bảo dưỡng. Khác với xe tay ga chạy xăng, xe máy điện sử dụng động cơ điện nên chỉ cần thay lọc gió và kiểm tra hệ thống điện thường xuyên.

cách bảo dưỡng xe tay ga
Xe máy điện có thiết kế thân thiện, năng động, động cơ vận hành đơn giản, bền bỉ và tiết kiệm

Xe máy điện cũng không trang bị các bộ phận như bộ truyền động, hộp số nên giúp giảm thiểu chi phí thay thế và sửa chữa. Hơn nữa, xe điện sử dụng năng lượng chủ yếu từ pin, có ưu thế về thời gian sử dụng và độ bền nên hạn chế được hao mòn nhiên liệu trong quá trình sử dụng.

Tại Việt Nam, VinFast là thương hiệu tiên phong sản xuất xe máy điện sử dụng pin LFP tiên tiến. Không chỉ sở hữu những ưu điểm vượt trội về thiết kế, động cơ, khả năng vận hành, xe máy điện VinFast còn có chính sách bảo hành hấp dẫn, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Theo đó, các dòng xe máy điện tốt nhất hiện nay của VinFast đều được bảo hành 3 năm và không giới hạn số km (thời hạn bảo hành tính từ ngày bán lẻ ghi trên hóa đơn). Phụ tùng được thay thế theo chính sách bảo hành xe sẽ có thời hạn bảo hành bằng thời hạn bảo hành còn lại của xe.

Các lỗi nằm trong phạm vi bảo hành đều sẽ được chuyên viên kỹ thuật tại VinFast kiểm tra kỹ lưỡng (theo điều khoản bảo hành), sau đó thay thế hoặc sửa chữa phụ tùng thay thế chính hãng, kể cả những chi tiết nhỏ nhất.

Để đảm bảo xe máy điện được sửa chữa và bảo hành tốt nhất, khi xảy ra lỗi, khách hàng nên đưa xe đến các Xưởng dịch vụ của VinFast để được hỗ trợ. Bảo hành sẽ không áp dụng đối với các lỗi hư hỏng do không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của VinFast.

Hiện tại, VinFast đã phủ khắp hệ thống showroom, xưởng dịch vụ trên toàn quốc để khách hàng có thể thuận tiện đưa xe đi sửa chữa và bảo hành.

Để được bảo hành, người dùng mang phương tiện và Sổ bảo hành có dấu xác nhận của NPP/Showroom của VinFast đến showroom hoặc nhà phân phối VinFast gần nhất, không nhất thiết phải là nơi đã mua xe ban đầu. Khách hàng sẽ được nhận các quyền lợi bảo hành nếu:

  • Thỏa mãn được điều khoản nêu trong Sổ bảo hành
  • Có đầy đủ các thông tin chứng minh đã thực hiện bảo dưỡng đầy đủ, đúng định kỳ và đảm bảo chất lượng sửa chữa theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất được thực hiện bởi các XDV/NPP của VinFast

Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới để được trải nghiệm khả năng vận hành ấn tượng cùng loạt tính năng thông minh, tiện ích đón đầu xu hướng.

Để hỗ trợ tư vấn và biết thêm về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected] 

>>> Tham khảo thêm:

*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo

09/09/2023
Chia sẻ bài viết này