Áp suất lốp xe máy là gì? Bảng áp suất lốp xe máy điện VinFast
Với cơ chế tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và nâng đỡ trọng lượng phương tiện, lốp xe máy điện là bộ phận cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Thực tế, áp suất lốp xe máy điện ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn vận hành và tuổi thọ của phương tiện. Tham khảo ngay bảng thông số áp suất lốp xe máy điện VinFast để thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.
1. Áp suất lốp xe máy là gì?
Áp suất lốp xe máy là thông số không khí nén lại, ảnh hưởng trực tiếp đến độ đàn hồi của lốp. Thông thường, áp suất lốp xe máy được đo và định lượng bằng đơn vị Psi, kgf/cm2 (1 kgf/cm2 = 14,22 Psi) hoặc kPa.
Áp suất lốp ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền bỉ của lốp. Nếu lốp xe đạt tiêu chuẩn, khả năng vận hành sẽ được đảm bảo, từ đó giúp giảm tỷ lệ rủi ro xảy ra sự cố bất ngờ.
Do vậy, người dùng cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp xe máy điện phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và người cùng tham gia giao thông.
2. Áp suất lốp tiêu chuẩn là gì?
Áp suất của lốp xe máy tiêu chuẩn là mức áp suất đã được nhà sản xuất tính toán kỹ lưỡng để mang lại sự an toàn cho người dùng và đảm bảo độ bền bỉ của bộ phận. Theo đó, áp suất tối đa thường được ghi trực tiếp trên lốp và hiển thị bằng các đơn vị PSI, KPa hoặc Bar.
Tùy nhà sản xuất, mỗi dòng xe máy, xe máy điện sẽ có mức áp suất khác nhau. Thông thường, mức áp suất thường dao động khoảng:
- Lốp trước: 1,6 - kg/cm2
- Lốp sau: từ 1,8 - 2,25 kg/cm2
Theo đó, người dùng nên căn cứ vào mức áp suất lốp tiêu chuẩn mà nhà sản xuất khuyến cáo để thực hiện đo lường, điều chỉnh sao cho chính xác và vận hành hiệu quả.
3. Bảng thông số áp suất lốp xe máy điện VinFast
Lốp xe máy điện VinFast được chế tạo từ vật liệu có độ bền cao có thể chống chịu độ mài mòn và tác động từ mặt đường. Lốp xe điện VinFast có nhiều ưu điểm vượt trội như chịu được trọng lượng lớn, có độ bám đường tốt, giúp làm giảm tiếng ồn khi vận hành.
Dưới đây là bảng thông số áp suất lốp của các mẫu xe máy điện VinFast thế hệ mới, bao gồm: VinFast Vento S, VinFast Feliz S, VinFast Evo200, VinFast Evo200 Lite, VinFast Klara S (2022) và VinFast Theon S:
Bảng thông số áp suất lốp xe máy điện VinFast |
|||
STT | Xe máy điện | Áp suất lốp trước | Áp suất lốp sau |
1 | VinFast Vento S | 1.78 kgf/cm2 | 2.29 kgf/cm2 |
2 | VinFast Feliz S | 2.000kgf/cm2 | 2.25kgf/cm2 |
3 | VinFast Evo200 | 2.00 kgf/cm2 | 2.25 kgf/cm2 |
4 | VinFast Evo200 Lite | 2.00 kgf/cm2 | 2.25 kgf/cm2 |
5 | VinFast Klara S (2022) | 2.00kgf/cm2 | 2.25kgf/cm2 |
6 | VinFast Theon S | 1.90 kgf/cm2 | 2.10 kgf/cm2 |
Thông số áp suất lốp của các mẫu xe máy điện tốt nhất được VinFast tính toán kỹ lưỡng để nâng cao tuổi thọ lốp, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Người dùng nên căn cứ thông số này để bổ sung khi cần.
4. Cách đo áp suất lốp xe máy điện
Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu suất vận hành của xe máy điện, người dùng nên thực hiện đo áp suất lốp thường xuyên. Sau đây là các thao tác đo áp suất lốp xe máy điện nói chung:
- Bước 1: Tháo van trên lốp, đặt đồng hồ đo áp suất lên van và ấn mạnh để thiết lập kết nối.
- Bước 2: Chờ trong thời gian ngắn để đồng hồ đo áp suất hiển thị thông tin. Con số hiển thị chính là áp suất trong lốp xe.
Người dùng lưu ý, áp suất lốp xe máy có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất sẽ tăng do khí nở. Ngược lại, khi trời lạnh, không khí bên trong lốp sẽ co lại, làm giảm áp suất.
Ngoài ra, để đo áp suất chính xác, người dùng không nên thực hiện ngay sau khi xe vừa vận hành. Việc đo khi lốp nguội hoàn toàn sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Nếu áp suất lốp không đạt tiêu chuẩn so với quy định của nhà sản xuất, người dùng hãy tiến hành bơm hơi nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển. Việc không bơm áp suất lốp kịp thời tiềm ẩn nhiều rủi ro như mất kiểm soát, hỏng hóc, thậm chí va chạm, chấn thương.
5. Những lưu ý về áp suất lốp xe máy khi sử dụng
Việc quan sát, nắm rõ tình trạng áp suất lốp xe giúp người dùng chủ động có phương án xử lý phù hợp. “Bỏ túi” ngay 4 lưu ý về áp suất lốp xe máy bên dưới đây.
5.1 Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên
Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên là giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa. Nếu mức áp suất lốp quá thấp, xe tốn nhiều năng lượng hơn để di chuyển.
Điều này khiến mức nhiên liệu tiêu hao một cách đáng kể. Do vậy, việc duy trì áp suất lốp xe ở mức tiêu chuẩn giúp người dùng giảm thiểu chi phí nhiên liệu khi di chuyển hàng ngày.
Ngoài ra, việc kiểm tra áp suất lốp hàng ngày còn giúp người dùng hạn chế nguy cơ hỏng/méo vành. Bởi khi áp suất quá non, lốp xe máy điện sẽ bị nén quá mức khi tiếp xúc với mặt đường, gia tăng khả năng bị hỏng hoặc méo mó vành. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát xe mà còn gây nguy hiểm cho người dùng trong quá trình điều khiển.
Như vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng xe máy điện, người dùng nên kiểm tra áp suất 1 tuần/lần để nắm bắt tình trạng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
5.2 Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra
Để đảm bảo tính chính xác trong quá trình kiểm tra áp suất lốp xe máy điện, khách hàng nên dùng dụng cụ chuyên dụng. Người dùng không nên sử dụng tay để kiểm tra độ căng, non của lốp vì kết quả sẽ không chính xác. Thay vào đó, người dùng nên sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp để đảm bảo tính đáng tin cậy của thông số.
5.3 Kiểm tra áp suất vỏ xe ở điều kiện nhiệt độ thường
Người dùng nên kiểm tra áp suất lốp xe máy điện ở điều kiện nhiệt độ thông thường để đảm bảo tính chính xác. Khi phương tiện vận chuyển hàng hóa, áp suất lốp có thể tăng lên khoảng 10% do khí nóng lên và nở ra trong quá trình di chuyển.
Để có kết quả kiểm tra chính xác, người dùng nên thực hiện đo áp suất lốp sau khi xe đã vận hành khoảng 20 phút. Lúc này, xe đã quay về nhiệt độ thường và cho ra kết quả đo áp suất lốp chính xác nhất.
5.4 Lưu ý khi bơm lốp xe máy điện
Khi thực hiện bơm lốp xe máy điện, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:
- Bơm đúng tiêu chuẩn quy định: Người dùng nên bơm lốp theo đúng tiêu chuẩn do nhà sản xuất quy định. Điều này giúp người dùng đảm bảo an toàn khi di chuyển và gia tăng tuổi thọ của lốp xe.
- Không bơm lốp quá non: Không khí quá ít sẽ làm cho lốp mềm hơn, gây ra hiện tượng bánh lăn không đều khiến người dùng khó kiểm soát tay lái và dễ gây tai nạn. Ngoài ra, khi di chuyển, không khí trong lốp không đủ cũng có thể làm tiêu hao nhiên liệu đáng kể.
- Không bơm quá căng: Lốp xe quá căng làm giảm khả năng bám đường và tăng nguy cơ mất lái. Bên cạnh đó, áp suất quá cao còn ảnh hưởng tới khả năng giảm xóc và gây khó chịu cho người ngồi khi di chuyển trên những cung đường không bằng phẳng.
- Bơm lốp hơi non khi trời nóng: Khi di chuyển dưới thời tiết nắng nóng, áp suất có thể tăng lên do tác động của nhiệt độ, khiến lốp có nguy cơ nổ cao. Do vậy, trong điều kiện nhiệt độ cao, người dùng nên để lốp hơi non để đảm bảo áp suất không vượt quá mức cho phép.
- Áp suất lốp bơm cần được điều chỉnh theo tốc độ vận hành và tải trọng của người điều khiển: Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa, người dùng nên điều chỉnh lốp căng hơn để đảm bảo sự ổn định khi di chuyển.
Nắm rõ bảng thông số trên giúp người dùng thuận tiện hơn khi kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp xe máy điện VinFast. Việc đo lường, điều chỉnh áp suất lốp thường xuyên không chỉ kéo dài tuổi thọ phương tiện mà còn đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình di chuyển.
Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới để được trải nghiệm khả năng vận hành ấn tượng cùng loạt tính năng thông minh, tiện ích đón đầu xu hướng.
Để hỗ trợ tư vấn và biết thêm về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>>Tìm hiểu thêm:
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo