Quy định về âm lượng của còi điện lắp trên ô tô
Có chức năng hỗ trợ người điều khiển phát ra tín hiệu âm thanh khi xin đường hoặc cảnh báo cho người đi đường hay các chủ xe khác, còi điện ô tô giúp hạn chế va chạm. Âm lượng của còi điện lắp trên ô tô có những tiêu chuẩn riêng, đòi hỏi người dùng cần tuân thủ để đảm bảo an toàn giao thông.
1. Còi điện ô tô là gì?
Còi điện là thiết bị được lắp trên ô tô trọng tải nhỏ như xe con, bán tải, xe tải cỡ trung để phát tín hiệu cảnh báo trong quá trình tham gia giao thông. Trung bình mỗi xe ô tô sẽ được lắp từ 2 – 3 chiếc còi điện.
Còi xe hoạt động dựa trên nguyên tắc rung màng kim loại. Thiết bị này gồm một nam châm điện và một đĩa kim loại mỏng bằng thép lò xo, dẫn động bằng điện. Dưới sự tác động của lực từ, đĩa bị uốn cong và làm di chuyển các điểm tiếp xúc điện từ. Khi đĩa trở lại hình dạng ban đầu, các điểm tiếp xúc điện đóng lại, cho phép dòng điện chạy vào điện từ. Chu trình này được lặp lại cho đến khi nút còi được nhấn.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách lắp đặt còi xe ô tô tại nhà và những lưu ý khi thay mới
2. Quy định về âm lượng của còi điện lắp trên ô tô
Theo Phụ lục 1 Thông tư 10/2009/TT-BGTVT về “Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường PTGTCGĐB” quy định kiểm tra còi điện, cụ thể như sau:
- Âm lượng còi ô tô tiêu chuẩn phải nằm trong ngưỡng từ 90dB(A) đến 115dB(A), âm thanh phát ra nhỏ hơn 90dB(A) hay lớn hơn giá trị âm lượng 115dB(A) đều không đạt.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động: bấm còi để quan sát, kết hợp với âm thanh của còi. Âm sắc không liên tục và âm lượng không ổn định; điều khiển bị hư hỏng, khó điều khiển hoặc lắp đặt không đúng quy cách.
- Kiểm tra âm lượng: Sử dụng đồng hồ đo âm lượng để kiểm tra xem âm lượng còi quá nhỏ hoặc quá lớn: đặt micrô cách phía trước xe 2m, cách mặt đất 1,2m, chính giữa và hướng về phía trước xe; âm thanh còi và ghi lại giá trị âm lượng.

>>> Tìm hiểu thêm: Sử dụng còi xe không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
3. Hướng dẫn điều khiển âm lượng còi điện ô tô
Còi xe có tác dụng cảnh báo với các phương tiện khác cùng tham gia giao thông. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đang di chuyển trên cung đường có mật độ dày đặc, để đảm bảo không ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khác, người điều khiển ô tô nên điều chỉnh âm lượng còi xe phù hợp hoặc không được sử dụng còi.
Âm lượng của còi điện lắp trên ô tô phụ thuộc vào tần số và biên độ của màng còi. Khi mở, khoảng cách hở giữa 2 tiếp điểm thay đổi đồng thời tác động tới tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng. Ngoài ra, sức tăng của lò xo lá và khe hở giữa lõi và khung thép từ cũng tác động tới khả năng đóng mở tiếp điểm. Do đó khi người lái muốn thay đổi âm lượng còi xe hơi thì chỉ cần điều chỉnh để thay đổi biên độ và tần số dao động của còi hay sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép.

Các mẫu xe VinFast đều đảm bảo về chất lượng âm thanh và tần suất của còi theo quy định của Bộ GTVT. Ngoài ra, xe còn được trang bị hệ thống cảnh báo với thiết bị và bộ điều khiển ưu việt.
Đăng ký lái thử và đặt cọc xe VinFast để được trải nghiệm tính năng thông minh, vượt trội và hưởng những ưu đãi hấp dẫn.
Khách hàng tìm hiểu thêm thông tin về các mẫu xe VinFast có thể liên hệ qua:
- Hotline: 1900 23 23 89
- Email: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chỉnh âm thanh trên xe hơi đơn giản và chính xác