Cách lắp đặt còi xe ô tô tại nhà và những lưu ý khi thay mới

Còi xe ô tô có chức năng hỗ trợ người điều khiển xe phát ra tín hiệu âm thanh khi xin đường, cảnh báo cho người đi đường hay các chủ xe khác, giúp hạn chế va chạm, tai nạn giao thông.

1. Nguyên lý hoạt động của còi xe ô tô

Còi xe ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý một màng chắn kim loại rung động. Tất cả đều được dẫn động bằng điện, bao gồm một nam châm điện và một đĩa kim loại mỏng làm từ thép lò xo.

Bộ điện từ khi được cung cấp năng lượng sẽ tác động một lực từ lên đĩa, làm cho đĩa bị uốn cong. Sự uốn cong này làm di chuyển các điểm tiếp xúc điện khiến năng lượng điện từ bị mất.

Khi đĩa trở lại hình dạng ban đầu, các tiếp điểm điện đóng lại cho phép dòng điện chạy vào điện từ. Chu kỳ này được lặp lại cho đến khi nút còi được nhấn.

Cụ thể, còi xe ô tô sẽ hoạt động theo sơ đồ cấu tạo sau: 

Còi xe ô tô hoạt động theo sơ đồ cấu tạo trên đây
Nguyên lý làm việc của còi xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
 

1. Loa còi xe   

11. Ốc điều chỉnh

2. Khung thép

12. Ốc hãm   

3. Màng thép   

13.  Trụ điều khiển

4. Vỏ còi xe

14.  Cần tiếp điểm tĩnh

5. Khung thép

15.  Cần tiếp điểm động    

6. Trụ đứng     

16.  Tụ điện 

7. Tấm thép lò xo   

17.  Trụ đứng của tiếp điểm

8. Lõi thép từ 

18.  Đầu bắt dây còi xe

9. Cuộn dây 

19.  Núm còi xe        

10. Ốc hãm

20.  Điện trở phụ

 

Khi bật công tắc máy và bấm còi xe

- Cực dương ắc quy Accu -> cuộn dây -> tiếp điểm KK’ -> công tắc còi xe ô tô -> mass, cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép -> trục điều khiển màng rung làm cho tiếp điểm KK’ mở ra -> dòng qua cuộn dây mất -> màng rung đẩy lõi thép lên -> KK’ đóng lại. Quá trình đóng mở của tiếp điểm này làm cho trục màng rung tác động vào không khí với tần số 250 - 400 Hz -> phát ra tiếng kêu. 

- Điện trở hoặc tụ điện được mắc sao cho song song tiếp điểm KK’ nhằm bảo vệ tiếp điểm không bị cháy trong trường hợp dòng điện bị ngắt (C = 0,14 – 0,17 F). 

- Rơ le còi xe: Trường hợp nhiều còi xe thì dòng điện qua công tắc cò là rất lớn (10 – 25A), có thể dẫn đến hỏng hóc. Vì vậy, sử dụng rơ le còi xe để giảm dòng điện qua công tắc (khoảng 0,1A khi sử dụng rơ le còi xe). 

Khi nhấn nút còi xe:

Cực dương ắc quy Accu -> nút còi xe -> cuộn dây mass, từ hóa lõi thép hút tiếp điểm đóng lại: Ắc quy Accu -> cầu chì -> khung từ -> lõi thép -> tiếp điểm -> còi xe -> mass, còi xe phát ra âm thanh. 

2. Cách lắp đặt thay mới còi xe ô tô

Công cụ chuyên dụng khi thay mới còi xe

- Còi xe mới.

- Găng tay bảo hộ.

- Tua vít hoặc cờ lê.

- Kính chắn bảo vệ.

- Sách hướng dẫn sửa chữa (có thể có hoặc không).

Các bước lắp đặt còi xe mới

Phần 1: Tháo còi xe ô 

Bước 1: Xác định vị trí còi xe ô tô.Thông thường, còi sẽ nằm trên giá đỡ tản nhiệt hoặc phía sau lưới tản nhiệt của xe.

Bước 2: Ngắt kết nối pin. 

Bước 3: Tháo đầu nối điện của còi xe bằng cách ấn xuống và trượt ra.

Bước 4: Tháo các chốt giữ của còi.

Bước 5: Tháo còi. Khi đầu nối điện và chốt đã được tháo ra, chủ xe chỉ cần lấy còi ra khỏi vị trí cũ.

Phần 2: Lắp đặt còi mới

Bước 1: Đặt còi mới vào vị trí ban đầu.

Bước 2: Lắp lại các chốt, đảm bảo vặn chắc tay cho đến khi các chốt vừa khít.

Bước 3: Cắm đầu nối điện vào còi mới.

Bước 4: Kết nối lại pin. 

Cách thay mới còi xe ô tô như thế nào
Thay mới còi xe ô tô (Nguồn: Sưu tầm)

3. Cách xử lý còi xe ô tô hoạt động không ổn định

Cách sửa còi xe hoạt động không ổn định

- Thêm một đoạn dây mát. Chủ xe lưu ý nên cạo sạch nơi gắn còi để hiệu quả tiếp xúc với dây mát cao hơn.

- Dùng một đầu dây mát chạm vào đầu nối BAT. Nếu không thấy xẹt lửa thì có thể bị hở mạch từ ắc quy. Ngược lại, có xẹt lửa thì chủ xe dùng đầu dây này để chạm vào đầu H. Nếu còi kêu thì có thể do rơ le bị trục trặc. Còn nếu còi vẫn không kêu thì bộ phận bị hỏng là còi xe. Trường hợp còi kêu liên tục mà không tắt được thì do chạm mát ở đoạn dây rơ le đến nút bấm còi.

Khi muốn điều chỉnh âm thanh của còi xe ô tô

- Vì biên độ và tần số dao động của màng còi tác động trực tiếp đến âm thanh của còi xe. Nên khi khoảng cách khe hở giữa hai tiếp điểm thay đổi thì tần số đóng mở của tiếp điểm và âm thanh còi xe cũng bị thay đổi.

- Bên cạnh đó, khe hở giữa lõi thép, khung thép và sức căng của lò xo lá cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của tiếp điểm. Vì thế, khi muốn điều chỉnh âm thanh của còi, chủ phương tiện có thể xem lại bộ phận ốc điều chỉnh hoặc khe hở giữa khung thép, lõi thép và sức căng của lò xo lá. Điều này nhằm mục đích thay đổi tần số dao động của còi. 

Lưu ý, khi còi xe đã tháo rời, chủ xe có thể sửa chữa bằng những cách sau

- Nếu cuộn dây điện từ trong còi bị đứt, cháy, hở mạch thì chủ xe cần cuốn lại dây hoặc thay luôn một cuộn dây mới.

- Nếu tiếp điểm bị cháy dẫn đến tiếp xúc không tốt, không tiếp điện thì chủ phương tiện cần vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm đó.

- Khi các lò xo bị yếu, gãy, giảm tính đàn hồi, chủ xe cũng cần phải thay mới. 

Còi xe ô tô lúc kêu lúc không gây bất tiện cho chủ xe khi tham gia lưu thông
Cách xử lý khi còi xe ô tô hoạt động không ổn định (Nguồn: Sưu tầm)

Còi xe ô tô là một bộ phận quan trọng trong thiết kế của xe. Nó giúp người tham gia giao thông nhận ra sự có mặt của chủ xe để tránh những sự cố không mong muốn. Ngoài ra, còi xe còn hữu ích trong việc xin đường. Vì vậy, nếu bộ phận này bị hư hỏng thì người điều khiển phương tiện không nên bỏ qua mà cần sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, hãy đăng ký lái thửđặt cọc các dòng xe ô tô của VinFast hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.

21/10/2021
Chia sẻ bài viết này