5 khái niệm cần quan tâm khi sử dụng xe ô tô điện
Một chiếc xe ô tô điện chỉ có khoảng 20 bộ phận chuyển động trong hệ động cơ, trong khi đó có đến gần 2.000 bộ phận chuyển động trong ICE (động cơ đốt trong). Với trang bị này, chiếc xe điện vận hành vô cùng hiệu quả với khả năng di chuyển êm ái, an toàn, chi phí vận hành thấp, và giảm tải ô nhiễm. 5 linh kiện quan trong được trang bị trên xe ô tô điện sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại phương tiện mới này và sẵn sàng chi trả cho một thế hệ xe hơi ưu việt của tương lai.
5 khái niệm cần quan tâm khi sử dụng xe ô tô điện
Xe điện sử dụng năng lượng tái sinh có được trong bộ pin để quay vòng động cơ và tạo ra năng lượng cần thiết cho việc lái xe - đây là điểm khác biệt lớn nhất so với xe đốt trong. Do đó, xe ô tô điện không cần hộp số, một trong số những thành phần không thể thiếu của xe đốt trong. Thay vào đó, xe điện mang một số thành phần cho năng lượng điện: động cơ và bộ điều khiển, pin - bộ sạc trên bo mạch, hệ thống quản lý pin và bộ điều khiển nguồn điện (EPCU). Tất cả đều là những thành phần thiết yếu để đạt được sự chuyển đổi điện năng của pin thành động năng thúc đẩy ngành công nghiệp EV (Electric Vehicle) vận hành liên tục. Sự liên kết này góp phần giải quyết các thách thức khác nhau của loại hình xe thế hệ mới đồng thời có thể cải thiện những điểm mà dòng xe động cơ đốt trong chưa làm được.
Động cơ điện
Động cơ điện trên ô tô là một dạng máy dùng để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ học để duy trì khả năng vận hành liên tục của xe. Điều này góp phần hạn chế tiếng ồn và độ rung khi xe di chuyển, mang đến cảm giác êm ái và thoải mái trên mọi cung đường.
Một bộ phận quan trọng của động cơ là máy phát điện với khả năng biến đổi động năng được tạo ra khi đang ở bánh răng trung tính (ví dụ như khi xe đang xuống dốc) thành năng lượng điện được dự trữ trong pin.
Động cơ điện được cấu tạo để sử dụng dòng điện AC (dòng điện xoay chiều) hoặc DC (dòng điện một chiều). Đây là hai nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho xe ô tô điện tính đến thời điểm hiện tại. Động cơ AC có xu hướng rẻ hơn và nhẹ hơn động cơ DC, trong khi đó DC đạt hiệu suất khoảng 95% khi đầy tải, cao hơn so với động cơ AC (85% - 95%).
Hệ thống điều khiển động cơ xe ô tô điện
Hệ thống điều khiển động cơ xe ô tô điện chi phối toàn bộ hoạt động của xe điện tại bất kỳ thời điểm nào. Bộ điều khiển hoạt động như một cửa xả giữa động cơ điện và pin, giám sát và điều chỉnh tất cả các chỉ số hiệu suất chính, bao gồm các tác động từ người điều khiển xe, động cơ, pin, bộ điều khiển động cơ, bàn đạp ga, v.v. Theo đó, trung tâm điều khiển này cần được trang bị bộ vi xử lý mạnh mẽ nhằm hạn chế hoặc chuyển hướng dòng điện, cải thiện hiệu suất cơ học của thiết bị hoặc phù hợp với thói quen lái xe của người vận hành. Các bộ điều khiển phức tạp hơn sẽ có khả năng chính xác cao hơn và mang lại hiệu quả vận hành tốt hơn.
Hệ thống phanh tái tạo trong bộ điều khiển cũng là một trong những sáng chế đột phá giúp tái tạo tới 15% năng lượng cho động cơ điện, thường được áp dụng khi xe giảm tốc độ. Theo đó, khi người điều khiển đạp phanh, động cơ điện sẽ chuyển sang chế độ đảo ngược, ngăn động năng bị tiêu tốn lãng phí. Điều này trái ngược với các dòng xe truyền thống sử dụng má phanh, tạo ra ma sát ở nhiều cấp độ để giảm tốc và dừng xe nhanh chóng. Một số xe điện của các nhà sản xuất lớn còn được trang bị cơ chế kiểm soát mức độ phanh tái sinh thông qua lẫy chuyển số trên vô lăng, không chỉ giúp cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu mà còn gia tăng trải nghiệm thú vị khi lái xe.
Hệ thống truyền động và hộp giảm tốc xe ô tô điện
Chức năng của hệ thống truyền động là truyền năng lượng cơ học đến các bánh xe kéo, tạo ra chuyển động. Hệ truyền động của một chiếc ô tô chạy bằng điện đơn giản hơn nhiều so với xe động cơ đốt trong, do đó có thể tạo ra “không gian mở” cho khoang hành khách hoặc khoang hành lý. Mặt khác, động cơ điện có thể được kết hợp với bánh sau bằng cách sử dụng vỏ vi sai để kích hoạt chuyển động.
Bên cạnh đó, xe ô tô điện còn trang bị hộp giảm tốc - một loại truyền động dùng để truyền công suất của động cơ đến bánh xe một cách hiệu quả. Trên thực tế, ô tô điện có vòng tua lý tưởng (RPM) cao hơn nhiều so với động cơ đốt trong, vì vậy trong khi hộp số thay đổi RPM để phù hợp với điều kiện di chuyển, bộ giảm tốc phải luôn giảm RPM xuống một mức độ thích hợp. Khi RPM giảm, hệ thống truyền động của xe ô tô điện có thể tận dụng mô-men xoắn cao hơn, cho khả năng tăng tốc cực đại vượt trội.
>>>Tìm hiểu thêm: Công suất động cơ ô tô điện VinFast có gì đặc biệt?
Pin dùng cho ô tô điện
Pin là một trong những trang bị quan trọng nhất quyết định khả năng vận hành của xe ô tô điện. Pin dự trữ năng lượng điện và tương đương với bình nhiên liệu của động cơ đốt trong. Nhờ những tiến bộ trong công nghệ pin trên toàn cầu, những chiếc xe ô tô điện ngày càng hoạt động hiệu quả hơn.
Pin lithium-ion là loại pin được các nhà sản xuất xe điện đánh giá cao nhất nhờ sở hữu công suất lớn, tuổi thọ kéo dài đến 10 năm. Quãng đường di chuyển dài sau mỗi lần sạc đầy, việc giảm phát thải ra môi trường đã giúp pin xe điện sẵn sàng cạnh tranh với các loại động cơ khác và mang đến những chiếc xe điện chiếm lĩnh thị trường trong tương lai gần.
>>> Tìm hiểu thêm: Chính sách cho thuê pin và đổi pin xe ô tô điện VinFast với nhiều ưu đãi
Hệ thống quản lý pin (BMS) và nguồn điện (ECPU) trên xe ô tô điện
Đây là hai hệ thống quan trọng để theo dõi tình trạng pin và nguồn điện của ô tô, góp phần đảm bảo quá trình vận hành liên tục, tránh tình trạng lỗi động cơ điện ngoài ý muốn.
Bộ điều khiển công suất điện (EPCU) là sự tích hợp hiệu quả của gần như tất cả các thiết bị điều khiển dòng điện trong xe.Tất cả các hệ thống điện tử trong xe điện đều sử dụng điện áp thấp, vì vậy điện áp cao trong pin trước tiên phải được chuyển đổi để hữu ích cho các hệ thống này. Do đó, EPCU ô tô điện trang bị biến tần chuyển đổi dòng điện xoay chiều (DC) thành một chiều (AC), có tác dụng tăng và giảm tốc độ. Ngoài ra, bộ chuyển đổi LDC đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi điện áp và cung cấp năng lượng đến các hệ thống điện tử khác nhau của xe.
Hệ thống quản lý pin (BMS) làm nhiệm vụ theo dõi tế bào pin. Trên thực tế, pin xe ô tô điện bao gồm ít nhất là hàng chục đến hàng nghìn ô nhỏ có trạng thái hoạt động giống nhau để tối ưu hóa độ bền và hiệu suất của pin. Bên cạnh đó, BMS còn giám sát trạng thái sạc/xả của pin, khi thấy pin gặp trục trặc, nó sẽ tự động điều chỉnh trạng thái nguồn (bật/tắt) thông qua cơ chế rơ-le (cơ chế điều kiện để đóng/mở các mạch khác).
Xe ô tô điện đầu tiên của Việt Nam sở hữu hệ vận hành đẳng cấp
VinFast tự hào là doanh nghiệp tiên phong sản xuất dòng ô tô điện đầu tiên của Việt Nam với sự góp mặt của xe ô tô điện VinFast VF e34 vào đầu năm 2021. VF e34 ứng dụng hệ động cơ đẳng cấp, kết hợp với hệ thống khung gầm, trợ lực lái điện và hệ thống hỗ trợ lái xe đảm bảo an toàn, tiết kiệm nhiên liệu đáng kể với tầm hoạt động cao.
Ngoài ra, xe ô tô điện trang bị trang bị pin lithium-ion với tuổi thọ kéo dài 7-8 năm, công suất vận hành 110kW/147hp, khả năng tăng tốc cực đại 247Nm và có quãng đường đi được sau một lần sạc đầy đạt khoảng 285km theo tiêu chuẩn NEDC.
Với mục tiêu phát triển ô tô điện trong nước và vươn tầm quốc tế, VinFast còn xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc trên toàn quốc. Trong đó, hệ thống trụ sạc xoay chiều DC với tốc độ sạc cực nhanh, đảm bảo chất lượng pin, điện và góp phần chuyển đổi năng lượng hiệu quả.
Không chỉ các mà sản xuất, mà người tiêu dùng nhận định rằng xe ô tô điện sở hữu những trang bị hỗ trợ quá trình vận hành vô cùng vượt trội. Không thể phủ nhận rằng, với những cải tiến công nghệ vượt thời đại, những chiếc xe thế hệ mới này sẽ thay đổi kịch bản của ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu, đưa con người bước vào kỷ nguyên mới với những trải nghiệm sống thú vị hơn.
Đặt cọc ngay để sở hữu ô tô điện VinFast VFe34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết!
>>> Xem thêm: