[Chia sẻ] 4 cách phân loại động cơ đốt trong xe ô tô
Động cơ đốt trong có chu trình tuần hoàn gồm nạp, nén, nở và xả. Động cơ này được đánh giá an toàn trong vận hành, tiêu thụ nhiên liệu ít và hạn chế khí thải đến mức tối đa. Hiện nay, động cơ đốt trong được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô.
Các nhà sản xuất dựa vào phân loại động cơ đốt trong để lựa chọn, trang bị loại động cơ phù hợp mang lại lợi thế động cơ cho từng dòng xe. Việc phân loại này dựa trên nhiều cơ sở, phổ biến nhất là những đặc trưng của chính động cơ đốt trong. Theo đó, sẽ phân loại theo tiêu chí: nhiên liệu, nguyên lý hoạt động của piston, phương pháp tạo hòa khí và phương pháp làm mát.
Phân loại theo nhiên liệu sử dụng
Động cơ đốt trong tạo ra công cơ bằng việc đốt nhiên liệu hóa thạch không liên tục bên trong động cơ. Trong đó, hai nhiên liệu được sử dụng phổ biến là xăng và diesel.
Động cơ xăng
Động cơ xăng được làm bằng hợp kim nhôm nên trọng lượng nhẹ. Các xi lanh của động cơ được thiết kế liền khối.
Khi động cơ xăng hoạt động, hỗn hợp nhiên liệu và không khí được nén qua kỳ nén. Đến thời điểm nhất định, bugi sẽ bật tia lửa điện đốt cháy nhiên liệu trong xi lanh. Nhiên liệu được đốt cháy và lan truyền ra khắp buồng động cơ. Tuy nhiên, với thanh truyền ngắn, động cơ xăng không mang lại sự mạnh mẽ cho động cơ.
Động cơ diesel
Động cơ diesel được làm từ chất liệu gang. Kết cấu của xi lanh là các ống lót rời nhau, có thể thay thế trong quá trình sử dụng.
Khi động cơ diesel hoạt động chỉ có phần không khí được nén trong xi lanh thông qua các kỳ nén. Diesel cao áp được phun vào xi lanh bằng kim phun nhiên liệu. Khi gặp nhiệt độ thích hợp nhiên liệu sẽ bốc cháy và lan truyền mạnh mẽ trong buồng đốt.
Động cơ diesel có tỷ số nén cao. Thanh truyền, trục khuỷu piston, xi lanh được thiết kế dài hơn động cơ xăng, mang lại hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ cho động cơ. Chính vì vậy, động cơ này được ứng dụng khá phổ biến trong trong ngành sản xuất ô tô hiện nay.
Phân loại theo hoạt động của piston
Piston là bộ phận kết hợp với xi lanh và nắp máy tạo không gian làm việc cho động cơ đốt trong. Piston tiếp nhận lực đẩy từ khí cháy, truyền lực đến trục khuỷu đồng thời nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện quá trình nạp, nén, cháy, giãn nở và thải khí đốt ra bên ngoài.
Phân loại động cơ đốt trong theo hoạt động của piston được chia thành 2 dạng là động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ.
Động cơ 2 kỳ
Động cơ 2 kỳ tạo ra năng lượng chỉ trong một vòng quay của trục khuỷu. Như vậy, để hoàn thành một lần sinh công, piston chỉ hoạt động một lần lên xuống. Động cơ 2 kỳ có chu kỳ sinh công ngắn mang đến sự mạnh mẽ cho động cơ.
Tuy nhiên, cường độ hoạt động cao của động cơ 2 kỳ cũng tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường. Chi tiết động cơ ít được bôi trơn nên tuổi thọ hạn chế. Đặc biệt, nhiên liệu của động cơ 2 kỳ là xăng pha nhớt theo tỷ lệ khắt khe, động cơ 2 kỳ xả ra khói trắng gây ô nhiễm môi trường. Do đó, động cơ 2 kỳ không được ứng dụng phổ biến trong thực tiễn.
Động cơ 4 kỳ
Động cơ 4 kỳ tách biệt chu kỳ sinh công thành 4 chu kỳ nhỏ. Theo đó, để hoàn thành một lần sinh công, piston sẽ phải thực hiện 2 lần lên và 2 lần xuống. Nguyên lý hoạt động này được đánh giá là phức tạp hơn so với động cơ 2 kỳ.
Tuy nhiên, do có buồng nhớt bôi trơn riêng biệt nên động cơ 4 kỳ giảm thiểu tối đa ma sát đến các chi tiết, hoạt động bền bỉ, ít sinh khí thải ra môi trường hơn động cơ 2 kỳ. Nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về Luật khí thải hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất ô tô lựa chọn động cơ 4 kỳ trang bị trên các dòng xe.
>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu các loại động cơ xe ô tô phổ biến hiện nay
Phân loại theo phương pháp tạo hòa khí
Chế hòa khí là phương pháp pha trộn nhiên liệu theo tỷ lệ thích hợp để cung cấp cho động cơ. Phân loại động cơ đốt trong theo phương pháp hòa khí sẽ có hai dạng chính là tạo hỗn hợp bên ngoài hoặc bên trong.
Tạo hỗn hợp bên ngoài
Không khí và nhiên liệu được tạo thành bên ngoài của xi lanh nhờ bộ chế hòa khí. Hỗn hợp này sau đó được đưa vào bên trong xi lanh (buồng đốt) và được đốt cháy nhờ tia lửa điện. Phương pháp tạo hỗn hợp bên ngoài được ứng dụng cho động cơ đốt trong chạy bằng xăng và khí ga.
Tạo hỗn hợp bên trong
Phương pháp tạo hỗn hợp bên trong được hiểu là không khí và nhiên liệu được tạo thành bên trong xi lanh nhờ vào hệ thống bơm cao áp và vòi phun. Sau khi được phun vào xi lanh, nhiên liệu tự bốc cháy ở nhiệt độ thích hợp. Phương pháp này thường được ứng dụng với động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu diesel và động cơ phun xăng điện tử.
Phân loại theo phương pháp làm mát
Hệ thống làm mát bằng không khí hoặc nước giúp điều tiết nhiệt độ của động cơ, giảm ma sát, hạn chế tình trạng piston bó kẹt gây hư hỏng các chi tiết bên trong động cơ.
Làm mát bằng nước
Làm mát bằng nước là phương pháp sử dụng nước hoặc hỗn hợp của nước cất và etylen glycol bơm tuần hoàn trong các khoảng trống hay còn gọi là áo nước xung quanh xi lanh. Nước được bơm đến bộ phận két nước để trao đổi nhiệt đối lưu với không khí bên ngoài.
Làm mát bằng không khí
Ngoài làm mát bằng nước, động cơ có thể sử dụng không khí để trao đổi nhiệt đối lưu làm mát cho các chi tiết xe. Hệ thống làm mát bằng không khí được thiết kế dạng cánh tản nhiệt hoặc gờ nổi, giúp tăng diện tích bề mặt trao đổi nhiệt.
>>> Tìm hiểu thêm: Hệ thống làm mát trên ô tô là gì và hoạt động ra sao?
Hiện nay, các nhà sản xuất sẽ dựa vào phân loại động cơ đốt trong để tìm ra loại động cơ cơ phù hợp với từng dòng xe. VinFast trang bị hệ thống động cơ xăng 4 kỳ trên bộ đôi xe Lux SA2.0 và Lux A2.0 mang lại sự mạnh mẽ trong vận hành và tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường.
Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt mua VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0 hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.