Xe điện châu Âu bùng nổ nhờ hàng loạt chính sách của chính phủ các nước
Xe điện châu Âu đang trong giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ, trở thành khu vực nổi bật có đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện toàn cầu. Vậy chính phủ các nước châu Âu đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp "xanh” mang xu thế tương lai này?
Chính sách khuyến khích tiêu thụ xe điện châu Âu
Các chính sách cắt giảm khí thải
Trong nửa đầu năm 2020, thị trường xe điện châu Âu ghi nhận doanh số bán ra cao hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này được lý giải một phần do năm 2020 là một năm mục tiêu quan trọng về tiêu chuẩn khí thải của các quốc gia châu Âu.
Cụ thể để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất cắt giảm lượng khí thải CO2 từ phương tiện giao thông từ 55% từ năm 2030 lên 100% vào năm 2035. Sự thay đổi này hứa hẹn sẽ mở ra “kỷ nguyên xe điện” tại 27 quốc gia thành viên của EU.
Các mục tiêu khí thải mới cũng buộc các hãng ô tô phải chuyển hướng tăng lượng xe điện bán ra để tránh bị phạt bởi các cơ quan giám sát của EU.
Đặc biệt, một số đề xuất bao gồm việc miễn trừ quy tắc phát thải áp dụng cho những nhà sản xuất ô tô quy mô nhỏ (sản xuất từ 1.000 đến 10.000 xe/năm) cũng bị loại bỏ theo đề xuất mới.
Các quy định về cắt giảm khí thải này đã khiến các thương hiệu ô tô quen thuộc như Bentley, Ford, Opel, Vauxhall và Volva phải vạch ra kế hoạch phát triển xe điện châu Âu trong thời gian tới.
Chính sách hỗ trợ thuế, phí cho xe điện châu Âu
Các nước châu Âu và Vương quốc Anh đưa ra nhiều biện pháp thiết thực để kích cầu và hỗ trợ người dân ra quyết định mua xe điện nhanh hơn.
Tiêu biểu như ở Đức (thị trường xe điện lớn nhất EU), Chính phủ đã giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho xe điện. Những cá nhân đăng ký sở hữu xe điện sẽ được miễn thuế 10 năm, đồng thời xe có giá bán dưới 40.000 Euro (khoảng 1 tỷ đồng) sẽ đủ điều kiện để nhận trợ cấp 9.000 Euro (khoảng 245 triệu đồng) cho đến hết năm 2021.
Chính phủ Pháp cũng công bố gói hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất ô tô vào tháng 5/2021 và miễn các loại thuế liên quan đến khí thải CO2 cho tất cả các xe điện. Tương tự, Tây Ban Nha đã áp dụng giảm thuế đối với xe điện ở các thành phố lớn và đề xuất chương trình trợ giá mua xe điện cho người dân.
Nhìn chung, hầu hết các nước châu Âu đều thực hiện chính sách giảm thuế áp dụng cho xe điện, giảm các loại phí kèm nhiều đặc quyền để thúc đẩy sự phát triển và tiêu thụ phương tiện xanh này.
Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc điện
Song song với chính sách ưu đãi về thuế phí, châu Âu đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng trạm sạc nhằm tháo gỡ rào cản lo lắng của người dân khi mua xe điện.
Liên minh châu Âu EU đề ra mục tiêu lắp đặt 1 triệu trạm sạc tính đến năm 2025. Trong đó, 3 quốc gia: Pháp, Hà Lan và Đức đang chiếm đến 70% tổng số trạm sạc ô tô trong khối, điều này dẫn đến nhiệm vụ tiếp theo của EU là quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng bộ và toàn diện hơn trên khắp khu vực.
Bằng quyết tâm mạnh mẽ của khối Liên minh châu Âu, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận các trạm sạc khắp mọi nơi trong thời gian tới.
Châu Âu đẩy mạnh sản xuất pin xe điện
Châu Âu cũng đang nỗ lực đẩy mạnh sự tăng trưởng các ngành liên quan, trong đó là sản xuất pin xe điện.
Theo AFP, chủ trương tăng cường sản lượng pin của khu vực không chỉ là vấn đề về cung ứng mà còn góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp thích nghi với quy trình mới và tạo thêm việc làm cho khu vực này.
Theo công bố của tổ chức phi chính phủ Transport & Environment, ước tính 40 tỷ Euro (khoảng 47 tỷ USD) dự kiến sẽ được đầu tư vào 38 nhà máy sản xuất pin ở châu Âu. Với công suất trung bình của pin là 60KWh, đảm bảo cung cấp điện năng cho 16,7 triệu phương tiện.
Những thách thức đặt ra sau chính sách hỗ trợ xe điện
Mặc dù các chính sách hỗ trợ xe điện của các nước châu Âu đang cho thấy những hiệu quả rõ rệt trong việc thay đổi xu hướng tiêu dùng của người dân, nhưng xét về lâu dài, các chính sách này khả năng cao sẽ dần bị hạn chế, buộc các nhà sản xuất xe điện châu Âu phải cạnh tranh và tối ưu chi phí sản xuất.
Dù phần lớn các doanh nghiệp sản xuất ô tô điện đều ghi nhận nỗ lực của Chính phủ trong việc mở rộng thị trường cho công nghệ mới song vẫn còn lo ngại các chính sách hỗ trợ chỉ có tác động tạm thời. Nếu không có các thay đổi lớn hơn về mặt cấu trúc sẽ càng khó để tạo ra một thị trường phát triển bền vững. Do vậy, nhiều nhà sản xuất và kinh doanh ô tô điện mong đợi chính phủ các nước tập trung vào đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, như hệ thống trạm sạc, hỗ trợ các nhà máy sản xuất pin và siết chặt thuế khí thải CO2.
Liên minh châu Âu là khu vực tiên phong trong định hướng phát triển bền vững ngành công nghiệp xe điện, vì thế đây sẽ là thị trường tiềm năng để phát triển xe “năng lượng xanh”.
Hiện VinFast đã có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh ở Bắc Mỹ và châu Âu. Đây sẽ là cơ hội để VinFast lần đầu cạnh tranh với các hãng xe điện châu Âu, khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Tham khảo thông tin và đặt mua xe ô tô điện thương hiệu Việt VinFast VF e34 hoặc gọi điện đến hotline 1900 232389 để được hướng dẫn chi tiết.
Tìm hiểu thêm: