Vành đúc là gì? Ưu nhược điểm của vành đúc xe máy và phân loại

Với thiết kế đặc liền khối, vành đúc là chi tiết giúp chiếc xe sở hữu vẻ bên ngoài chắc chắn, mạnh mẽ và năng động, đậm chất thể thao. 

1. Khái niệm vành đúc

Vành đúc là loại vành đặc, được đúc nguyên khối từ crom hoặc các hợp kim có độ cứng cao như nhôm và magie, gang hoặc thép không gỉ. Bánh xe sử dụng vành đúc thường có thiết kế nhỏ hơn so với vành nan hoa truyền thống, nhưng lại sở hữu trọng lượng lớn hơn. Vành đúc được sử dụng phổ biến trên các mẫu xe tay ga, xe máy điện hiện đại phù hợp với điều kiện đường phố.

2. Ưu nhược điểm của vành đúc xe máy

2.1. Ưu điểm của vành đúc

- Tính thẩm mỹ cao: Với thiết kế đặc liền khối, vành đúc là chi tiết giúp chiếc xe sở hữu vẻ bên ngoài chắc chắn, mạnh mẽ và năng động, đậm chất thể thao. 

- Ổn định khi lái xe tốc độ cao: Nhờ có độ cứng cao, vành đúc giúp xe có thể ổn định khi di chuyển ở tốc độ cao.

- Dễ vệ sinh: Việc làm sạch phần vành đúc rất dễ dàng bởi có ít chi tiết, lại không bị gỉ sét hay ăn mòn.

- Bền bỉ: Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, sử dụng vành đúc nguyên khối sẽ giúp đảm bảo được độ bền và không phải bảo dưỡng thường xuyên. Bởi vật liệu làm nên loại vành này là từ kim loại hoặc hợp kim cứng như crom, gang, thép không gỉ, có khả năng chống ăn mòn, gỉ sét.

Vành đúc phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam
Vành đúc phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

2.2. Nhược điểm của vành đúc

Sử dụng vật liệu nguyên khối và quy trình sản xuất phức tạp nên vành đúc có giá thành cao. Bên cạnh đó, khi bị va chạm dẫn tới cong vênh thì loại vành này rất khó nắn chỉnh lại, thường phải thay thế dẫn tới tốn kém.

3. So sánh vành đúc và vành nan hoa

Thông qua các tiêu chí so sánh dưới đây, ta có thể nhận thấy rõ được sự khác biệt của vành đúc so với vành nan hoa, từ đó biết được vành đúc là gì và dễ dàng nhận diện chúng.

 

Tiêu chí so sánh

Vành đúc

Vành nan hoa

Hình ảnh

Bánh xe sử dụng vành đúc

Bánh xe sử dụng vành nan hoa

Cách phân biệt

Vành đặc, đúc nguyên khối từ gang, thép không gỉ, crom. Kích thước nhỏ, nặng, chắc chắn

Được cấu thành từ nhiều đũa (chấu xe), kết nối trục giữa với vành xe. Trong đó vành làm từ nhôm, thép không gỉ chịu lực. Còn đũa làm từ thép, nhôm, sợi carbon. Đũa xe có tác dụng làm giảm xóc cho xe

Độ bền

Dễ cong vênh khi va chạm, khó nắn lại

Khó cong vênh khi va chạm, dễ nắn lại

Tốc độ

Trọng lượng toàn vành nặng nên đi chậm.

Trọng lượng toàn vành nhẹ nên đi nhanh và êm ái hơn

Thiết kế ngoại hình

Bắt mắt, phong cách, thể thao và năng động

Chỉ có một kiểu nên quen mắt, không đặc biệt

Khả năng tích hợp với lốp không săm

Dễ lắp lốp không săm vào mâm xe

Có lỗ trên vành xe nên không tương thích với lốp không săm. Muốn lắp phải độ, chế thêm

Khả năng hấp thụ lực

Đũa xe cứng và dày, hấp thụ lực hạn chế

Tốt, lực hấp thụ qua nhiều bộ phận, từ lốp, vành đến giảm sóc

Khả năng giảm xóc

Giảm xóc hạn chế

Giảm xóc tốt

Loại xe thường sử dụng

Xe tay ga, xe máy điện

Xe số

Vấn đề bảo dưỡng

Dễ vệ sinh, không cần bảo dưỡng

Khó vệ sinh, phải bảo dưỡng định kỳ để cân vành, điều chỉnh độ trùng của nan hoa

Bạn có thể lựa chọn mẫu xe máy điện có các chế độ lái phù hợp với điều kiện địa hình khác nhau nếu xem trọng tiêu chí thân thiện với môi trường.

Nhiều mẫu xe máy điện sử dụng vành đúc
Nhiều mẫu xe máy điện sử dụng vành đúc.

4. Phân loại vành đúc xe máy hiện nay

Có rất nhiều tiêu chí để phân loại vành đúc xe máy hiện nay như dựa theo kích thước, chất liệu, thương hiệu hay giá cả. Trong đó cách phân loại dựa trên chất liệu là phổ biến nhất. Hiện nay, có 5 loại vành đúc thông dụng thường được trang bị trên các mẫu xe ga và xe máy điện đời mới cao cấp, bao gồm:

- Nhôm đúc (Zin Cast Aluminium): Vành được đúc bằng cách nấu chảy hợp kim nhôm rồi đổ vào trong khuôn. Ưu điểm của chất liệu này là bền bỉ, có độ cứng cao, giá thành hợp lý. Tuy nhiên các loại mâm nhôm đúc lại có trọng lượng lớn, tính thẩm mỹ không cao so với các chất liệu khác.

- Nhôm ép (Forged Aluminium): Đây là loại thuộc dòng cao cấp hơn so với vành làm từ nhôm đúc, được sản xuất bằng cách làm nóng mâm rồi dập bằng máy. Vành đúc từ nhôm ép có ưu điểm là đẹp, nhẹ. Tuy nhiên giá thành của chúng rất cao so với nhôm đúc.

Tìm hiểu “vành đúc là gì?”, bạn có thể bắt gặp nhiều loại mâm xe khác nhau
Tìm hiểu “vành đúc là gì?”, bạn có thể bắt gặp nhiều loại mâm xe khác nhau.

- Magie (Magnesium): Vành làm từ hợp kim Magie bằng cách làm nóng và dập máy. Chúng có ưu điểm là nhẹ (hơn cả nhôm ép), tiện lợi, chất lượng được đánh giá tốt, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên loại vành này có giá thành khá cao, độ cứng thấp, không phù hợp với điều kiện đường xá gồ ghề ở nhiều vùng của Việt Nam.

- Carbon: Được làm từ sợi carbon nên mâm vành có ưu điểm là siêu nhẹ, có khả năng chịu lực tốt theo phương thẳng. Loại vành đúc này thích hợp cho xe chạy ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau, từ bằng phẳng đến nơi nhiều sỏi đá, gồ ghề. Tuy nhiên mâm có nhược điểm là giá thành rất cao. Hơn nữa nếu gặp tai nạn khiến xe bị va đập theo chiều ngang thì phần nan carbon của vành dễ bị nứt.

- CNC (Billet Aluminium): Đây là loại mâm được đúc nguyên khối, sau đó xử lý qua hệ thống máy tiện cơ khí hiện đại điều khiển bằng máy tính để sản xuất theo kích thước, kiểu dáng tùy chọn. Do vậy loại này rất đa dạng về mẫu mã, tính thẩm mỹ cao, lại có trọng lượng nhẹ, bền bỉ, chất lượng tốt. Nhược điểm của vành CNC là giá thành khá cao. Hiện nay, những mẫu xe máy điện đời mới được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường thường sử dụng vành đúc hợp kim CNC.

Một mẫu mâm đúc xe máy điện
Một mẫu mâm đúc xe máy điện.

Qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ vành đúc là gì, từ đó có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về các loại xe máy điện hiện đại sử dụng vành đúc cao cấp, bạn có thể tham khảo thêm những mẫu xe đã ra mắt của VinFast. Chúc các bạn luôn có trải nghiệm lái thoải mái và có những chuyên đi an toàn, vui vẻ bên phương tiện của mình.

08/06/2021
Chia sẻ bài viết này