Twin turbo là gì? Sự khác nhau tăng áp Bi-turbo và Twin-turbo
Theo quy định chặt chẽ về quản lý khí thải của Liên minh châu Âu, các hãng sản xuất xe ô tô đã chuyển từ động cơ hút khí với dung tích xi lanh lớn sang sử dụng hệ thống tăng áp có dung tích nhỏ hơn. Bộ tăng áp sẽ tận dụng nguồn khí thải của chính động cơ để tăng công suất.
1. Twin turbo là gì?
Twin turbo là một trong những loại tăng áp động cơ cho xe ô tô phổ biến hiện nay, còn có tên gọi khác là Parallel turbo - bộ tăng áp kép song song. Đây là thuật ngữ đề cập đến loại động cơ có hai bộ tăng áp (hay còn gọi là tăng áp kép) có kích cỡ như nhau, đặt song song và có nhiệm vụ nén khí nạp vào động cơ.
2. Bi-turbo là gì?
Bi-turbo cũng là hệ thống động cơ có hai bộ tăng áp nhưng có kích cỡ khác nhau, hay còn được gọi là Sequential turbo - bộ tăng áp kép tuần tự. Bộ tăng áp này hoạt động với lưu lượng khí thải thấp và cung cấp nhiều năng lượng ở tốc độ vòng quay ít hơn. Khi người lái tăng tốc, bộ tăng áp Bi-turbo với kích thước lớn sẽ tạo ra nhiều công suất thông qua van nén.
3. Sự khác nhau giữa Bi-turbo và Twin turbo là gì?
Cả hai loại tăng áp kép này đều dùng để khuếch đại công suất động cơ. Tuy nhiên, chúng cũng có sự khác nhau cơ bản:
Twin turbo được bố trí dưới mui xe. Khi đó cả hai nhánh động cơ đều được chia đều lượng khí thải. Tăng áp Twin turbo thường được lắp đặt trong động cơ xe V-6 hoặc V-8, với mỗi turbo phụ trách 3 hoặc 4 xi lanh. Bộ tăng áp kép lắp song song được sử dụng trên nhiều loại xe cao cấp, hiện đại. Mục đích của cách bố trí này là để giảm số lượng đường ống cần thiết cho hệ thống nạp và xả, tăng hiệu suất và giảm độ trễ của turbo.
Bi-turbo được lắp trong hệ thống truyền lực của một số dòng xe ô tô điển hình. Bộ tăng áp nhỏ hoạt động với lưu lượng khí thải và tốc độ vòng quay thấp hơn. Khi người lái tăng tốc thì bộ tăng áp Sequential sẽ tạo ra công suất cao. Hiện nay, Bi-turbo có dung tích 2.0L, hiệu năng động cơ mạnh hơn so với những phiên bản cũ lên đến 210 mã lực, 3.750 vòng quay/phút, mô men xoắn 500Nm.
4. Lợi ích và hạn chế của Twin turbo
- Lợi ích: Twin turbo sẽ nâng hiệu suất làm việc của động cơ, giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa trong quá trình sử dụng.
- Hạn chế của twin turbo: Vì Twin turbo được lắp đặt song song, có thiết kế đơn giản hơn Bi-turbo nên xử lý lượng khí thải ít hơn, công suất vòng tua máy bị hạn chế. Ngoài ra, chi phí sử dụng Twin turbo cao do các piston và trục khuỷu phải khỏe hơn để đáp ứng đúng yêu cầu và tính chất kỹ thuật. Cuối cùng, kết cấu của bộ tăng áp kép này phức tạp hơn so với động cơ đơn (Single Turbo) nên cần có hệ thống bơm dầu dung tích lớn hơn để duy trì hoạt động liên tục.
Như vậy, thông qua các bài viết trên, chủ xe cũng đã hiểu được Twin turbo là gì và sự khác nhau với các bộ tăng áp kép khác.
Để dung hòa lợi ích và hạn chế của hai bộ tăng áp Twin turbo và Bi-turbo, hiện nay các dòng xe VinFast trang bị hệ thống tăng áp cuộn đôi (Twin-scroll turbo) cho hai dòng xe VinFast Lux A2.0 và VinFast Lux SA2.0. Hệ thống này cho phép dòng chảy khí thải vào tuabin ổn định hơn so với việc thu gom từ 4 xi lanh trước khi đi vào đường ống. Theo đó, hỗn hợp nhiên liệu và không khí sạch hơn do được lọc qua 2 cuộn giúp làm giảm nhiệt độ xi lanh và khí thải. Với thiết kế tối ưu này, các dòng xe VinFast có khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 5% và hiệu suất làm việc của tuabin đến 7-8%.
Quý khách hàng quan tâm đến dòng xe ô tô VinFast Lux A2.0 và VinFast Lux SA2.0 có thể liên hệ đăng ký lái thử và đặt cọc mua xe ngay để tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn từ VinFast!
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected].
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.