Tuổi thọ các bộ phận trên xe ô tô là bao nhiêu?

Các bộ phận trên xe ô tô đều có mục đích và thời gian sử dụng khác nhau. Việc nắm rõ tuổi thọ các bộ phận trên xe ô tô sẽ giúp lái xe có hành trình di chuyển an toàn và thuận lợi.

Một chiếc xe ô tô có thể di chuyển an toàn trên đường là nhờ sự kết hợp của rất nhiều bộ phận và chi tiết hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Mốc tuổi thọ các bộ phận trên xe ô tô trung bình khác nhau nên cần được bảo trì, thay thế đúng thời điểm. 

Tuổi thọ các bộ phận trên xe ô tô và lưu ý khi sử dụng

Động cơ 

Tuổi thọ của các loại động cơ trên xe ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cách hệ thống này được chế tạo và mức độ sử dụng của xe. Trong đó, những chiếc xe có động cơ được làm từ kim loại, thiết bị tốt có xu hướng chịu lực và tuổi thọ cao hơn. Để kiểm tra và đánh giá cấu tạo động cơ của một chiếc xe nhất định, người dùng nên tham khảo các thông tin được công bố từ nhà sản xuất.

Tuổi thọ của các bộ phận trên xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Tuổi thọ của động cơ ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, mức độ sử dụng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của động cơ. Những chiếc xe chủ yếu di chuyển trong thành phố, được bảo dưỡng định kỳ sẽ có tuổi thọ động cơ cao lên tới vài chục năm. Trong khi đó, xe thường xuyên đi đường xa, đường đồi núi, động cơ luôn phải làm việc với cường độ lớn, vòng quay tua máy cao thì sẽ có tuổi thọ ngắn hơn.  

Để động cơ hoạt động bền bỉ cũng như kéo dài tuổi thọ các bộ phận, lái xe cần chú ý hạn chế điều khiển xe ở vòng tua cao hoặc khởi động bất ngờ bởi có thể tạo nhiều sức ép khi động cơ chưa được làm nóng. Ngoài ra, xe tải trọng quá nặng sẽ tạo sức ép buộc động cơ xe hoạt động nhiều hơn.  

Việc kéo dài tuổi thọ cho động cơ không khó nếu bảo dưỡng xe thường xuyên, đặc biệt là hệ thống lốp và phanh xe. Khi độ bám đường của lốp xe và phanh không đủ, phản ứng xe cũng kém nhạy bén hơn gây nguy hiểm trong quá trình vận hành. Ngoài ra, thay dầu thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất để loại bỏ bụi bẩn, mảnh kim loại, tàn dư tồn đọng trong xe cũng là cách giúp tăng tuổi thọ của động cơ. 

>>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các loại động cơ xe ô tô phổ biến hiện nay

Bình ắc quy

Trong các bộ phận trên xe ô tô, bình ắc quy ô tô có vai trò cung cấp điện cho toàn hệ thống xe. Trung bình, tuổi thọ của bình ắc quy xe ô tô khoảng 4-5 năm. Khi đạt mốc thời gian này, chủ xe nên thay bình ắc quy mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất để xe hoạt động trơn tru, giảm nguy cơ gặp trục trặc. 

thời hạn thay thế các bộ phận trên xe ô tô
Bình ắc quy ô tô cần được thay mới sau khoảng 4-5 năm (Nguồn: Sưu tầm)

Khi cần thay mới, chủ xe lưu ý xác định rõ dung lượng, thông số dòng khởi động, kích thước và thương hiệu của loại bình ắc quy. 

Trong đó, dung lượng của ắc quy được xác định bằng cách tham khảo thông tin nhà sản xuất hoặc dựa theo ắc quy cũ. Nếu người dùng muốn sử dụng ắc quy mới có dung lượng lớn hơn ắc quy cũ, cần tham khảo hướng dẫn của các đại lý cung cấp để tránh hư hệ thống.  

Thông số dòng khởi động là cường độ dòng điện tối đa mà ắc quy ô tô có thể cung cấp trong vòng 30 giây ở nhiệt độ 0 độ C. Bình ắc quy cần dòng khởi động mạnh để cung cấp đủ năng lượng cho động cơ. Do đó, chủ xe cần tham khảo thông tin từ nhà sản xuất và đơn vị cung cấp để chọn thông số dòng khởi động ắc quy phù hợp.  

Việc lựa chọn kích thước và thương hiệu bình ắc quy cũng rất quan trọng. Chủ xe cần lựa chọn ắc quy có kích thước phù hợp với vị trí và kích thước chỗ đặt trên xe. Tốt nhất nên lựa chọn bình ắc quy chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng để giúp xe vận hành tốt nhất. 

Đèn pha

Tuổi thọ của các loại đèn pha ô tô ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như tần suất sử dụng, tần suất va chạm, đường điện... Mỗi một dòng đèn pha sẽ có tuổi thọ khác nhau, cụ thể với đèn pha HID có tuổi thọ khoảng 2000 giờ, đèn pha halogen là 1.000 giờ và đèn Led là 3.000 giờ. Một số xe sử dụng đèn pha là bóng đèn sợi đốt truyền thống có thời gian sử dụng lên tới 7 năm. 

Đèn pha cần được thay mới ngay khi có hiện tượng tối dần, bóng đèn bị cháy hoặc chảy nhựa để tránh nguy cơ gây tai nạn. Tuổi thọ của đèn pha ô tô sẽ được kéo dài nếu lái xe hạn chế đi vào đường dằn xóc hay giảm tốc độ ở những đoạn đường gập ghềnh cũng là cách hiệu quả để tránh tình trạng đèn cháy, hoạt động kém. 

Ngoài ra, đèn pha là một trong các bộ phận xe ô tô cần kiểm tra định kỳ thường xuyên khoảng 6 tháng/lần để bảo dưỡng và thay mới kịp thời. 

>>> Tìm hiểu thêm: Đèn pha Halogen: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu điểm

Cảm biến ô tô

Cảm biến ô tô thường có tuổi thọ trung bình từ 8-10 năm. Cụ thể, đối với loại cảm biến động cơ, tuổi thọ trung bình khoảng trên 250.000km di chuyển. Riêng đối với cảm biến oxy do phải hoạt động liên tục và bị ảnh hưởng bởi muộn than, chất lượng nhiên liệu nên có tuổi thọ khoảng 160.000km. 

Các loại cảm biến ô tô sẽ thông báo cho người dùng khi xe gặp vấn đề thông qua đèn báo "kiểm tra động cơ". Do đó, cảm biến cũng là bộ phận cần được lưu ý kiểm tra và thay mới kịp thời. Để tăng tuổi thọ cho bộ phận cảm biến ô tô, người dùng cần chú ý vệ sinh xe thường xuyên, hạn chế bụi bẩn bám vào.

Má phanh

Tuổi thọ trung bình của các loại má phanh ô tô khoảng từ 120.000km – 150.000km tương đương với khoảng từ 3 - 5 năm sử dụng xe. Tuy nhiên, với những xe thường xuyên tải nặng, người lái đạp chân phanh liên tục thì má phanh sẽ có tuổi thọ ngắn hơn.

Thông tin về tuổi thọ của các bộ phận trên xe ô tô
Má phanh ô tô có tuổi thọ trung bình khoảng 3 - 5 năm (Nguồn: Sưu tầm)

Chất lượng của má phanh có vai trò quan trọng trong hệ thống an toàn của ô tô, quyết định đến mức độ an toàn khi xảy ra sự cố bất ngờ. Do đó, chủ xe cần lưu tâm đến các thay đổi ở hệ thống phanh như: tiếng két, tiếng rít khi đạp chân phanh. Tốt nhất, chủ xe cần bảo trì hệ thống phanh sau ít nhất 20.000 km để xe hoạt động an toàn nhất. 

Hệ thống gạt nước

Hệ thống gạt nước xe ô tô có tuổi thọ trung bình từ 12 - 18 tháng sử dụng. Trong đó, lớp đệm cao su trên cần gạt mưa chỉ có tuổi thọ khoảng 6-12 tháng sử dụng xe. Hệ thống cần gạt khi bị hỏng hoặc hoạt động không tốt có thể gây nguy hiểm cho lái xe đặc biệt khi di chuyển mùa mưa bão. 
 
Khi nhận thấy những vấn đề ở hệ thống cần gạt như sử dụng cần gạt nhưng kính xe vẫn mờ do bụi hoặc nước mưa đọng lại, lớp đệm cao su ở cần gạt xơ cứng khó hoạt động... chủ xe nên kiểm tra và thay cần gạt mới để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

>>> Tìm hiểu thêm: Cần gạt nước ô tô: dấu hiệu hư hỏng và cách thay thế

Lọc gió

Lọc gió động cơ là bộ phận dễ bám bụi bẩn, do đó chủ xe nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ trung bình 1 năm/lần hoặc sau khi di chuyển được quãng đường khoảng 20.000km. Với những lái xe thường xuyên di chuyển ở khu vực bụi bẩn, thời gian bảo dưỡng cần được rút ngắn để đảm bảo lọc gió luôn có không khí và hoạt động hiệu quả. 

thời hạn bảo dưỡng các bộ phận trên xe ô tô - lọc gió ô tô
Lọc gió ô tô cần được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)

Kiểm tra hệ thống lọc gió định kỳ là rất cần thiết. Bởi khi bộ phận này bám bụi bẩn sẽ ảnh hưởng đến khả năng lọc, gây hao xăng và tăng xả thải nhiên liệu. Đồng thời, hệ thống lọc gió không hoạt động tốt ảnh hưởng đến động cơ, khiến xe phát ra những âm thanh khó chịu. 

>> Tìm hiểu thêm: 

Lọc dầu

Tuổi thọ của bộ phận lọc dầu trung bình từ 3 - 6 tháng phụ thuộc vào mức độ hoạt động của xe. Dựa trên quãng đường di chuyển, chủ xe cần thay lọc dầu sau khoảng 2 lần đổi dầu xe tương đương với 10.000 - 16.000 km đường đi. 

Lốp xe

Thời gian sử dụng lốp xe ô tô không quá 6 năm. Theo các chuyên gia khuyến cáo, với những xe thường xuyên di chuyển, lốp xe cần được kiểm tra sau khoảng 1 năm sử dụng. Ngoài ra, chủ xe nên thay lốp mới cho xe khi di chuyển được khoảng 20.000km. Bởi sau quãng đường di chuyển này, lốp xe dễ bị mòn và có thể nổ gây ra các vụ tai nạn giao thông. 

tuổi thọ các bộ phận trên xe ô tô cần được kiểm tra và thay mới định kỳ giúp làm hoặc động
Cần kiểm tra và thay mới lốp xe định kỳ giúp xe hoạt động tốt (Nguồn: Sưu tầm)

Khi thay thế lốp xe, chủ xe chú ý chọn lựa lốp chất lượng và phù hợp với kích thước mâm xe, đồng thời, kiểm tra định kỳ lốp để kịp thời thay mới khi có các hiện tượng mòn, nứt, phồng... 

Khuyến cáo của VinFast về thời hạn bảo dưỡng các bộ phận trên xe ô tô

Nhằm hỗ trợ tối đa cho người sử dụng xe, VinFast cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về thời hạn bảo dưỡng ô tô và thời hạn thay thế các bộ phận trên xe ô tô. Cụ thể, các bộ phận trên các dòng xe VinFast Fadil, VinFast Lux (bao gồm VinFast Lux A2.0, VinFast Lux SA2.0) và VinFast President có thời gian bảo dưỡng, sử dụng và thay mới khác nhau:

Bộ phận thay thế VinFast Fadil VinFast Lux VinFast President
Tấm lọc gió Thay thế khi xe đạt 60.000 km Thay thế sau 24.000 km hay thế sau khi xe đi được 48.000 km
Bugi Thay thế khi xe đạt 60.000 km Thay thế sau 24.000 km Thay thế sau 96.000 km
Dầu hộp số Thay thế sau 160.000 km Thay thế sau 100.000 km Thay thế sau 100.000 km
Dầu phanh Thay thế sau mỗi 60.000 km hoặc 2 năm Thay thế sau mỗi 24 tháng Thay thế sau mỗi 16.000 km hoặc 24 tháng
Dầu động cơ Thay thế mỗi năm Thay thế mỗi năm Thay thế mỗi năm
Dung dịch làm mát động cơ Thay thế sau mỗi 240.000 km hoặc 5 năm Thay thế sau mỗi 100.000 km hoặc 36 tháng Thay thế sau mỗi 144.000 km
Đai truyền động Kiểm tra sau mỗi 240.000 km hoặc 10 năm Kiểm tra sau mỗi 8.000 km hoặc 12 tháng Kiểm tra sau mỗi 48.000 km


Tuổi thọ các bộ phận trên xe ô tô phụ thuộc nhiều vào thói quen sử dụng và chăm sóc của chủ xe. Trong một số trường hợp, các bộ phận chưa đến thời hạn thay thế nhưng hiệu năng hoạt động kém, chủ xe có thể bảo dưỡng hoặc thay mới để đảm bảo xe hoạt động tốt nhất. 

Ngoài ra, VinFast còn được biết đến là thương hiệu tiên phong trong ngành phát triển ô tô điện tại Việt Nam. Nếu khách hàng quan tâm xe xanh có thể đặt cọc xe điện VinFast VF 8, VF 9VF e34 ngay hôm nay để được trải nghiệm mẫu ô tô điện đẳng cấp của người Việt. Bên cạnh đó là nhiều ưu đãi khi mua, cũng như hậu mãi cho việc bảo hành, bảo dưỡng hấp dẫn.

Để có thêm thông hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ của VinFast vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Tìm hiểu thêm:

23/07/2021
Chia sẻ bài viết này