Tìm hiểu về quá trình phát triển ô tô điện ở Đức

Ngành công nghiệp ô tô điện ở Đức đang phát triển vượt bậc và góp phần giúp Chính phủ Đức thực hiện mục tiêu cắt giảm khí thải carbon và đến năm 2030 đạt 14 triệu xe điện lưu thông trên đường.

Ngành công nghiệp ô tô điện ở Đức đang trên đà phát triển, trở thành một xu hướng triển vọng trong tương lai. Đây là tiến trình tất yếu khi chính phủ các nước châu Âu đang thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề bảo vệ môi trường, và là hệ quả trực tiếp từ các chính sách khuyến khích người dân sử dụng xe điện.

Bước khởi đầu của thị trường ô tô điện ở Đức

Do sự phát triển của công nghệ pin Lithium-ion và sự công nhận về nhu cầu giảm phát thải CO2 trên toàn cầu, vào những năm 1990, ngành công nghiệp ô tô điện trên thế giới đã có sự gia tăng trở lại.

Thị trường xe điện bắt đầu nổi lên ở Đức vào năm 2009 khi Chính phủ lúc đó đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ lưu thông 1 triệu ô tô điện trên đường.  

Renault ZOE là chiếc xe điện “made in Germany” đầu tiên được công bố. Sau lần điều chỉnh và sửa đổi năm 2010, Renault ZOE được chính thức mở bán vào năm 2013 và thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. 10.000 chiếc được bán ra ở châu Âu vào năm 2014, tăng gấp bốn lần vào năm 2019 và gấp mười lần vào năm 2020.

Khởi đầu xe ô tô điện ở Đức
Thị trường xe ô tô điện ở Đức dần trở nên sôi động từ năm 2009 (Nguồn: Sưu tầm)

Đến năm 2016, chương trình điện hóa của Chính phủ Đức đã thúc đẩy chuyển đổi thị trường ô tô sang sử dụng năng lượng xanh, hỗ trợ thương mại hóa ô tô điện.

>>> Tìm hiểu thêm: Chính phủ Đức đã làm gì để xóa bỏ rào cản về vấn đề mua xe điện 

Thị trường ô tô điện ở Đức trong thời điểm hiện tại

Sự phát triển bùng nổ của ngành công nghiệp ô tô điện cũng khẳng định xu hướng ngày càng nhiều người Đức lựa chọn phương tiện xanh. Và xu hướng này cũng áp dụng cho các loại xe plug-in hybrid với lượng đăng ký mới liên tục tăng kể từ năm 2011. 

Năm 2019, trong tổng số gần 3,5 triệu xe bán ra trên cả nước thì có đến 45.000 xe plug-in hybrid và 63.000 ô tô điện được mua và đăng ký. Đặc biệt một phần ba doanh số Renault ZOE bán ở châu Âu đến từ nước Đức. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thành công mà mẫu xe điện này đạt được trên thị trường nội địa và châu lục. Đến cuối năm 2019, Đức thậm chí còn vượt xa Na Uy để chiếm vị trí đầu bảng về đăng ký xe điện. 

Doanh số bán xe ô tô điện ở Đức tăng vọt nhờ chính sách kích cầu của Chính phủ
Doanh số bán xe ô tô điện ở Đức tăng vọt nhờ chính sách kích cầu của Chính phủ (Nguồn: Sưu tầm)

Vào năm 2020, thị trường ô tô điện ở Đức được Chính phủ Đức khuyến khích bằng một loạt các chính sách kích cầu hướng tới người dân. Kết quả đạt được cực kỳ ấn tượng khi cứ 20 chiếc ô tô bán ra trên toàn quốc vào năm 2020 thì có một chiếc chạy bằng điện. Với doanh số 395.000 chiếc xe điện bán ra năm 2020, Đức đã tăng gần gấp 3 lần (264%) lượng xe đăng ký chỉ trong một năm. Đồng thời, tổng số lượng xe ô tô điện tại Đức tính đến tháng 7/2021 đạt 1 triệu xe, mặc dù muộn hơn 6 tháng so với mục tiêu đề ra, song kết quả này cho thấy hiệu quả rõ rệt của hàng loạt các chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng xe điện của Chính phủ Đức thời gian qua.  

Trong đó, yếu tố tiên quyết là hệ thống cơ sở hạ tầng mà Chính phủ đã triển khai trước đó. Hiện Đức đã có trên 30.000 trạm sạc cố định và dự định lắp đặt bổ sung thêm 43.000 điểm trong vài tháng tới, tập trung ở các khu vực trung tâm, công cộng, trạm dịch vụ… Dự kiến đến năm 2030, hơn 1 triệu trạm sạc công cộng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của các phương tiện giao thông ở Đức.

>>> Tìm hiểu thêm: Sự đổi mới đang tạo đà phát triển cho thị trường ô tô điện Đức

xu hướng phát triển xe ô tô điện ở Đức
Pháp, Hà Lan và Đức là 3 quốc gia chiếm đến 70% tổng số trạm sạc xe ô tô điện trong khu vực (Nguồn: Sưu tầm)

Mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho biết, ước tính đến năm 2030, Đức sẽ có khoảng 14 triệu xe điện và plug-in hybrid lăn bánh trên các đường phố (tăng 40% so với mục tiêu 10 triệu xe đề ra trước đây). Để đạt mục tiêu này, Chính phủ Đức đã ra chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho xe điện. Những người mua xe sẽ được miễn thuế 10 năm và những dòng ô tô điện có giá bán dưới 40.000 Euro (khoảng 47.000 USD) sẽ đủ điều kiện để nhận trợ cấp 9.000 Euro (khoảng 10.600 USD) cho đến tháng 12/2021.  

Nhìn chung, ngành công nghiệp ô tô điện ở Đức dự báo sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong 10 năm tới. Đức là quốc gia đông dân nhất châu Âu nên cũng là thị trường tiềm năng để thử nghiệm và phát triển các dòng xe năng lượng xanh. Với định hướng và chính sách đúng đắn, Đức đã và vẫn đang là một trong 5 quốc gia tiên phong hướng đến kỷ nguyên di chuyển không phát thải.  

Để biết thêm thông tin về mẫu ô tô điện đầu tiên của Việt Nam VinFast VFe34, hãy gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được tư vấn chi tiết.

>>> Xem thêm: Ô tô điện VinFast VF e34 đạt tiêu chuẩn NEDC châu Âu

04/08/2021
Chia sẻ bài viết này