Tiêu chuẩn chất lượng không khí là gì ? Đâu là giải pháp cải thiện không khí hiệu quả hiện nay?
1. Khái niệm tiêu chuẩn chất lượng không khí là gì?
1.1. Khái niệm
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí là chỉ số được tính toán từ thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, giúp phản ánh tình trạng chất lượng không khí hiện tại cũng như mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như thế nào. Tiêu chuẩn này sẽ được biểu diễn qua một thang điểm.
1.2. Bảng thể hiện tiêu chuẩn về chất lượng không khí của Việt Nam
Để thuận tiện cho việc đánh giá chất lượng không khí, Việt Nam có bảng quy chuẩn riêng quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản như: cacbon oxit (CO), lưu huỳnh đioxit (SO2), bụi PM10 (bụi ≤ 10àm), ozon (O3), bụi lơ lửng, và chì (Pb). Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh, không khí trong nhà, không khí trong cơ sở sản xuất và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí.
Bảng thể hiện tiêu chuẩn về chất lượng không khí của Việt Nam
Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3. Ý nghĩa của tiêu chí đánh giá chất lượng không khí
Việc xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng không khí có ý nghĩa rất thiết thực. Đây chính là thước đo, là cơ sở để xác định được chất lượng không khí đang ở tình trạng nào, có đang bị ô nhiễm hay không, nếu có thì ở mức độ ra sao. Từ đó có những giải pháp ứng phó kịp thời, đặc biệt hữu ích khi ứng dụng ở các thành phố lớn.
2. Hiện trạng chất lượng không khí hiện nay
2.1. Trên thế giới
Dựa vào tiêu chuẩn chất lượng không khí và tình hình hiện tại, các nhà nghiên cứu thế giới đã đánh giá được rất nhiều điều quan trọng. Theo báo cáo về Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 do Viện đo lường & đánh giá sức khỏe ( Đại học British Columbia) và Viện ảnh hưởng sức khỏe (Đại học Washington) đưa ra thì tình hình không khí thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguyên nhân được đưa ra là do cộng hưởng từ tình trạng cháy rừng, thời tiết hanh khô với việc khí thải từ xe cộ, công trình xây dựng, khí thải công nghiệp, đốt rơm rạ...Tình trạng ô nhiễm cũng diễn biến phức tạp và chia thành nhiều loại như: ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí có hại cho sức khỏe, ô nhiễm khí độc…
2.2. Tại Việt Nam
Theo báo cáo về chất lượng không khí giai đoạn 2016-2020 của Vụ Quản lý chất lượng môi trường thì tình trạng ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng. Chất lượng không khí của nhiều địa phương ở Việt Nam từ năm 2018 đến nay có chiều hướng suy giảm, đặc biệt là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyên nhân ô nhiễm không khí
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí hiện nay, có thể từ hoạt động sản xuất, công nghiệp, sinh hoạt của người dân, cũng có thể từ khí thải xe cộ…
- Hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch: hàng năm có khoảng 2,3 tỉ tấn carbon dioxit được thải ra từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch. Việc này dẫn đến tăng lực phóng xạ, gây hiệu ứng nhà kính.
- Hoạt động nông nghiệp: chiếm 10% tỉ trọng không khí ô nhiễm thải ra môi trường. Điều này đến từ hoạt động chăn nuôi bò, trồng lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...Những khí thải từ nông nghiệp khiến môi trường không khí chứa nhiều chất độc hại.
- Hoạt động công nghiệp: các nhà máy, khu công nghiệp, đặc biệt là hoạt động công nghiệp nặng dẫn đến nguồn khí thải rất lớn ra thị trường. Những ống khói thải ra liên tục khiến chất lượng không khí càng suy giảm trầm trọng.
- Các hoạt động khai thác cần sử dụng máy móc, thiết bị sử dụng xăng, dầu. Các thiết bị này đốt nhiên liệu và thải ra khí carbon cũng là nguyên nhân khiến không khí trở nên ô nhiễm hơn.
- Hoạt động sinh hoạt trong gia đình: đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến khí thải ra môi trường ngày càng gia tăng. Khí thải từ hoạt động sinh hoạt khiến cho không khí trong nhà ở và môi trường xung quanh bị ảnh hưởng.
- Khí thải xe máy - nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường:
+ Có tới 70% khí thải ô nhiễm là do các phương tiện giao thông. Trong đó, 90% là do xe máy thải khí độc ra môi trường.
+ Ở Việt Nam, có tới 72 triệu chiếc xe máy, trong đó có những chiếc xe máy cũ đã không còn đảm bảo chất lượng an toàn cho môi trường. Hàng năm, lượng xe máy này thải ra hàng trăm triệu tấn CO2 khiến không khí bị ảnh hưởng nặng nề.
4. Hệ quả ô nhiễm không khí
Khi ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn chất lượng không khí sẽ gây ảnh hưởng xấu tới đời sống cũng như sức khỏe của con người. Có thể kể đến một số hệ quả của ô nhiễm không khí như sau:
- Đối với hệ hô hấp
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn khi đi qua đường dẫn khí sẽ tích tụ vào phổi, có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và đi vào hệ tuần hoàn máu khiến tế bào bị thiếu oxy. Điều này khiến chúng ta dễ bị khó thở, kích ứng đường hô hấp, hen suyễn...Tiếp xúc lâu dài với các chất độc hại có thể gây bệnh phổi mãn tính, ung thư phổi.
- Đối với tim
Ô nhiễm không khí còn là nguy cơ dẫn đến đau tim, đột quỵ. Các hạt bụi tích tụ lâu ngày ảnh hưởng tới khả năng co thắt và giãn nở của mạch máu, cản trở máu lưu thông, tạo cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim.
- Đối với quá trình sinh sản
Phụ nữ sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm có khả năng sinh con bị tự kỷ cao gấp 2 lần so với mức bình thường. Ngoài ra, không khí ô nhiễm còn làm giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới.
- Đối với các vấn đề khác
+ Làm yếu xương cốt, có thể dẫn tới loãng xương
+ Ô nhiễm không khí có thể làm lão hóa da, phá hủy tế bào da, thay đổi sắc tố trên da làm da xấu đi.
+ Làm tăng nguy cơ bị đau nửa đầu, suy thận…
5. Giải pháp cải thiện chất lượng không khí
Dựa vào tiêu chuẩn chất lượng không khí có thể thấy ô nhiễm không khí đang diễn ra ở khắp mọi nơi, từ các nước phát triển đến những nước đang phát triển. Do đó, để cải thiện và giải quyết triệt để tình trạng không khí bị ô nhiễm thì cần phải có giải pháp đồng bộ, xử lý được toàn bộ những nguyên nhân nêu trên. Việc làm này đòi hỏi nguồn tài chính lớn và thời gian lâu dài.
Xét vào các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thì phần lớn đến từ nguồn khí thải của xe máy. Do đó, việc giảm thiểu khí thải từ xe máy được xem là cấp thiết nhất. Hiện nay, có rất nhiều giải pháp để xử lý tình trạng này, một trong số đó là xu hướng chuyển từ động cơ chạy xăng sang động cơ chạy bằng điện. Giải pháp sử dụng xe điện được chuyên gia môi trường đánh giá cao, có hiệu quả nhanh, có thể áp dụng được ngay, bền vững và ít tốn kém.
Xu hướng chuyển từ xe xăng sang xe điện đang diễn ra mạnh mẽ hướng đến giao thông bền vững, trên phạm vi toàn cầu, tốc độ tăng trưởng nhanh. Hiện thế giới đang có 3 triệu xe điện, tương đương 1% tổng lượng phương tiện. Dự kiến đến năm 2050 sẽ chiếm tới 80%.
Ở Việt Nam, VinFast là đơn vị đi đầu trong việc đưa xe điện vào hoạt động. Hiện VinFast đã và đang cung cấp ra thị trường xe bus điện, ô tô điện và xe máy điện. Việc thay thế xe máy xăng bằng các dòng xe điện công nghệ tiên tiến hàng đầu là giải pháp toàn diện giúp giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường. Một số dòng xe máy điện của VinFast nổi bật như: VinFast Theon công nghệ thông minh, VinFast Klara S biểu tượng của cuộc sống năng động, VinFast Feliz sống xanh thanh lịch…
Ngoài ra, VinFast còn sử dụng pin Lithium-ion có chất lượng tốt, thiên thiện với môi trường, khả năng tái chế cao và không gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những lý do vì sao xe máy điện đang vượt trội hơn so với xe Hydrogen.
Trong tương lai, năng lượng điện từ gió, ánh nắng mặt trời sẽ là giải pháp hỗ trợ cũng xe điện giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và không khí nói riêng.
Việc xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn chất lượng không khí vào thực tế là một việc làm cần thiết. Và chính bạn có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng không khí bằng cách thay đổi suy nghĩ và lựa chọn xe máy điện thay vì xe máy xăng như hiện nay. Để tham khảo các mẫu xe máy điện vượt trội bậc nhất của VinFast, mời bạn truy cập website.