Thủ tục đăng ký ô tô điện và ô tô xăng có gì khác nhau?
Ô tô điện đang từng bước nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng nhờ ưu điểm vượt trội, tính năng thông minh và ưu việt. Khách hàng mua xe VF e34 hiện nay có thể đăng ký xe tại các cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục đăng ký ô tô điện và ô tô xăng có sự khác nhau, chủ phương tiện cần lưu ý để đảm bảo đúng quy định của Pháp luật.
1. Thủ tục đăng ký ô tô điện khác gì xe ô tô xăng ?
Điều 1 Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số được áp dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm: Xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự. Vì vậy, ô tô điện cũng thực hiện các thủ tục, trình tự đăng ký như ô tô xăng.
Ngoài ra, ô tô điện có cấu tạo khác biệt về động cơ điện, nguồn cấp năng lượng (pin) thân thiện với môi trường. Do đó khi đăng kiểm, xe điện không phải kiểm tra hệ thống khí thải, bảo vệ môi trường như phương tiện sử dụng động cơ đốt trong.
Tuy nhiên, đơn vị kiểm định sẽ tiến hành kiểm tra thêm các bộ phận khác của xe ô tô điện như:
- Hệ thống lưu trữ pin
- Hệ thống quản lý RESS (nếu được trang bị)
- Bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối; động cơ kéo
- Hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị yêu cầu
- Bộ phận kết nối đầu sạc trên xe
Chủ sở hữu cần nắm rõ điểm khác biệt trong thủ tục đăng kiểm ô tô điện so với xe chạy xăng để tránh mất nhiều thời gian khi đăng kiểm.
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư số 58/2020/TT-BCA, chủ phương tiện phải có trách nhiệm đưa xe đến cơ quan đăng ký, đóng các khoản lệ phí theo yêu cầu, cung cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe cũng như hồ sơ đăng ký xe.
2. Thủ tục đăng ký xe ô tô điện cần gì?
Để ô tô điện được chính thức sử dụng làm phương tiện di chuyển, chủ xe cần thực hiện đúng các thủ tục đăng ký xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2.1. Nộp lệ phí trước bạ và các loại phí đăng ký ô tô điện
Lệ phí trước bạ là một khoản lệ phí mà người sở hữu tài sản cố định phải kê khai và nộp khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi sử dụng. Theo Nghị định số 10/2022/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ của xe ô tô điện đăng ký lần đầu là 0% (từ 1/3/2022 đến 28/2/2025).
Phí đăng ký xe ô tô (bao gồm ô tô điện) là các khoản chi phí người sử dụng bắt buộc phải đóng để chính thức sở hữu, vận hành phương tiện trên đường. Các khoản phí bao gồm phí trước bạ và các loại phí khác, cụ thể:
- Lệ phí cấp biển số xe dưới 10 chỗ. Mỗi địa phương có mức phí khác nhau:
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh: 20 triệu đồng
- Các tỉnh thành trực thuộc trung ương, các thành phố trực thuộc tỉnh và xã: 1 triệu đồng
- Các khu vực còn lại: 200.000 đồng
- Phí bảo trì đường bộ với xe ô tô dưới 9 chỗ: 1,56 triệu đồng
- Phí kiểm định xe: 340.000 đồng/lần/xe
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 437.000 đồng/năm
Chủ phương tiện có thể nộp lệ phí trước bạ trực tiếp tại Chi cục Thuế quận/huyện, nơi đăng ký quyền sở hữu xe; trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc qua các ngân hàng thương mại.
2.2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xe ô tô điện
Để làm thủ tục đăng ký ô tô thuận lợi và nhanh chóng, chủ xe cần chuẩn bị trước hồ sơ giấy tờ để tránh mất thời gian chờ đợi. Theo Quyết định 933/QĐ-BCA-C08 do Bộ Công an ban hành, hồ sơ đăng ký xe ô tô điện bao gồm:
- Phiếu kê khai đăng ký xe (Kèm theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA)
- Hồ sơ giấy tờ hợp lệ của xe điện gồm:
- Bằng chứng chứng minh nguồn gốc xe:
- Đối với loại xe nhập khẩu: Giấy khai nguồn gốc, giấy khai hải quan
- Đối với loại xe sản xuất và lắp ráp trong nước: Giấy kiểm định chất lượng xuất xưởng
- Đối với loại xe cải tạo: Giấy chứng nhận đăng ký xe
- Hóa đơn mua bán xe
- Tờ khai lệ phí trước bạ (đã được cơ quan thuế xác nhận)
- Bằng chứng chứng minh quyền sở hữu xe
- Cá nhân: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu
- Công ty tư nhân: Bản photo giấy đăng ký kinh doanh
- Công ty liên doanh nước ngoài: Bản photo giấy phép đầu tư
3. Quy trình đăng ký ô tô điện
Hiện nay, chủ phương tiện có 2 cách để làm thủ tục đăng ký xe ô tô điện là trực tiếp hoặc trực tuyến. Vì vậy, chủ sở hữu có thể chọn cách phù hợp để thực hiện.
3.1. Đăng ký ô tô điện trực tiếp
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 15/2022/TT-BCA sửa đổi Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó cho phép người điều khiển có thể làm đăng ký trực tiếp tại Công an cấp huyện từ ngày 21/5/2022. Sự thay đổi này giúp chủ phương tiện chủ động về thời gian và tiết kiệm chi phí và công sức.
Chủ xe thực hiện quy trình đăng ký trực tiếp theo 3 bước:
- Bước 1: Điền thông tin và nộp hồ sơ đề nghị cấp biển số xe
- Bước 2: Làm thủ tục đăng kiểm xe ô tô và đóng lệ phí trước bạ
- Bước 3: Nhận giấy đăng ký và mua bảo hiểm xe ô tô điện tại cơ quan bảo hiểm.
3.2. Đăng ký ô tô điện trực tuyến
Từ ngày 21/7/2021, Cục Cảnh sát giao thông mở chuyên mục “Đăng ký, khai báo phương tiện” trên Cổng Thông tin điện tử Cục CSGT để đáp ứng nhu cầu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký, lệ phí đăng ký xe của người sử dụng, cụ thể:
- Bước 1: Truy cập vào địa chỉ trang web: dichvucong.gov.vn hoặc http://csgt.vn:8888/
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin xe cần đăng ký
Bước 3: Kiểm tra lại thông tin sau khi điền và ấn “Đăng ký”
Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký trực tuyến. Sau 2-3 ngày, chủ phương tiện sẽ nhận đầy đủ hồ sơ chứng từ đủ điều kiện xe tham gia giao thông.
>>> Tham khảo thêm: Quy trình đăng ký xe ô tô điện VinFast đầy đủ và mới nhất
Thủ tục đăng ký ô tô điện và ô tô xăng ngày càng thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng giúp người chủ xe tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Hiểu rõ về quy định, thủ tục đăng ký ô tô điện và ô tô xăng giúp khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng nhanh chóng, dễ dàng, tuân thủ Pháp luật và sở hữu xe trong thời gian sớm nhất.
Đặt cọc VinFast VF 8 và VF 9 để trở thành những người đầu tiên đón đầu xu hướng sống xanh và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]