Thông số nhớt 10W40 là gì? Các cấp chất lượng tiêu chuẩn của dầu nhớt hiện nay
Dầu nhớt là hỗn hợp gồm dầu gốc và chất phụ gia có tác dụng bôi trơn các chi tiết động cơ. Theo đó, hai thông số trên các sản phẩm dầu nhớt mà người dùng cần quan tâm là độ nhớt và tiêu chuẩn kỹ thuật.
1. Thông số nhớt 10w40 là gì?
10w40 là chỉ số có trong các loại dầu động cơ ứng dụng trên các dòng xe máy và ô tô. Thông số nhớt 10w40 là ký hiệu thể hiện sự thay đổi độ nhớt trong dầu động cơ theo yếu tố nhiệt độ. Hiểu đơn giản thì khi nhiệt độ thay đổi, độ nhớt của dầu động cơ cũng sẽ biến đổi theo.
Cụ thể, thông số 10w40 mang ý nghĩa như sau:
- 10: Biểu thị nhiệt độ thấp nhất để đạt độ nhớt lý tưởng là 10ºC. Ở cấp độ này, động cơ sẽ vận hành trơn tru hơn và có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.
- W: Là chữ viết tắt của winter - mùa đông, dùng để chỉ thời điểm nhiệt độ thấp nhất.
- 40: Đây là thông số cho thấy độ nhớt của dầu trong quá trình vận hành động cơ. Theo đó, 10W40 có độ nhớt ở nhiệt độ thường loãng. Trong quá trình di chuyển, nhớt sẽ từ từ loãng ra, giữ cho động cơ xe duy trì ở nhiệt độ ổn định và phát huy công suất tối đa.
2. So sánh nhớt 10W40 với các loại nhớt phổ biến hiện nay
Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt trung bình vào mùa đông khoảng 17,2ºC và khoảng 29,2ºC vào mùa hè. Do đó, loại nhớt có thông số 10W40 được khuyến cáo sử dụng nhờ khả năng thích ứng linh hoạt với điều kiện khí hậu, cho khả năng bôi trơn các chi tiết nhỏ nhất trong động cơ. Nhờ ưu điểm có độ nhớt vừa phải và giải nhiệt tốt, dầu nhớt chỉ số 10W40 thích hợp sử dụng cho động cơ xe làm việc ở nhiệt độ thấp và có nhu cầu tản nhiệt cao. Đối với những phương tiện mới di chuyển, chỉ chạy được khoảng từ 5.000 - 50.000 km thì nhớt 10W40 giúp xe vận hành mượt mà, ổn định hơn. Ngoài ra, dầu nhớt 10W40 hỗ trợ xe khởi động dễ dàng, giữ nhiệt độ xe ổn định trong suốt quá trình vận hành và giúp động cơ nhanh chóng trở về trạng thái ấm chỉ sau khoảng 30 - 45 phút xe dừng bánh.
Trong khi đó, loại nhớt có chỉ số 20W40 phù hợp với các loại động cơ vận hành ở điều kiện nhiệt độ bình thường. Nhớt có thông số 20W50 có độ nhớt đậm đặc, dành cho các loại xe mới hoạt động với cường độ lớn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, loại nhớt có chỉ số 20W50 này còn hỗ trợ giảm tải tiếng ồn động cơ ở các loại xe cũ.
3. Các cấp chất lượng tiêu chuẩn của dầu nhớt
Bên cạnh việc tìm hiểu thông số nhớt 10W40 là gì thì các cấp chất lượng tiêu chuẩn của dầu nhớt cũng là điều mà chủ xe cần quan tâm để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Hiện nay có 5 cấp chất lượng thể hiện tính năng của dầu nhớt, cụ thể như sau:
3.1. Cấp chất lượng SAE
SAE có tên đầy đủ là Society of Automotive Engineers, là tiêu chuẩn dùng để đánh giá, phân loại dầu nhớt dựa trên độ nhớt của sản phẩm do Hiệp hội Kỹ sư ô tô Hoa Kỳ đưa ra. Theo tiêu chuẩn này, sẽ có 2 cấp chất lượng dầu nhớt như sau:
- Dầu nhớt đơn cấp: Thường chỉ có ký hiệu là SAE 40 và SAE 50. Loại dầu nhớt này chỉ đảm bảo độ nhớt đạt chất lượng ở nhiệt độ cao, giúp bôi trơn động cơ hiệu quả. Nếu nhiệt độ xuống thấp thì dầu nhớt đơn cấp sẽ đặc lại, khó bơm đều lên động cơ khiến xe khó khởi động và các chi tiết máy không ăn khớp với nhau.
- Dầu nhớt đa cấp: Được ký hiệu như SAE 10W30, SAE 10W40,... Trong đó, con số trước chữ W sẽ biểu thị điều kiện nhiệt độ thấp nhất mà động cơ có thể làm việc hiệu quả, W là Winter (mùa đông), còn con số sau W là độ nhớt của dầu khi động cơ hoạt động ở nhiệt độ tương ứng với chỉ số trước W. Như vậy, nhớt 10W4 là loại dầu nhớt đa cấp được đánh giá theo cấp chất lượng SAE.
3.2. Cấp chất lượng API
API là tiêu chuẩn đánh giá về cấp dầu nhớt do Hiệp hội Dầu khí Mỹ (American Petroleum Institute) đưa ra. Theo tiêu chuẩn cấp nhớt API, dầu nhớt có ký hiệu bằng chữ S đứng trước sẽ sử dụng cho động cơ xăng. Đồng thời, ký tự đứng sau chữ S càng xa chữ A theo bảng chữ cái Alphabet thì độ nhớt càng cao, càng có lợi cho động cơ. Ví dụ: SA, SB, SC,... thì SC có độ nhớt cao hơn SA.
Bên cạnh đó, dầu nhớt có ký hiệu là chữ C đứng trước sẽ sử dụng cho phương tiện có động cơ chạy bằng dầu diesel. Chữ cái sau chữ C càng xa chữ A và số càng lớn thì cấp chất lượng tiêu chuẩn dầu nhớt càng cao. Ví dụ: CF-4, CG-4, CH-4, CI-4, CJ-4, CK-4,...
Trong trường hợp người dùng nhận thấy thông số trên dầu nhớt có cả Sx/Cy thì sản phẩm đó sử dụng được cho cả hai loại động cơ chạy bằng xăng và dầu.
3.3. Cấp chất lượng ILSAC
Ủy ban Phê duyệt Tiêu chuẩn Dầu nhờn Quốc tế ILSAC (International Lubricants Standardization and Approval Committee) đã đặt ra cấp chất lượng ILSAC của dầu nhớt. Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá khả năng giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm và tiết kiệm nhiên liệu. Ký hiệu tiêu chuẩn của cấp chất lượng này là GF-x (x là số biểu hiện cấp chất lượng theo thứ tự 1, 2, 3,...). Nếu dầu nhớt có chỉ số ILSAC càng lớn thì hiệu suất của sản phẩm mang lại càng cao.
3.4. Cấp chất lượng ACEA
ACEA tức là European Automobile Manufacturers’ Association - Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu. Đây là tiêu chuẩn được tạo ra nhằm phân loại các cấp chất lượng của dầu nhớt tương ứng với các loại động cơ riêng biệt, cụ thể:
- Cấp A: Dành cho động cơ sử dụng xăng.
- Cấp B: Sử dụng cho động cơ dầu diesel hạng nhẹ.
- Cấp C: Dùng cho các động cơ có trang bị bộ xử lý khí thải.
- Cấp E: Sử dụng cho các loại xe có động cơ diesel hạng nặng.
3.5. Cấp chất lượng JASO
JASO là tên viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization - Trung tâm Quốc tế hóa tiêu chuẩn ô tô Nhật Bản. Cấp chất lượng JASO là tiêu chuẩn dầu nhớt dành cho các dòng xe gắn máy, thông thường được ký hiệu là MA, MA2, MB. Trong đó, MA, MA2 sẽ thể hiện hiệu suất ma sát cao, thích hợp cho các dòng xe số, còn MB sẽ phù hợp sử dụng cho dòng xe tay ga, giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.
4. Các thời điểm nên thay dầu nhớt cho xe
Người dùng nên tiến hành thay nhớt định kỳ để động cơ xe được bôi trơn, đảm bảo vận hành ổn định. Trên thực tế, các nhà sản xuất xe sẽ có những khuyến cáo riêng về thời gian thay nhớt. Đồng thời, tùy thuộc vào chất lượng dầu máy, điều kiện thời tiết, cường độ sử dụng phương tiện mà các mốc thời gian thay nhớt của xe sẽ có sự khác biệt.
Dưới đây là một số gợi ý để chủ xe biết được nên thay nhớt xe khi nào cho từng dòng xe khác nhau:
- Đối với xe máy số: Nên thay nhớt sau khi chạy khoảng 2.000 - 3.000 km (nếu sử dụng nhớt chất lượng API là SF hoặc SG) và khoảng 5.000 - 6.000 km (nếu nhớt có API là SJ hoặc SL).
- Đối với xe máy tay ga: Nên thay nhớt mới sau khi chạy được 3.000 - 4.000 km đối với xe mới, vận hành tốt. Còn nếu xe đã cũ thì tùy tình trạng của xe mà người dùng nên thay nhớt sau khi chạy khoảng 2.000 - 3.000 km.
- Đối với xe ô tô: Loại phương tiện này có mốc thời gian thay nhớt gợi ý là sau khoảng 5.000km (nhớt có API là CD hoặc SF), khoảng 6.000 - 7.000 km (nhớt API là CF, SG), khoảng 8.000 - 10.000 km (API là CH-4/SL) và khoảng 10.000 - 12.000 km (nhớt có API là CI-4/SM).
Tuy nhiên, các con số trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng có thể tự kiểm tra nhớt xe hoặc đưa đến các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng uy tín để kiểm tra thời điểm thay nhớt của xe.
>> Tìm hiểu thêm:
- Tại sao nên kiểm tra xe ô tô sau 1.000km đầu tiên?
- Cách thay nhớt xe máy tại nhà và thời gian thay định kỳ
Các dòng xe khác nhau sẽ sử dụng loại dầu nhớt tùy theo tiêu chuẩn khuyến cáo của nhà sản xuất. Vì thế, việc tìm hiểu chi tiết về thông số nhớt 10W40 là gì cũng như các cấp chất lượng tiêu chuẩn giúp người dùng dễ dàng tìm mua loại nhớt phù hợp.
Các mẫu xe xanh hiện là lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng để góp phần bảo vệ môi trường sống. VinFast hiện có nhiều ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng đặt mua VF e34 và đặt cọc VF 8, VF 9 online. Quý khách sẽ được trải nghiệm các công nghệ hiện đại, tính năng mạnh mẽ và thông minh được tích hợp trên xe.
Khi có nhu cầu tìm hiểu hoặc sở hữu ô tô điện VinFast quý khách có thể tham khảo thêm thông tin tại website hoặc nhận tư vấn từ chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.
>> Tìm hiểu thêm