So sánh thân xe khung rời và thân xe khung liền của xe ô tô

Thân xe ô tô hiện nay được cấu tạo từ hai kết cấu chính là khung gầm rời và khung gầm liền. Khi có nhu cầu mua xe, người dùng cần phải biết được ưu, nhược điểm của hai loại thân xe để đưa ra những đánh giá và lựa chọn. So sánh thân xe khung rời và thân xe khung liền có điểm gì giống và khác nhau?
dat-coc-xe-o-to-dien-vinfast

Việc nhận biết điểm khác biệt giữa thân xe khung rời và thân xe khung liền sẽ giúp người dùng hiểu rõ đặc điểm cấu trúc của hai loại khung thân xe. Từ đó, sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp với sở thích cá nhân và tối ưu được nhu cầu sử dụng.

Cấu trúc thân xe khung rời là cấu trúc truyền thống trong chế tạo ô tô. Đây là loại khung gầm ra đời sớm nhất. Đến tận những năm 1960, hầu như tất cả các mẫu xe trên thế giới đều sử dụng loại khung gầm này.           

Thân xe khung rời và thân xe khung liền - Cấu tạo thân xe khung rời
Cấu trúc khung gầm sắt-xi rời (Nguồn: Sưu tầm)

Thân xe khung rời có phần thân và khung hoàn toàn riêng biệt, chỉ được ghép lại với nhau ở giai đoạn lắp ráp, dù được nối với nhau theo dây chuyền nhưng vẫn tách biệt trong quá trình thiết kế. Trước khi bắt đầu sản xuất và lắp ráp ô tô, hầu hết các nhà sản xuất sẽ tạo ra khung gầm trước bao gồm hệ thống truyền lực, hệ thống treo trên ô tô, hệ thống lái, bình xăng sau đó mới bổ sung thân xe và các công đoạn lắp ráp nội thất và bọc ghế.               

Khung xe rời có phần thân xe lắp lên một khung bên dưới, có bản chất là bộ khung gầm để nâng đỡ hệ dẫn động. Với cách thiết kế này, hệ thống khung xe thường có dạng hình thang. Khi lắp ráp xe bán tải, thùng xe được đặt độc lập trên bộ khung. Dễ dàng nhận ra thùng xe độc lập chỉ bằng việc nhìn bên hông của xe.

Thân xe khung liền đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1930 và được được sử dụng rộng rãi vào năm 1935. Tuy nhiên, nhà sản xuất những chiếc xe có dung tích lớn vẫn tiếp tục sử dụng các bộ phận riêng biệt do các tính năng mà thân xe khung rời đem lại. Chỉ đến những năm gần đây các hãng xe mới bắt đầu để ý nhiều hơn đến thiết kế thân xe khung liền.

Khung gầm liền khối được thiết kế các bộ phận: khung xe, sàn xe, thân xe liền thành một khối, có kết cấu liền với nhau và tác động lẫn nhau.

Thiết kế này giúp giảm chiều cao và trọng lượng của xe, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng thời đảm bảo an toàn trong trường hợp không may xảy ra va chạm. Vì khung liền được thiết kế với vùng hấp thụ xung lực để hấp thụ thiệt hại, giúp bảo vệ người ngồi trên xe khỏi những va đập bất ngờ. Thân xe khung liền được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô, tuy nhiên thiết kế liền một khối có thể khiến chủ sở hữu khó khăn trong việc sửa chữa.

Thân xe khung rời và thân xe khung liền - Cấu tạo xe khung liền 
 Cấu tạo thân xe khung liền (Nguồn: Sưu tầm)

3. So sánh thân xe khung rời và thân xe khung liền

3.1. So sánh ưu điểm thân xe khung rời và thân xe khung liền 

 
Thân xe khung rời Thân xe khung liền
  • Khả năng kéo và đẩy cao
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất và sửa chữa
  • Vượt địa hình dễ dàng hơn
  • Tạo ra ít tiếng ồn trên đường
  • Bảo vệ tốt hơn khỏi hơi ẩm từ đường
  • Khả năng hấp thụ xung lực cao
  • Dễ thiết kế hơn
  • Tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn
  • Phổ biến hơn/dễ tìm mua hơn
  • Độ ổn định cao khi ôm cua

 

Cấu trúc khung rời cho phép thực hiện những thay đổi, lắp ráp trên khung xe một cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống khung gầm. Thậm chí, hoàn toàn có thể tạo ra những mẫu xe mới từ nền tảng khung gầm cũ góp phần tiết kiệm được khá nhiều thời gian nghiên cứu phát triển cũng như chi phí thiết kế, đầu tư dây chuyền sản xuất so với việc phải xây dựng cả hệ thống khung gầm mới. 

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã dần hình thành nên kỹ thuật đồ họa vi tính chuyên nghiệp (CAD). Hiện nay kỹ thuật này đã và đang trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận ngay cả với người dùng phổ thông. Việc thiết kế ra một hệ thống khung gầm liền khối hoàn chỉnh trên máy tính dưới dạng mô hình 3D là vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Vì thế các xe có thân xe khung liền lại chiếm ưu thế hơn về thời gian để thiết kế ra một bộ khung hoàn chỉnh.

Thiết kế khung gầm rời nhờ được trang bị lớp đệm cao su ở phần nối giữa thân xe và khung xe, xung quanh có các bu-lông và cấu tạo thân xe được treo phía trên khung gầm giúp hạn chế những tiếng ồn do áp lực và rung lắc khi di chuyển. 

Mặc dù không thể hạn chế tiếng ồn như xe có cấu trúc khung rời nhưng thân xe khung liền giúp trọng lượng xe nhẹ hơn, từ đó cải thiện đáng kể hiệu suất vận hành và làm giảm mức hao phí nhiên liệu.

Với thân xe khung rời người dùng sẽ dễ dàng tiến hành các hoạt động sửa chữa sau va chạm hoặc bảo dưỡng, đặc biệt với các xe đặc dụng khẩn cấp (xe cứu thương, cứu hỏa, xe cảnh sát….). Dù bu lông bánh xe bị hư hỏng hay xe xảy ra va chạm mạnh đều có thể thay thế, sửa chữa một cách dễ dàng mà lại tiết kiệm chi phí. 

Mặc dù đáp ứng được nhu cầu sửa chữa dễ dàng nhưng thân xe khung gầm rời lại có phần rắc rối trong khâu thiết kế nên trên thị trường ngày nay, thiết kế thân xe khung liền phổ biến và dễ tìm mua hơn.

Phần thân xe khung rời có khả năng chịu tải cao và sức chống lại lực vặn xoắn lớn. Kết cấu khung rời cũng có khả năng kéo và đẩy cao hơn. Tuy nhiên cấu trúc thân liền lại cho phép điều chỉnh sự bẻ cong thân xe theo chủ ý của người thiết kế, cùng khả năng hấp thụ xung lực hiệu quả giúp chiếc xe an toàn cho hành khách ngồi trong xe khi không may xảy ra các sự cố ngoài ý muốn.

Thông thường, thân xe khung rời sẽ có khả năng chịu đựng cao hơn khi đối mặt với những tác nhân bên ngoài như sỏi, bùn, tuyết và đất cát. Khoảng sáng gầm xe cao hơn giúp hạn chế gầm xe chạm vào nước trên mặt đường – nguyên nhân hàng đầu làm xe bị rỉ sét. 

Không giống với thân xe khung rời có khoảng sáng gầm xe cao, thân xe khung liền giúp trọng tâm xe thấp hơn góp phần làm tăng độ ổn định của xe khi vào cua, giúp xe đi êm ái hơn, cải thiện chất lượng chuyến đi của người dùng.

So sánh thân xe khung rời và thân xe khung liền về khả năng di chuyển
Thân xe khung liền giúp xe di chuyển ổn định, êm ái hơn (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: Quy trình thiết kế xe hơi diễn ra như thế nào?

3.2. So sánh nhược điểm thân xe khung rời và thân xe khung liền 

 
Thân xe khung rời Thân xe khung liền
  • Trọng lượng lớn
  • Mức độ tiêu hao nhiên liệu cao
  • Khả năng hấp thụ xung lực kém hơn
  • Khả năng kéo và đẩy không cao
  • Vượt địa hình khó hơn
  • Chi phí thiết kế, sản xuất,sửa chữa đắt hơn

 

Các xe có thiết kế khung rời thường có khối lượng lớn, trọng tâm cao do có thiết kế đặc thù: phần khung được đặt rời trên gầm xe dẫn đến hiệu suất hoạt động kém, thiếu sự ổn định khi vào cua đồng thời mức tiêu hao nhiên liệu cao hơn. 

Khả năng chịu tải của các mẫu xe có kết cấu khung liền không cao, khả năng chịu vặn xoắn thân cũng sẽ kém hơn so với kết cấu khung rời. Do đó, xe khung liền không phải lựa chọn tối ưu cho những con đường gập ghềnh. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng kéo và đẩy của xe trong lúc vượt chướng ngại vật.

Cấu trúc khung gầm rời thường không có vùng hấp thụ xung lực, vì thế có thể không phát huy tối ưu được khả năng bảo vệ trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ những nhược điểm này dần được khắc phục nhờ các hệ thống phanh an toàn mới ngày càng tiên tiến. 

Bên cạnh đó vì có thiết kế liền thành một khối, thân xe khung liền có các bộ phận gắn liền với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau nên dù chỉ có khung xe hoặc gầm xe xảy ra sự cố thì cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến toàn bộ hệ thống khung gầm từ đó việc sửa chữa cũng trở nên khá rắc rối và tốn kém. 

Khi không may xảy ra va chạm, dù thiết kế khung gầm liền giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhưng toàn bộ khung xe đều có thể bị hư hỏng. Không giống như thân xe khung rời, hư hỏng khung liền khối có nghĩa là toàn bộ khung bị hư hại. 

Trong khi va chạm, khung của xe có thể bị uốn cong, xoắn, vỡ vụn hoặc thậm chí bị gãy. Khi điều này xảy ra, tính toàn vẹn về cấu trúc của xe sẽ bị tổn hại. 

Đặc biệt không chỉ có chi phí sửa chữa cao, chi phí thiết kế và sản xuất của xe có thiết kế khung liền cũng đắt hơn so với xe có thiết kế khung rời. Vì thế thông thường xe có thiết kế khung liền không thích hợp để sản xuất số lượng nhỏ, mà thay vào đó là thiết kế hàng loạt.

Như vậy, có thể nhìn vào hình dáng bên ngoài để phân biệt hai loại khung thân xe. Dựa vào ưu, nhược điểm để so sánh thân xe khung rời và thân xe khung liền, từ đó tùy theo sở thích cũng như nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại xe có khung gầm rời và khung gầm liền phù hợp.

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh có thể tham khảo thêm thông tin về VF e34, VF 8, VF 9 để đặt mua và trải nghiệm những mẫu ô tô điện mới nhất với nhiều ưu đãi hấp dẫn của VinFast.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

  • Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>> Tìm hiểu thêm:

23/08/2022
Chia sẻ bài viết này