So sánh động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc chi tiết nhất
Động cơ giảm tốc là động cơ điện có tốc độ thấp, tốc độ đã giảm đi nhiều so với động cơ thông thường ở cùng công suất và số cực. Trong khi đó, hộp số giảm tốc là thiết bị dùng để điều chỉnh tốc độ của các động cơ điện phù hợp với yêu cầu, cụ thể là giảm vận tốc vòng quay. Để so sánh động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc, người dùng cần nắm rõ thông tin về chức năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại.
1. So sánh động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc về cấu tạo
Động cơ giảm tốc và hộp số giảm tốc là 2 thiết bị có cấu tạo khác nhau và hiệu quả vận hành khác nhau.
1.1. Cấu tạo của động cơ giảm tốc
Động cơ giảm tốc được cấu tạo gồm 2 phần: động cơ điện và hộp giảm tốc. Trong đó, động cơ điện được cấu tạo từ roto và stato. Roto là phần động có thiết kế hình trụ, được tạo nên từ vòng dây dẫn điện cuốn trên một lõi thép. Stato là phần tĩnh được tạo từ những cuộn dây điện 3 pha quấn trên các lõi sắt và xếp trên 1 vành tròn. Khi vận hành, thiết bị sẽ tạo ra trường quay.
Hộp giảm tốc là bộ phận có chứa bộ truyền động như ốc vít, bánh răng… để làm giảm tốc độ vòng quay. Nguyên lý hoạt động của bộ phận này là cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp với tỷ số truyền không đổi, giúp giảm vận tốc và tăng mô men xoắn.
1.2. Cấu tạo của hộp số giảm tốc
Một hộp số giảm tốc gồm các bánh răng thẳng hoặc nghiêng ăn khớp nhau và tuân theo một tỷ số truyền nhất định. Khi được cung cấp một nguồn điện ổn định ở mức điện áp nhất định thì hộp số giảm tốc sẽ tạo ra số vòng quay phù hợp. Hộp số giảm tốc có nhiệm vụ giảm tốc độ quay từ động cơ. Khi lắp ráp, một đầu số giảm tốc nối với động cơ và đầu còn lại nối với tải.
2. So sánh động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc về chức năng
Động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc giữ vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Phân biệt được chức năng động cơ giảm tốc so với hộp giảm tốc giúp người dùng dễ dàng lựa chọn sử dụng các thiết bị phù hợp.
2.1. Chức năng của động cơ giảm tốc
Động cơ giảm tốc là bộ phận không thể thiếu trong máy cẩu nâng. Bộ phận này giữ vai trò giảm tốc và tăng số mô-men xoắn của trục quay. Việc này làm tốc độ động cơ nhỏ nhưng mô-men kéo được tăng thêm lực để vận hành.
2.2. Chức năng của hộp số giảm tốc
Hộp số giảm tốc có chức năng giảm tốc độ quay của động cơ, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các thao tác của người điều khiển. Hộp giảm tốc được lắp tại vị trí trục vào của động cơ. Khi động cơ hoạt động, tốc độ của trục ra sẽ bị giảm phụ thuộc vào tỉ số truyền của động cơ. Nhiều người dùng lựa chọn lắp thêm hộp số giảm tốc thay vì động cơ quay chậm nhờ chế tạo dễ dàng, nhỏ gọn và tiết kiệm chi phí hơn.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Tìm hiểu các loại động cơ xe ô tô phổ biến hiện nay
- Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ điều tốc ô tô
- Tìm hiểu chi tiết hộp số giảm tốc là gì, phân loại và ứng dụng
3. So sánh động cơ giảm tốc và hộp số giảm tốc về nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động là một trong những khía cạnh quan trọng để so sánh động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc.
3.1. Nguyên lý hoạt động của động cơ giảm tốc
Động cơ giảm tốc được vận hành theo nguyên lý “khăng khăng”. Nếu người dùng muốn số vòng quay của trục ra hộp số giảm tốc nhỏ, hãy lắp hộp số giảm tốc lên động cơ điện để có thể thay đổi số vòng quay trục ra một cách linh hoạt hơn. Chế tạo động cơ điện có số vòng quay và momen xoắn theo ý muốn là khó thực thi. Theo đó, số vòng quay và momen xoắn tỉ lệ nghịch với nhau được gọi là tỷ số truyền.
3.2. Nguyên lý hoạt động của hộp số giảm tốc
Thông thường, hộp số giảm tốc là 1 hệ bánh răng ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền và momen quay đã thiết kế để lấy ra số vòng quay mà người dùng thiết lập. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có một số hộp giảm tốc không sử dụng bánh răng thường, thay vào đó hệ bánh răng vi sai hay hành tinh sẽ được ứng dụng. Tùy theo điều kiện làm việc, hộp số giảm tốc sẽ được tính toán để thiết kế phù hợp. Thiết bị này thường được lắp đặt khi người dùng cần 1 số vòng quay nhanh trong vòng 1 phút.
4. So sánh động cơ giảm tốc và hộp số giảm tốc về phân loại
Hiện nay, thị trường các loại động cơ và hộp số giảm tốc đa dạng về chủng loại và giá cả. Mỗi loại phù hợp với dòng xe ô tô, xe máy khác nhau và cho khả năng vận hành hiệu quả khác nhau.
4.1. Phân loại động cơ giảm tốc
Dựa theo điện áp hoạt động, động cơ giảm tốc được phân loại như sau:
- Điện áp từ 380V – 460V: Động cơ giảm tốc 3 pha.
- Điện áp 220V: Động cơ giảm tốc 1 pha.
- Điện áp 12V, 24V: Động cơ giảm tốc DC (Động cơ giảm tốc điện 1 chiều).
- Dựa theo chức năng, động cơ giảm tốc được phân thành:
- Động cơ giảm tốc 4 loại tải: Mini, tải nhẹ, tải trung, tải nặng.
- Động cơ giảm tốc 2 kiểu hướng trục: Vuông góc và thẳng.
- Động cơ giảm tốc chế tạo trục: Cốt dương và cốt âm.
- Động cơ giảm tốc có khả năng truyền động theo cấp.
4.2. Phân loại hộp số giảm tốc
Dựa theo nguyên lý truyền động, hộp số giảm tốc được phân thành:
- Loại bánh răng côn: Truyền động cho các trục không.
- Loại bánh răng trụ: Tiết kiệm chi phí, tuy nhiên chỉ truyền động cho các trục.
- Loại bánh vít: Có khả năng tự hãm nên vận hành êm ái.
- Loại hành tinh: Truyền động đồng trục.
Dựa theo số cấp giảm tốc, hộp số giảm tốc được phân loại theo các cấp khác nhau. Khi bộ phận này được lắp 2 bánh răng ăn khớp với số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bánh răng tỷ lệ nghịch với số răng còn lại.
Hộp giảm tốc và động cơ giảm tốc đều là 2 phụ tùng quan trọng, đặc biệt đối với xe máy và ô tô. Bên cạnh việc nâng cao hiệu suất, việc sử dụng động cơ giảm tốc và hộp số giảm tốc giúp người lái đảm bảo an toàn khi di chuyển. Nắm rõ thông tin so sánh động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc giúp người dùng đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.
Đặt cọc xe ô tô điện VinFast VF e34, VF 8 và VF 9 ngay từ hôm nay để trở thành khách hàng tiên phong sử dụng mẫu xe xanh đẳng cấp và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu cần cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của VinFast:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
*Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo
>>> Tìm hiểu thêm: