So sánh công nghệ thu phí không dừng Việt Nam và thế giới

Thu phí không dừng hay thu phí điện tử (ETC) được nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản hay châu u triển khai từ 1990. Tại Việt Nam, hình thức này được đưa vào hoạt động trên các tuyến đường cao tốc từ ngày 1/8/2022. So sánh công nghệ thu phí không dừng Việt Nam và thế giới dựa trên 5 khía cạnh để giúp người dùng hiểu hơn về hình thức này.
đặt cọc ô tô điện vinfast vf e34 vf 8 vf 9

ETC - thu phí tự động không dừng có bốn công nghệ chính là RFID (Nhận dạng tần số vô tuyến điện), DSRC (Giao tiếp tầm ngắn chuyên dụng), GNSS (Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu) và  ANPR (Nhận dạng biển số tự động). Trong đó, hai hệ thống phổ biến nhất là DSRC và RFID. Mỗi công nghệ đều có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với văn hóa, môi trường giao thông của từng quốc gia khác nhau. Việc so sánh công nghệ thu phí không dừng Việt Nam và thế giới sẽ giúp người dùng hiểu được vì sao công nghệ này lại được triển khai tại nước ta.

so sánh công nghệ thu phí không dừng Việt Nam và thế giới theo 5 khía cạnh
Triển khai hệ thống thu phí không dừng tại Việt Nam giúp giảm chi phí, giảm tắc nghẽn giao thông và các sự cố tại trạm thu phí (Nguồn: Sưu tầm)

1. Công nghệ thu phí không dừng tại Việt Nam

Thu phí không dừng là hình thức thu phí tự động qua thẻ định danh được gắn trên kính hoặc đèn xe, nhờ đó phương tiện có thể lưu thông qua trạm thu phí mà không cần dừng lại. Tại Việt Nam, từ ngày 1/8, tất cả các tuyến cao tốc trên toàn quốc sẽ được triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC - Electronic Toll Collection). 

Như đã đề cập phía trên DSRC và RFID là hai công nghệ được sử dụng rộng rãi trên thế giới . Với ưu thế là mức độ nhận diện cao, dễ lắp đặt, mở rộng và chi phí rẻ thì công nghệ RFID được lựa chọn để áp dụng vào phần mềm thu phí không dừng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đánh giá RFID phù hợp với văn hóa và môi trường giao thông trong nước.

Để hệ thống thu phí tự động hoạt động, cần có thiết bị đầu đọc RFID Reader trên cổng long môn tại trạm thu phí và thẻ định danh RFID được gắn trên đèn hoặc kính của phương tiện. Theo đó, khi xe đi qua trạm ETC, đầu đọc sẽ nhận biết thông qua thẻ định danh đã gắn trước đó và trừ số tiền tương ứng trong tài khoản người dùng. Công nghệ này cho khả năng nhận thiết bị chuẩn xác đến trên 98% trong mọi điều kiện thời tiết, khói và bụi bẩn.

Các hệ thống thu phí không dừng trên thế giới có thể chia làm 4 giai đoạn. Trong đó, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu tiên là thu phí có barrier, trả trước. Trong giai đoạn thứ tư, dịch vụ sẽ được triển khai đa làn và loại bỏ hoàn toàn các trạm, đảo thu phí, chỉ lắp đặt giá long môn để ghi nhận các phương tiện đi qua.

Việc triển khai công nghệ RFID có thể đáp ứng bài toán thu phí linh hoạt hơn như thu theo ngày, khung thời gian hay tần suất giao dịch xe qua trạm, Trong hệ sinh thái giao thông thông minh, khi công nghệ thu phí phát triển đến giai đoạn thứ tư, có thể sử dụng việc thu phí để điều tiết giao thông, giảm ùn tắc tại các thành phố lớn, đông đúc.
Mặc dù công nghệ mà Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam đã sẵn sàng nâng lên giai đoạn 4, tuy nhiên, để triển khai thu phí tự động cần một số điều kiện về:

  • Tỷ lệ phương tiện được dán thẻ thu phí không dừng trên 80%
  • Cơ chế quản lý để thu hồi, xử phạt các trường hợp bị nợ xấu
  • Đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị liên quan

Hiện nay, chủ phương tiện có thể đăng ký thu phí không dừng ePass của VDTC hoặc Etag của VETC. Đối với khách hàng lần đầu kích hoạt tài khoản và dán thẻ sẽ được miễn phí, từ lần thứ hai trở đi, mức phí cần trả là 120.000 đồng. Đây là bước đầu giúp khách hàng tiếp cận với công nghệ thu phí không dừng Việt Nam, tạo tiền đề để tiến tới triển khai thu phí giai đoạn 4, qua đó mang lại lợi ích cho việc tối ưu chi phí đầu tư, vận hành và giảm thiểu ùn tắc, các sự cố tại trạm.

Công nghệ RFID được ứng dụng vào phần mềm thu phí không dừn
Công nghệ thu phí không dừng Việt Nam triển khai trên tất cả các tuyến đường cao tốc từ ngày 1/8 (Nguồn: Sưu tầm)

>>> Tìm hiểu thêm: 

2. So sánh công nghệ thu phí không dừng Việt Nam và thế giới

Hiện nay, Việt Nam đang sử công nghệ RFID trong thu phí không dừng, trong khi đó một số nước châu  u và Singapore lại sử dụng công nghệ DSRC. Mỗi công nghệ sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, các quốc gia sẽ dựa vào văn hóa, môi trường giao thông và cả chi phí lắp đặt để đưa ra phương án lựa chọn phù hợp.

2.1. Về chi phí

Mức chi phí để lắp đặt, triển khai các công nghệ có sự chênh lệch tương đối lớn:

  • Công nghệ DSRC

Các nước thuộc liên minh châu  u đang khi sử dụng công nghệ này cần lắp đặt các cục thu OBU trong mỗi xe, mức giá từ 8-10 Euro (khoảng 190.000-240.000 đồng). Thiết bị này cần dùng pin để hoạt động, thời gian sử dụng pin khoảng 5 năm hoặc lâu hơn. Riêng Singapore, mức giá lắp đặt OBU lần đầu khá cao, lên tới 160 SGD (khoảng 2,7 triệu đồng).

Bên cạnh đó, theo Itsinternational, trạm đọc dữ liệu xe ra vào cần chi phí sử dụng và bảo dưỡng cao hơn công nghệ RFID.

  • Công nghệ  ANPR

Công nghệ nhận dạng biển số tự động không cần thiết bị chuyên dụng đặt trong xe, tuy nhiên các trạm thu phí cần được trang bị camera độ nét cao để đọc nhanh và chính xác biển số. Đặc biệt, hệ thống cần kết nối với dữ liệu biển số xe của quốc gia để xác định loại xe và mức biểu phí phù hợp.

  • Công nghệ GNSS

Công nghệ này các mô-đun định vị vệ tinh và OBU trên xe để xác định vị trí địa lý của phương tiện hoặc đo quãng đường sử dụng theo khoảng cách di chuyển của xe, từ đó tính toán chi phí. Tuy nhiên, mức giá của thiết bị OBU của GNSS còn cao hơn cả DSRC.

  • Công nghệ RFID

Công nghệ mà Việt Nam đang áp dụng có chi phí triển khai rẻ hơn nhiều, mức giá mà VDTC và VETC quy định hiện đang là 120.000 đồng/ lần dán thẻ thu phí không dừng. Miếng dán này hoạt động không cần pin nên theo lý thuyết mỗi thẻ có thể đi hết vòng đời của xe.

Như vậy, trong 4 công nghệ hiện có trên thế giới, RFID mà Việt Nam đang áp dụng có chi phí triển khai tương đối rẻ. Đặc biệt, thời gian đầu hai đơn vị cung cấp tại Việt Nam là VDTC (thẻ ePass) và VETC đều dán miễn phí cho các phương tiện tận nhà hoặc tại các trạm thu phí.

2.2. Phạm vi sử dụng

Hai hệ thống phổ biến nhất là DSRC được liên minh châu  u, Singapore sử dụng, còn phần lớn các nước khác, trong đó có Việt Nam và nhiều bang ở Mỹ, đều sử dụng công nghệ RFID.

Hiện nay, một số nơi ở châu  u thay vì sử dụng chuẩn DSRC đã chuyển qua dùng công nghệ RFID như dự án đường hầm Herrent ở Đức, cầu Mersey ở Anh và một số mạng lưới tại Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, Pháp cũng bắt đầu thử nghiệm hình thức thu phí trên cao tốc qua công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến điện.

Có thể thấy được công nghệ RFID ngày càng phổ biến và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Sắp tới, còn nhiều dự án liên quan tới công nghệ này sẽ được triển khai rộng rãi.

So sánh công nghệ thu phí không dừng Việt Nam và thế giới theo phạm vi sử dụng
Một số dự án của Đức, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang công nghệ RFID thay vì dùng DSRC (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm:

2.3. Tính đa dạng

Bên cạnh việc thu phí tự động không dừng, RFID còn được một số nước áp dụng cho những dịch vụ khác như quản lý giao thông, bãi xe hoặc kiểm soát ra vào công sở. Cùng một thẻ thu phí tự động được dán trên xe, người dùng có thể chi trả nhiều dịch vụ khác nhau liên quan đến phương tiện, các công ty và cơ quan nhà nước có thể cho phép xe ra vào tự động nếu đủ điều kiện.

2.4. Tính bảo mật

Độ bảo mật của công nghệ RFID kém hơn so với DSRC. Khi sử dụng DRSC, thông tin về xe được lưu trong thiết bị OBU gắn trên phương tiện nên chủ xe khó có thể thay đổi. Còn với RFID, do thẻ không lưu thông tin và có thể bóc ra dán lại, mức giá cũng thấp nên xảy ra tình trạng gian lận của người dùng.

Để hạn chế gian lận, một số nước đã nghiên cứu và tích hợp thẳng công nghệ RFID vào biển số xe để nhận dạng phương tiện điện tử (EVI). Điều này vừa giảm nguồn lực phân phối thẻ, vừa đảm bảo dữ liệu thông tin chính xác nhất.

2.5. Sự phù hợp

Công nghệ thu phí không dừng RFID được đánh giá phù hợp cho bốn giai đoạn thu phí không dừng tại Việt Nam. Hiện nay, hệ thống mới chỉ ở giai đoạn một, dự kiến từ năm 2026, các tuyến đường sẽ không còn trạm, đảo thu phí nữa, chỉ cần giá long môn cùng các thiết bị được gắn trên giá. Như vậy, các phương tiện khi di chuyển qua các điểm thu phí vẫn giữ nguyên tốc độ và được tính phí, trừ tiền trong tài khoản, qua đó hạn chế gây ùn tắc, sự cố tại trạm thu phí.

So sánh công nghệ thu phí không dừng Việt Nam và thế giới dựa trên 5 khía cạnh cho thấy được sự phù hợp của RFID trong hệ thống thu phí của nước ta. Ứng dụng phần mềm này trong giao thông không chỉ mang lại lợi ích cho đơn vị triển khai và nhà nước, mà còn giúp người điều khiển phương tiện tiết kiệm thời gian khi di chuyển.

Khách hàng có ý định sở hữu xe xanh có thể tham khảo thêm thông tin và đặt mua ô tô điện VF e34 hoặc VinFast VF 8VinFast VF 9 để sở hữu mẫu ô tô điện thông minh và chinh phục mọi hành trình cùng VinFast.
 
Để có thêm thông tin về các mẫu xe ô tô điện VinFast, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua: 

  • Tổng đài tư vấn 24/7: 1900 23 23 89.
  • Email chăm sóc khách hàng: [email protected]

>>> Tìm hiểu thêm:

*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

31/08/2022
Chia sẻ bài viết này