Những sai lầm khi khử mùi xe ô tô chủ xe nên tránh
Xe có mùi khó chịu là nỗi ám ảnh của những người ngồi trên xe. Việc tìm ra nguyên nhân và xử lý mùi sẽ giúp hành trình di chuyển trở nên thoải mái hơn cũng như giúp tăng tuổi thọ cho xe. Tuy nhiên trong quá trình xử lý, có những sai lầm khi khử mùi xe ô tô người dùng cần tránh.
1. Nguyên nhân gây mùi cho xe ô tô
Nhiều chủ phương tiện dù vệ sinh rất thường xuyên cho xe cũng gặp phải tình trạng xe có mùi khó chịu, điều này có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.
1.1. Nguyên nhân khách quan
Thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Những tác nhân khách quan này khiến xe có mùi lạ, ẩm ướt và bí bách.
Đặc biệt, vào thời điểm cuối xuân, đầu hạ (tháng 2 – tháng 4), thường sẽ xảy ra hiện tượng nồm, ẩm, gây hư hại nội thất và bong tróc sơn xe. Lúc này, chủ xe nên diệt khuẩn và vệ sinh nội thất cho xe thường xuyên hơn.
1.2. Nguyên nhân chủ quan
Một số chủ xe và hành khách có thói quen ăn uống, hút thuốc lá trên xe. Đây là những tác nhân gây mùi khó chịu và khiến không khí trên xe bị ô nhiễm. Trong trường hợp này, việc sử dụng máy lọc không khí, mở cửa xe ô tô cũng không thể xử lý toàn bộ vấn đề.
2. Những sai lầm khi khử mùi xe ô tô
Dù đã xử lý bằng nhiều cách hay tiến hành vệ sinh toàn bộ nội thất nhưng xe ô tô vẫn có mùi lạ, có thể do chủ xe đã mắc phải các sai lầm phổ biến khi vệ sinh và sử dụng xe.
2.1. Dùng nước hoa, tinh dầu
Khử mùi xe ô tô bằng cách sử dụng nước hoa và tinh dầu là cách làm của một số chủ xe. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tác dụng nhất thời. Mùi thơm của nước hoa và tinh dầu chỉ át đi mùi hôi trên xe trong một khoảng thời gian ngắn chứ không có tác dụng khử mùi, lọc mùi hoàn toàn vì tác nhân gây mùi chính (vi khuẩn, nấm mốc) vẫn ở trong xe.
Ngoài ra, việc sử dụng nước hoa khiến xe có nhiều mùi trộn lại với nhau và dễ gây cảm giác buồn nôn, dễ bị say xe.
2.2. Dùng dung dịch khử mùi không có thành phần diệt khuẩn
Các dung dịch khử mùi không có thành phần diệt khuẩn có tác dụng tạo mùi hương trong vài giờ đồng hồ, chứ không loại bỏ vi khuẩn hay nấm mốc gây mùi.
2.3. Sử dụng máy lọc khử mùi ô tô
Một trong những sai lầm khi khử mùi xe ô tô khác là sử dụng máy lọc khử mùi ô tô. Thiết bị này chỉ lọc được vi khuẩn gây mùi trong không khí. Các vi khuẩn, chất bẩn tích tụ trong nội thất, sàn xe vẫn còn nguyên và sẽ tiếp tục gây mùi trên xe.
Xét về lâu về dài, chỉ lọc không khí mà không loại bỏ triệt để vi khuẩn gây mùi sẽ gây hại cho sức khỏe người điều khiển xe và có thể làm hỏng nội thất xe.
2.4. Khử mùi bằng lá dứa
Mặc dù lá dứa để trên xe có thể mang lại mùi thoang thoảng dễ chịu nhưng chúng không có tác dụng thật sự trong việc loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Bên cạnh đó, loại lá dứa này để lâu ngày không được thay có thể bị héo, úa và sẽ trở thành môi trường để vi khuẩn sinh sôi, gây mùi nặng hơn cho xe.
2.5. Khử mùi da ô tô mới
Những chiếc xe mới có ghế được bọc bằng da PU nhân tạo hoặc nhựa được tổng hợp từ nhiều tạp chất. Lớp da này khi gặp nhiệt độ cao hoặc tia UV sẽ thải ra khí VOCs gây mùi khó chịu. Việc xử lý mùi do lớp da nhân tạo này thường gặp khó khăn vì khí VOCs thải rất chậm, đến khi thải hết mới thấy hết mùi.
3.6 biện pháp để loại bỏ mùi khó chịu cho xe
Những điều cần biết khi khử mùi xe ô tô mà chủ phương tiện nên áp dụng.
3.1. Tìm nguyên nhân gây mùi
Chủ xe chỉ có thể thực sự loại bỏ mùi khó chịu trên xe khi tìm ra nguyên nhân gây mùi. Mùi này có thể đến từ việc nội thất bị ẩm mốc hoặc do thức ăn rơi trên sàn xe,... Khi thấy xe có mùi khó chịu, chủ phương tiện nên vệ sinh nội thất, dọn dẹp không gian xe để tìm ra nguyên nhân thật sự tại sao không khí trên xe bị ô nhiễm.
3.2. Vệ sinh xe đúng cách
Xe ô tô cần được vệ sinh đúng cách và thường xuyên để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Việc sử dụng liên tục trong thời gian dài mà không làm sạch nội thất dễ khiến cabin xe trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Chủ xe hoàn toàn có thể tự vệ sinh tại nhà hoặc mang xe tới các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp để được hỗ trợ làm sạch hiệu quả.
3.3. Thông gió cho xe
Việc đóng kín cửa lâu ngày khiến không khí trên xe bị ứ đọng và mùi lạ không thể thoát ra ngoài. Do đó, chủ xe nên thực hiện mở cửa để thông gió cho xe. Phương án tốt nhất là nên thông gió xe tối thiểu 1 tuần/lần để loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn.
3.4. Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa mùi hôi
Chủ phương tiện nên thường xuyên xịt khử khuẩn để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu và đảm bảo không khí trên xe luôn thoáng, sạch và giảm nguy cơ gây hại cho người điều khiển phương tiện, hành khách di chuyển.
3.5. Thay bộ lọc cabin
Sau thời gian dài sử dụng, bộ lọc cabin của xe sẽ bị bám nhiều bụi và vi khuẩn, gây mùi cho không khí trên xe. Vì vậy, chủ xe nên vệ sinh bộ lọc cabin khi sử dụng xe được 5.000km và thay bộ lọc này sau mỗi 20.000km di chuyển.
Việc sử dụng xe và gặp phải mùi khó chịu là một trong những điều không mấy thoải mái mà các chủ phương tiện phải trải qua. Chủ xe cần biết những sai lầm khi khử mùi xe ô tô và có thể áp dụng các cách xử lý mùi hiệu quả để loại bỏ mùi lạ và giảm nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Quý khách hàng có thể đặt cọc các dòng xe như ô tô điện của VinFast VF e34, VinFast VF 8, VinFast VF 9 để tận hưởng cảm giác êm ái hoàn hảo khi di chuyển.
Để được nhận tư vấn chi tiết về các dòng xe của VinFast, quý khách hàng hãy liên hệ ngay:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm: