Những lưu ý khi tắt máy xe ô tô đảm bảo an toàn
Quên không kéo phanh, không khóa hết cửa kính, quên gập gương,... sau khi dừng xe có thể gây ra một số nguy hiểm cho người dùng cùng như phương tiện. Điểm qua những lưu ý khi tắt máy xe ô tô để tránh những thiệt hại không đáng có.
1. Những lưu ý khi tắt máy xe ô tô
1.1. Khóa phanh tay khi xuống xe
Việc quên kéo hết phanh tay khi tắt máy bước ra khỏi xe là lỗi cơ bản mà một số người lái thường mắc phải. Khi người lái quên hạ hoặc chưa kéo hết phanh tay, guốc và má phanh sẽ chà xát vào tang trống (hoặc đĩa phanh) tạo nên ma sát lớn, làm nhiệt độ tăng cao có thể làm cháy má phanh.
Trong trường hợp này, trên các phương tiện sẽ hiển thị đèn cảnh báo trên taplo để thông báo cho người lái biết đang có tình huống khẩn cấp. Ngay khi thấy tín hiệu đèn cảnh báo bật sáng, người dùng cần tìm phương án kiểm tra sớm để xử lý kịp thời sự cố.
Trường hợp không xử lý nhanh có thể gây nguy hiểm nếu người dùng sử dụng xe trên đường cao tốc. Nó còn có thể làm hỏng hệ thống chống bó cứng phanh ABS, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hỏng phanh và những thiệt hại đáng tiếc.
1.2. Tắt hết đèn và hệ thống gạt nước
Một số loại xe đời cũ thường không có hệ thống đèn pha tự động, vì vậy trước khi tắt máy, người lái nên nhớ phải tắt hết hệ thống đèn bên trong để tiết kiệm nhiên liệu và bảo toàn tuổi thọ cho đèn.
Ngoài việc tắt đèn, người dùng cũng nên chú ý đến cần gạt nước, nguyên nhân là hiện nay, một số dòng xe có cần gạt không tự động trở lại vị trí ban đầu khi ngắt điện. Theo thời gian, lớp phủ kính chắn gió bị bám bẩn, gỉ sét và làm giảm tầm nhìn của người lái, việc này cũng rất nguy hiểm.
1.3. Khóa hết cửa kính ô tô
Trước khi tắt động cơ và ra khỏi xe, người lái phải đảm bảo rằng các cửa sổ đều được đóng kín hoàn toàn. Việc đóng kín cửa sổ không chỉ góp phần đảm bảo an toàn cho tài sản mà còn ngăn bụi và khí độc hại xâm nhập vào khoang lái. Nếu trong môi trường không gian kín của xe ô tô, việc có quá nhiều bụi bẩn sẽ gây ảnh hưởng đến người sử dụng, đặc biệt khi ngồi trong xe quá lâu.
Tuy nhiên, trong các trường hợp phải bắt buộc đỗ xe dưới trời nắng gắt, chủ xe cũng có thể mở hé cửa kính để cho không khí được lưu thông, tránh việc nội thất xe hấp thụ nhiệt quá cao, gây hư hỏng.
1.4. Điều chỉnh vô lăng
Một trong những lưu ý khi tắt máy đỗ xe người dùng cần nắm là chỉnh lại vô lăng. Người lái cần ghi nhớ quy luật đánh bên này bao nhiêu thì dừng xe trả lái bên kia bấy nhiêu. Trước khi tắt máy, người lái cần chỉnh vô lăng thẳng về phía trước khi tiến hay lùi xe một chút mà thấy rằng xe đi thẳng thì đã đỗ thành công.
Mặt khác, người lái có thể đậu xe bằng bánh xe chéo để đảm bảo an toàn , tránh bị xe lùi ngược về phía sau nếu mặt đường quá trơn hoặc quá dốc.
1.5. Gập gương
Trước khi tắt máy đỗ xe, người lái nên gập gương đúng cách để tránh những vết xước đáng tiếc do các phương tiện khác va chạm vào.
Không giống với gương gập bằng cơ có thể xuống xe và dùng tay gập lại. Đối với gương chỉnh điện, việc cố gắng gập lại bằng tay có thể làm giảm chức năng hoặc làm hỏng bộ phận motor điện, vì vậy chủ xe nên chủ động gập trước khi rời xe.
1.6. Khóa cửa xe
Quên khóa cửa xe cũng là một trong những điều cần tránh khi tắt máy xe ô tô và rời đi. Nếu người lái không khóa cửa xe thì sẽ dễ bị mất cắp tài sản hay thậm chí là mất xe.
2. Hướng dẫn cách tắt máy xe ô tô đúng cách
Trong trường hợp xe đang di chuyển, nếu người lái đột ngột tắt máy dừng xe thì sẽ rất dễ gây nên hư hại cho động cơ, hay thậm chí là những tình huống bất ngờ đáng tiếc khác. Tham khảo hướng dẫn tắt máy, động cơ ô tô đúng chuẩn sau:
2.1. Cảnh báo khi tắt máy ô tô
Khi tắt máy ô tô không đúng cách, hệ thống xe sẽ có những tín hiệu gửi đến người lái, ví dụ như:
- Sau khi chuyển công tắc động cơ từ On sang Off, quạt làm mát trong phòng máy có thể tiếp tục chạy trong vài phút (bất kể máy điều hòa không khí đang bật hay tắt). Điều này là hoàn toàn bình thường và nó nhằm mục đích làm mát khoang động cơ nhanh chóng.
- Khi công tắc khởi động được chuyển từ BẬT sang ACC hoặc TẮT, nếu hệ thống phát hiện thấy pin của chìa khóa sắp hết, bảng điều khiển sẽ thông báo cho người lái và đèn báo trên nút nhấn sẽ nhấp nháy màu xanh trong khoảng 30 giây.
- Nếu cần số không ở vị trí P và động cơ đang dừng, công tắc máy sẽ chuyển sang vị trí ACC.
2.2. Tắt máy ô tô đúng cách
Trừ trường hợp thực sự khẩn cấp, việc tắt động cơ khi đang lái xe là cực kỳ nguy hiểm. Nếu tắt máy trong khi lái xe, trợ lực phanh sẽ mất đi khả năng và phanh sẽ không hoạt động, có thể gây nguy hiểm cho chủ sở hữu. Vì vậy, người lái cần lưu ý:
- Cho xe dừng hẳn.
- Chuyển cần số về P và đạp phanh tay.
- Nhấn nút khởi động để dừng động cơ.
- Lúc này, công tắc trên máy đang ở vị trí Off.
2.3. Hướng dẫn tắt máy ô tô trong trường hợp khẩn cấp
Để tắt máy ô tô trong trường hợp khẩn cấp, người lái cần nhấn nút khởi động liên tục hoặc nhiều lần trong khi động cơ đang chạy hoặc đang lái xe thì hệ thống sẽ ngay lập tức dừng động cơ. Công tắc động cơ sẽ di chuyển đến vị trí ACC.
Việc nắm những lưu ý khi tắt máy xe ô tô là rất quan trọng để chủ sở hữu phương tiện có thể dễ dàng hơn trong việc bảo vệ bản thân và xe của mình. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và khách hàng hàng có thể xem xét áp dụng theo tình huống và hoàn cảnh thích hợp. VinFast sẽ mang đến những trải nghiệm và giây phút di chuyển an toàn, êm ái cho khách hàng với những dòng xe chất lượng, đẳng cấp và sang trọng như VinFast VF 8, VF 9 và VF e34,...
Khách hàng đặt mua ô tô VinFast hoặc đặt cọc VF 8, VF 9 và VF e34 ngay hôm nay sẽ nhận được ưu đãi hấp dẫn cùng trải nghiệm di chuyển trên những mẫu xe hiện đại, mới nhất.
Để biết thêm thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Nguyên tắc dừng xe và đỗ xe đúng quy định
- Những kiểu đỗ xe sai cách ảnh gây hưởng đến lốp mà tài xế cần tránh
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.