Điều hoà ô tô có mùi hôi: Nguyên nhân và cách xử lý
Điều hoà ô tô có mùi hôi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thường gây nhiều khó chịu nếu không được xử lý kịp thời. Do vậy, việc thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng điều hoà ô tô rất quan trọng, giúp người dùng có thể dễ dàng loại bỏ tác nhân gây mùi, tạo không gian thoải mái và dễ chịu bên trong xe.
1. Nguyên nhân điều hoà ô tô có mùi hôi
Có nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng điều hoà ô tô có mùi hôi; đồng thời khiến cơ chế lưu chuyển không khí của hệ thống gặp trục trặc. Nắm vững những nguyên nhân điều hòa ô tô có mùi hôi sẽ giúp người dùng bước đầu xác định nguồn cơn và tìm phương án giải quyết phù hợp.
1.1. Dàn lạnh, đường ống bị ẩm mốc
Ẩm mốc là một trong những nguyên nhân khiến điều hòa ô tô có mùi hôi phổ biến. Khi dàn lạnh, hệ thống đường ống của điều hoà xe phát ra mùi khó chịu, mùi chua thì rất có thể bộ phận này đã bị ẩm mốc. Việc tắt máy và đóng kín cửa khi điều hoà chưa kịp khô khiến hệ thống bị tụ ẩm. Theo thời gian, các tác nhân nấm mốc sẽ phát triển và gây mùi khó chịu. Nhiều chuyên gia khuyến cáo người dùng nên để chế độ quạt gió tầm 2 đến 3 phút trước khi tắt hẳn động cơ để ngăn ngừa tình trạng tụ ẩm xảy ra.
1.2. Lọc gió bị bẩn
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà là hút không khí từ bên ngoài. Theo đó, trước khi không khí vào đến hệ thống, linh kiện lọc gió có nhiệm vụ lọc sạch bụi bẩn, nấm mốc hay các tác nhân khác. Với vai trò như một lớp bảo vệ trực tiếp nên lọc gió điều hoà thường bị bám bẩn sau một thời gian ngắn hoạt động.
Theo tính toán, lọc gió điều hoà cần được thay mới sau mỗi 20.000km di chuyển. Tại khu vực có khí hậu nóng ẩm với mật độ bụi khí cao như Việt Nam, con số khuyến cáo có thể rút ngắn lại tuỳ điều kiện thực tế. Việc chủ quan và không thay thế tấm lọc gió định kỳ là nguyên nhân dẫn đến gió điều hoà ô tô có mùi hôi khó chịu. Đồng thời, công suất làm lạnh của hệ thống giảm hiệu quả và tiêu tốn nhiều năng lượng của xe.
1.3. Hộp quạt gió/khoang máy xe có xác động vật
Nguyên nhân điều hoà ô tô có mùi hôi còn xuất phát từ trường hợp hộp quạt gió, khoang máy có xác động vật như chuột, thằn lằn mắc kẹt bên trong. Khi điều hoà xe hoạt động sẽ bị nhiễm mùi hôi nồng khó chịu từ xác động vật phát ra. Bên cạnh đó, việc hệ thống đường ống bị dính nước thải từ động vật mắc kẹt cũng làm cho điều hoà ô tô phát ra mùi khai khó chịu. Vì vậy, người dùng cần bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống đường ống điều hòa định kỳ để phòng ngừa nguy cơ trên.
1.4. Nội thất có mùi
Đôi khi, nguyên nhân khiến không gian bên trong xe có mùi hôi xuất phát từ chính nội thất xe. Nếu nội thất lâu ngày không được vệ sinh và làm sạch đúng cách, các tác nhân như ẩm mốc sẽ phát triển mạnh mẽ và tạo ra mùi khó chịu. Bên cạnh đó, mùi hôi còn có thể đến từ các mảnh thức ăn dư thừa mắc kẹt trong những khu vực khó tiếp cận như hộc, hộp, cốp sau. Vì vậy, người dùng cần thường xuyên lưu ý và kiểm tra những khu vực trên để loại bỏ tác nhân gây mùi kịp thời.
2. Cách xử lý điều hoà ô tô có mùi hôi
Sau khi xác định được những nguyên nhân ban đầu, người dùng cần tiến hành loại bỏ những tác nhân khiến điều hoà ô tô có mùi hôi. Bên cạnh việc đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra, người dùng hoàn toàn có thể chủ động vệ sinh và khử mùi hôi điều hòa ô tô triệt để với 3 cách thức sau.
2.1. Vệ sinh điều hoà
Vệ sinh tấm lọc gió điều hoà là cách thức phổ biến được nhiều chuyên gia gợi ý. Người dùng có thể tiến hành vệ sinh điều hòa thông qua 3 bước sau:
- Bước 1: Tiến hành tháo gỡ lọc gió điều hoà ô tô ra ngoài, gõ nhẹ xuống sàn để bụi bẩn, dị vật rơi ra.
- Bước 2: Dùng máy hút bụi hoặc xịt khí nén xịt trực tiếp vào các nếp gấp của lọc gió để loại bỏ hết bụi bẩn. Người dùng có thể dùng khăn giấy để quét sạch bụi.
- Bước 3: Lắp đặt tấm lọc vào vị trí cũ.
Trong quá trình tháo lọc gió điều hòa ra vệ sinh, người dùng nên làm sạch song song đường dẫn điều hòa để loại bỏ triệt để tác nhân gây mùi. Khi việc lau dọn hoàn tất, chủ xe nên mở cửa ô tô khoảng 5 phút để loại bỏ mùi bên trong và giúp không khí được luân chuyển.
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn vệ sinh lọc gió điều hòa đúng cách
2.2. Thay lọc gió điều hoà
Sau thời gian hoạt động liên tục, tấm lọc gió bám bẩn dẫn đến việc lưu thông bị tắc nghẽn. Ngoài việc tiến hành vệ sinh để đảm bảo chất lượng không khí, người dùng cần lưu ý thay lọc gió điều hòa sau 15.000 - 20.000km quãng đường đi hệ thống làm máy tối đa hiệu quả. Chủ phương tiện cần nắm vững các bước thao tác sau để thay tấm lọc gió đúng cách mà không ảnh hưởng tới những bộ phận liên quan, chi tiết bao gồm:
- Bước 1: Mở hộc để đồ bên ghế phụ và nhấn vào lẫy ở hai bên. Sau đó, người dùng nhấc hộc để đồ ra ngoài để có thể tiếp cận nắp hộp lọc gió điều hoà nằm bên trong.
- Bước 2: Nhấn vào lẫy bên trái hoặc bên phải của nắp hộp lọc gió để mở nắp hộp và lấy tấm lọc gió ra ngoài.
- Bước 3: Trên tấm lọc gió điều hoà thường có mặt in chữ kèm mũi tên hướng dẫn, người dùng cần đặt đúng theo chiều mũi tên này.
- Bước 4: Lắp lại nắp hộp lọc gió và lắp hộc đựng đồ vào vị trí cũ.
2.3. Vệ sinh nội thất xe
Song song với quá trình thay lắp tấm lọc gió và kiểm tra hệ thống điều hoà, người dùng cần vệ sinh nội thất thường xuyên để tối ưu hiệu quả làm sạch và khử mùi trên xe. Một số chi tiết nội thất thường dễ bị ẩm mốc như thảm sàn, trần xe và ghế ngồi, người dùng cần thường xuyên vệ sinh bởi đây là các khu vực tiếp xúc nhiều nhất. Bên cạnh đó, các ngóc ngách khó tiếp cận như góc xe, hộp, cốp xe cũng nên được lưu tâm để loại bỏ triệt để các tác nhân gây mùi.
Người dùng có thể cân nhắc các loại bình xịt vệ sinh chuyên dụng hỗ trợ vệ sinh nội thất xe hoặc sử dụng các loại thảm sàn, bọc trần xe với chất liệu dễ vệ sinh và ngăn ngừa ẩm mốc hiệu quả. Với ô tô trang bị ghế ngồi, chủ xe có thể dùng cân nhắc nâng cấp bọc da.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Hướng dẫn vệ sinh nội thất ô tô đơn giản và hiệu quả
- Tìm hiểu 5 chất liệu bọc ghế ô tô phổ biến nhất hiện nay
3. Cách phòng tránh điều hoà ô tô có mùi
Để phòng tránh tình trạng điều hoà ô tô có mùi hôi, người dùng nên lưu ý về việc sử dụng điều hoà ô tô đúng cách theo khuyến cáo từ các chuyên gia và kỹ thuật viên. Cụ thể bao gồm:
- Trước khi tắt động cơ hoàn toàn, người dùng nên tắt máy lạnh và bật chế độ quạt gió từ 2 đến 3 phút để ngăn tình trạng điều hoà bị tụ ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Chủ xe nên thay lọc gió, vệ sinh điều hòa định kỳ để hạn chế nguy cơ phát mùi, đồng thời tránh hút thuốc và dùng thực phẩm nặng mùi trong xe.
- Chú ý chọn chế độ lấy gió phù hợp. Khi lên xe và đóng kín cửa thời gian dài, người dùng nên chọn chế độ lấy gió ngoài giúp không khí trong xe thông thoáng hơn. Trong trường hợp di chuyển khu vực có nhiều khói bụi ô nhiễm, lái xe nên bật tính năng lấy gió trong để giảm thiểu áp lực lọc bụi lên tấm lọc gió.
- Không nên sử dụng các loại nước hoa ô tô, sáp thơm khử mùi kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các sản phẩm này không chỉ khiến xe ô tô thêm nặng mùi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe khi sử dụng thời gian dài. Thay vào đó, người dùng nên lựa chọn những sản phẩm tinh dầu thiên nhiên hoặc các loại máy khử mùi chuyên dụng tại các cơ sở uy tín.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Dấu hiệu hư hỏng và cách thay thế phin lọc điều hòa ô tô
- Cách chọn nước hoa xe hơi an toàn cho sức khỏe
4. Bảo dưỡng điều hoà ô tô đúng cách
Bên cạnh việc vệ sinh và thay mới tấm lọc bụi thường xuyên, người dùng cần bảo dưỡng định kỳ để phòng tránh điều hoà ô tô có mùi hôi. Việc bảo dưỡng điều hoà không chỉ giải quyết vấn đề gây mùi khó chịu, mà còn đảm bảo các chức năng của bộ phận có thể hoạt động trơn tru và gia tăng tuổi thọ của hệ thống.
Theo khuyến cáo từ các nhà sản xuất về cách xử lý điều hoà ô tô có mùi hôi, người dùng nên tiến hành bảo dưỡng hệ thống định kỳ hàng năm hoặc sau mỗi quãng đường đi từ 20.000km - 30.000km. Quy trình bảo dưỡng bao gồm các hạng mục sau:
- Kiểm tra & bảo dưỡng lọc gió điều hoà: Người dùng nên kiểm tra và vệ sinh lọc gió điều hoà sau mỗi 5.000 – 10.000 km vận hành và thay thế lọc gió sau mỗi 20.000 – 30.000 km vận hành.
- Kiểm tra & bảo dưỡng quạt dàn lạnh: Quạt gió dàn lạnh dễ bám bụi sau thời gian dài sử dụng. Chi tiết này nên được kiểm tra và bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km vận hành.
- Kiểm tra & bảo dưỡng dàn lạnh: Dàn lạnh nên được kiểm tra và bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km. Hiện nay, quá trình bảo dưỡng được các kỹ thuật viên sử dụng phương pháp nội soi tiện lợi hơn so với phương thức tháo lắp truyền thống.
- Kiểm tra dầu: Dầu điều hoà nên được kiểm tra sau mỗi 40.000 – 50.000 km vận hành và thay mới sau 100.000 km vận hành.
- Kiểm tra gas lạnh: Gas điều hoà nên được kiểm tra sau mỗi 30.000 – 40.000 km vận hành và thay thế sau 100.000 km vận hành.
- Kiểm tra & bảo dưỡng hệ thống đường ống dẫn: Hệ thống đường ống dẫn nên được kiểm tra và bảo dưỡng sau 30.000 – 40.000 km vận hành.
- Kiểm tra & bảo dưỡng dàn nóng: Dàn nóng nên được kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh sau mỗi 20.000 km vận hành.
- Kiểm tra & bảo dưỡng lốc điều hoà: Lốc điều hoà (máy nén) nên được kiểm tra, bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km.
- Kiểm tra & bảo dưỡng rơ le nhiệt: Rơ lê nhiệt nên được kiểm tra, bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km vận hành.
- Kiểm tra & bảo dưỡng dây curoa: Bộ phận Curoa nên được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 20.000 km quãng đường và thay thế sau mỗi 50.000 km di chuyển.
>>> Tìm hiểu thêm: 7 mốc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ theo số km và thời gian
Điều hoà ô tô có vai trò chủ đạo trong việc luân chuyển không khí và cung cấp đủ oxy cho hành khách khi ngồi trên xe. Nhận biết những nguyên nhân khiến điều hoà ô tô có mùi hôi và nắm vững cách thức phòng ngừa, bảo dưỡng hệ thống điều hoà giúp người dùng chủ động giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống điều hoà có thể hoạt động một cách trơn tru và đồng hành cùng chủ xe trên nhiều chuyến hành trình, cũng như mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài.
Đặt mua ô tô điện VF e34 hoặc đặt cọc VinFast VF 8 và VinFast VF 9 để sở hữu mẫu ô tô điện thông minh và chinh phục mọi hành trình cùng VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo