Quy định xử phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe mới nhất 2024
Sử dụng điện thoại khi lái xe khiến người điều khiển phương tiện mất tập trung và có thể gây tai nạn giao thông. Để khắc phục hiện trạng này, lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe đã được tăng mức phạt từ ngày 28/12/2021 theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi một số Điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
1. Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe theo quy định mới năm 2024
Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi dùng điện thoại khi đang lái xe không chỉ áp dụng phạt hành chính mà còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe lên tới 04 tháng.
1.1. Đối với ô tô (bao gồm ô tô điện) và các phương tiện tương tự ô tô
Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đã quy định cụ thể các mức phạt với người điều khiển ô tô và các phương tiện tương tự ô tô sử dụng điện thoại khi điều khiển xe như sau:
- Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô hoặc phương tiện tương tự ô tô có hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang tham gia giao thông.
Ngoài phạt hành chính, người lái còn bị phạt bổ sung bao gồm:
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông.
1.2. Đối với xe gắn máy (bao gồm xe máy điện), xe mô tô và các loại xe tương tự
Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển xe gắn máy, mô tô và các loại xe tương tự sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe gắn máy và các loại xe tương tự có hành vi sử dụng ô (dù), điện thoại di động hoặc thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang tham gia giao thông.
Người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng thêm những hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe của người điều khiển xe từ 1 - 3 tháng.
- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng nếu người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông.
2. Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng điện thoại trong khi lái xe
Tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ việc sử dụng điện thoại khi lái xe đang ngày càng tăng trong những năm gần đây. Việc vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại khiến người lái bị phân tâm, khó phản ứng kịp thời với những tình huống phát sinh trên đường.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia khuyến cáo hành vi lái xe sử dụng điện thoại tiềm ẩn rủi ro cao và có thể dẫn đến các tai nạn giao thông bất ngờ. Một số nghiên cứu cho thấy, tốc độ phản ứng của người điều khiển phương tiện có sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông giảm tới 50%. Thậm chí, người điều khiển phương tiện sử dụng điện thoại sẽ có phản ứng chậm hơn 30% so với người lái có nồng độ cồn ở mức 80mg/100ml khí thở.
Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đe dọa sự an toàn của những người cùng tham gia giao thông. Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro không đáng có, người điều khiển phương tiện nên chủ động hạn chế việc sử dụng điện thoại khi lái xe.
Trong những trường hợp cần thiết, người lái có thể sử dụng chế độ đàm thoại rảnh tay được tích hợp trên nhiều mẫu xe hiện đại, trong đó có ô tô điện VinFast. Các mẫu xe ô tô điện VinFast đều sở hữu tính năng hiện đại, cho phép kết nối thông minh, gọi và nhận cuộc gọi chỉ với một chạm.
Ngoài ra, ô tô điện VinFast còn cho phép người dùng thực hiện các tính năng của ứng dụng điện thoại thông qua bàn phím thoại tích hợp trên vô lăng như hỗ trợ người dùng đọc và trả lời tin nhắn, kiểm soát cuộc gọi, kiểm tra hành trình, định vị xe,... trên màn hình thông tin giải trí của phương tiện. Nhờ đó, người dùng không cần sử dụng quá nhiều thao tác khi đang điều khiển xe, tăng độ tập trung và chủ động xử lý tình huống khi tham gia giao thông.
Việc sử dụng điện thoại là hành vi nguy hiểm không chỉ cho lái xe và còn những phương tiện cùng tham gia giao thông. Do vậy, người điều khiển xe nên lưu ý chỉ sử dụng điện thoại khi đang dừng, đỗ hoặc dùng chế độ đàm thoại rảnh tay trên ô tô.
Mẫu xe điện VF 5 Plus đang mở đặt cọc với mức giá hấp dẫn trong phân khúc hạng A, cụ thể:
- Giá xe niêm yết chưa kèm pin: 458 triệu đồng
- Giá xe niêm yết đã kèm pin: 538 triệu đồng
Hãy nhanh tay đặt cọc mẫu xe VF 5 Plus để trở thành một trong những người tiên phong sở hữu mẫu xe điện “quốc dân” tại Việt Nam.
Ngoài ra, khách hàng quan tâm đến các sản phẩm xe điện của VinFast có thể đặt cọc ô tô điện qua website để có cơ hội nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tham khảo thêm: Cách sử dụng hệ thống đàm thoại rảnh tay trên VF e34