Lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát và cách kiểm tra
Cũng giống như các bộ phận khác, cảm biến nhiệt độ làm mát có thể xảy ra sự cố hư hỏng sau thời gian dài sử dụng. Vì vậy, chủ phương tiện cần nắm rõ các dấu hiệu cơ bản lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát và kiểm tra thường xuyên để khắc phục và sửa chữa kịp thời.

1. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát là gì?
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (còn được biết đến là cảm biến ECT hoặc ETCS) là bộ phận đo lường nhiệt độ của hỗn hợp chất làm mát, sau đó truyền thông tin dữ liệu về bộ điều khiển trung tâm (ECU). Từ đó, ECU sẽ tính toán và thực hiện điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu, bật/tắt quạt két nước làm mát,... đảm bảo duy trì nhiệt độ phù hợp để động cơ luôn hoạt động ở công suất tối ưu.
Vị trí cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô thường ở bên trong khoang nước động cơ, gần họng nước làm mát. Ngoài cảm biến chính trên thân động cơ, một số dòng xe hiện nay còn được trang bị thêm một cảm biến phụ nằm ở đầu ra của van hằng nhiệt hoặc phía trên két nước để giám sát chi tiết hơn quá trình làm việc của van.
Cảm biến chính có hệ số điện trở âm và được tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Khi nhiệt độ của nước làm mát thấp, điện trở cảm biến sẽ tăng cao hơn và ngược lại. Sự thay đổi điện trở này của cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô sẽ tác động đến điện áp ở phía chân của cảm biến.
Lúc này, dòng điện áp 5V đi qua điện trở chuẩn (giá trị không đổi theo nhiệt độ), đến cảm biến, truyền về ECU và sau đó về mass. Điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến, từ đó tạo nên một cầu phân áp. Điện áp điểm giữa cầu phân áp sẽ được truyền đến bộ chuyển đổi tín hiệu ADC (viết tắt của Analog to Digital Converter).
Nhiệt độ của động cơ thấp thì giá trị điện trở cảm biến sẽ cao, điện áp gửi về bộ chuyển đổi ADC lớn. Khi nhiệt độ động cơ tăng lên, giá trị điện áp và điện trở cảm biến sẽ giảm, sau đó tín hiệu truyền đến ECU báo hiệu động cơ đang nóng lên.

Cảm biến hoạt động tốt sẽ đảm bảo cho quá trình vận hành của xe luôn ổn định. Ngược lại, nếu bị lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô, ô tô trở nên khó nổ máy và không thể hoạt động ổn định khi máy còn nguội.
2. Các lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô là trang bị quan trọng trong việc duy trì tình trạng hoạt động hiệu quả của động cơ. Do vậy, người dùng cần lưu ý nguyên nhân và triệu chứng một số lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Việc phát hiện và khắc phục kịp thời các lỗi giúp phương tiện vận hành hiệu quả hơn.
2.1 Lỗi mạch cảm biến nhiệt độ
Một số lỗi cảm biến nhiệt độ phổ biến có thể kể đến bao gồm:
- Cảm biến ECT bị lỗi
- Ngắn mạch trong mạch cảm biến;
- Hở mạch của cảm biến;
- Lỗi van hằng nhiệt;
- Hỏng bộ phận cách điện của các dây cảm biến;
- Hư hại các yếu tố bên trong cảm biến;
- Giắc kết nối cảm biến nhiệt tiếp xúc kém.
- Quá nhiệt động cơ
- Mực nước làm mát quá thấp
Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất của lỗi này là do ngắn mạch và hở mạch cảm biến. Khi cảm biến hoặc mạch cảm biến có sự cố tiềm ẩn, hệ thống điều khiển của xe sẽ lưu trữ dữ liệu thông tin về các sự cố đó dưới dạng mã sự cố chẩn đoán. Hệ thống cũng có thể truyền tín hiệu để bật đèn báo sự cố (MIL). Trong một số trường hợp, MIL được kích hoạt là báo hiệu duy nhất cho thấy cảm biến đang gặp sự cố.
Ngoài ra, người dùng có thể quan sát các dấu hiệu lỗi mạch cảm biến nhiệt độ khác như sau:
- Đèn báo sự cố (MIL) hoặc đèn kiểm tra động cơ sáng
- Xe khó khởi động
- Xuất hiện nhiều khói đen
- Tốn nhiên liệu
- Xuất hiện hiện tượng Backfire (nổ ngoài buồng đốt) ở động cơ
- Quạt làm mát khó điều khiển (luôn chạy, hoặc không chạy khi bật)
Mặc dù lỗi mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát không quá nghiêm trọng và ô tô vẫn có thể di chuyển. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra khó khăn trong hoạt động của động cơ, hao tổn nhiên liệu và bất tiện cho người dùng. Vì vậy, khi xảy ra lỗi, chủ phương tiện nên khắc phục càng sớm càng tốt.
2.2 Lỗi hoạt động quá giới hạn hoặc hoạt động kém
Lỗi mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát hoạt động quá giới hạn hoặc hoạt động kém xảy ra khi dữ liệu điện áp từ cảm biến nhiệt độ đến ECU không thay đổi kể từ thời điểm khởi động xe ở trạng thái nguội sang ấm. Kết quả là tín hiệu vượt quá giới hạn và dẫn đến sự cố, trong đó nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Hệ thống dây điện, kết nối ECT bị lỗi hoặc ăn mòn
- Lỗi van hằng nhiệt
- Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến
- Động cơ quá nóng
- Nhiệt độ động cơ dưới thông số kỹ thuật
- Sự cố với PCM, ví dụ phần mềm cập nhật
Theo đó, nguyên nhân phổ biến của lỗi này là cảm biến nhiệt độ hoặc bộ điều chỉnh nhiệt bị hỏng. Nếu động cơ xuất hiện đồng thời một số lỗi mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát khác thì khả năng là do hở hoặc ngắn mạch. Người dùng có thể nhận biết cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô bị lỗi hoạt động quá giới hạn hoặc hoạt động kém qua các triệu chứng phổ biến như sau:
- Đèn kiểm tra động cơ sẽ sáng
- Quá nhiệt động cơ
- Có thể giảm hiệu suất của động cơ (khó khởi động hoặc hao tổn nhiên liệu)
Trong nhiều trường hợp, lỗi này có thể không xuất hiện triệu chứng bất thường. Điều này có thể gây khó khăn cho người dùng trong việc phát hiện và giải quyết sự cố của động cơ.

2.3 Lỗi điện áp đầu vào thấp
Lỗi điện áp đầu vào thấp xảy ra khi cảm biến nhiệt độ và ECU được cung cấp điện áp mức giá trị ngưỡng dưới 0,14 vôn (giá trị của giới hạn điện áp có thể khác nhau). Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Động cơ quá nóng
- Hệ thống dây, kết nối nước làm mát động cơ bị hư hỏng hoặc oxy hóa
- Hỏng đầu nối điện của cảm biến
- Túi khí trong hệ thống làm mát
- Các vấn đề về PCM
Trong hầu hết trường hợp bị lỗi điện áp đầu vào thấp, nguyên nhân chủ yếu nằm ở dây bị lỗi như: ngắn mạch trong hệ thống dây hoặc oxy hóa các tiếp điểm tại đầu nối. Người dùng có thể nhận viết thông qua các triệu chứng:
- Đèn kiểm tra động cơ bật sáng
- Động cơ có thể khó khởi động, và tiết kiệm nhiên liệu kém
- Tốc độ xe không ổn định đến khi đạt nhiệt độ hoạt động
- Quạt làm mát hoạt động liên tục
- Quá nhiệt động cơ
Lỗi điện áp đầu vào thấp cũng không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động vận hành của xe. Khi xảy ra lỗi này, động cơ sẽ hoạt động ở chế độ khẩn cấp nhưng vẫn có thể sử dụng phương tiện. Tuy nhiên, chủ phương tiện vẫn nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
2.4 Lỗi điện áp đầu vào cao
Lỗi điện áp đầu vào cao xảy ra khi điện áp đầu ra của cảm biến vượt trên mức 4,91 V trong 0,5 giây. Nguyên nhân phổ biến thường do:
- Cảm biến ECT bị lỗi
- Chất làm mát động cơ bị ăn mòn hoặc bẩn
- Hệ thống dây điện, kết nối ECT bị lỗi hoặc ăn mòn
Tương tự như lỗi điện áp đầu vào thấp, lỗi điện áp đầu vào cao có thể xuất hiệu một số triệu chứng như:
- Đèn kiểm tra động cơ bật sáng
- Hao tổn nhiên liệu và khó khởi động xe trong một số trường hợp
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, lỗi điện áp đầu vào cao có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác thường. Người dùng nên bảo dưỡng thường xuyên để phát hiện lỗi kịp thời.
2.5 Lỗi mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ chập chờn
Lỗi mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát hoạt động thiếu ổn định xảy ra khi cảm biến nhiệt độ truyền tín hiệu sai hoặc không liên tục tới bộ điều khiển. Một số nguyên nhân có thể gây ra lỗi mạch cảm biến chập chờn:
- Hư hỏng bộ phận cách điện của các dây cảm biến nhiệt độ
- Ngắn mạch trong mạch cảm biến ECT
- Đầu nối cảm biến nhiệt độ tiếp xúc kém (do thân chip bị hỏng hoặc tiếp xúc ăn mòn)
- Bộ điều nhiệt bị lỗi
- Mức nước làm mát động cơ thấp
- Quá nhiệt động cơ
- Không khí trong hệ thống làm mát
Đôi khi, đèn báo sự cố (MIL) bật sáng là dấu hiệu duy nhất khi có sự cố tiềm ẩn bên trong xe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người dùng có thể nhận thấy các triệu chứng bất thường khác. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhất của lỗi mạch cảm biến chập chờn:
- Đèn báo sự cố (MIL) hoặc đèn kiểm tra động cơ bật sáng
- Động cơ ô tô không khởi động tốt và không chạy ổn định khi lạnh
- Động cơ không ổn định khi tăng tốc
- Mùi xả phong phú, đặc biệt là khi khởi động lạnh
- Động cơ có thể quá nóng
- Quạt điện làm mát chạy liên tục hoặc không chạy
- Khả năng tiết kiệm nhiên liệu kém
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người lái có thể sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Hầu hết các lỗi liên quan đến cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô đều không quá nghiêm trọng, vì vậy xe vẫn có thể hoạt động được. Tuy nhiên, động cơ sẽ không thể hoạt động ở tình trạng tối ưu, gây khó chịu cho người lái và cũng có hại cho chính động cơ. Do đó, khi xảy ra lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát, ECU sẽ tự động chuyển động cơ sang chế độ khẩn cấp, chủ xe nên tiến hành kiểm tra và khắc phục sớm nhất có thể.
3. Cách đo cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Để biết cách kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát, người thực hiện cần kiểm tra sự thay đổi của điện trở cảm biến bằng cách sử dụng nước nóng hoặc lạnh, hơ nóng đầu cảm biến, sau đó so sánh với thông số quy định của nhà sản xuất. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô hoạt động bình thường nếu:
- Giá trị điện trở đạt mức 4,8 - 6,6 Ω khi nhúng vào nước lạnh
- Giá trị đạt từ 0,2 - 0,3 Ω khi dùng bật lửa hơ nóng

Nếu các giá trị điện trở đo được trong quá trình kiểm tra không giống các thông số trên thì khả năng cao là cảm biến nhiệt độ nước làm mát đã gặp vấn đề. Trong trường hợp này, chủ phương tiện nên mang xe đi sửa chữa, để khắc phục sự cố kịp thời. Các khách hàng đang sở hữu xe VinFast có thể mang xe đến xưởng dịch vụ VinFast để được các kỹ thuật viên kiểm tra chi tiết và phát hiện lỗi sớm nhất.
Hầu hết các lỗi cảm biến nhiệt độ nước làm mát đều không nghiêm trọng và có thể dễ dàng sửa chữa, khắc phục. Tuy nhiên, bên cạnh việc nắm rõ các nguyên nhân, triệu chứng của các lỗi cảm biến nhiệt độ, chủ phương tiện nên thường xuyên bảo trì bảo dưỡng ô tô để phát hiện và giải quyết kịp thời, duy trì tình trạng hoạt động tối ưu nhất cho xe.
Khách hàng yêu thích và có nhu cầu sở hữu xe xanh có thể tham khảo thêm thông tin và đặt mua VF e34 hoặc đặt cọc VF 8, VF 9 online để trải nghiệm khả năng vận hành mạnh mẽ, tiện ích thông minh, công nghệ vượt trội trên xe và nhận những ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
>>> Tìm hiểu thêm:
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Tìm hiểu chi tiết về bộ điều khiển động cơ ô tô
- Phân biệt các loại cảm biến trên ô tô phổ biến hiện nay
*Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. *