Những điều cần biết về làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc

Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc giúp các chủ xe có thể nghỉ ngơi khi gặp vấn đề sức khỏe hoặc xử lý các sự cố của xe mà không gây cản trở tới quá trình lưu thông của phương tiện khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện dừng đỗ, pháp luật cũng quy định một số điều không được phép thực hiện tại làn xe này. 
dat-coc-xe-o-to-dien-vinfast

Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc thường hẹp hơn và tách biệt hoàn toàn với các làn còn lại. Người điều khiển phương tiện di chuyển tại các tuyến đường cao tốc chỉ được phép dừng đỗ tại đây khi xe gặp trục trặc bất ngờ, hoặc các loại xe ưu tiên. Tuy nhiên, lợi thế thông thoáng trên làn đường này khiến nhiều lái xe đi vào làn dừng khẩn cấp để di chuyển nhanh hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn. 

Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc nằm phía ngoài cùng bên tay phải của đường
Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc nằm phía ngoài cùng bên tay phải (Nguồn: Sưu tầm)

1. Làn dừng xe khẩn cấp là gì? Đặc điểm của làn dừng khẩn cấp

Theo Luật giao thông đường bộ Việt Nam, làn dừng xe khẩn cấp nằm sát lề đường bên tay phải chạy dọc theo đường cao tốc. Quy chuẩn 41/2016/BGTVT đưa ra thông tin về báo hiệu đường bộ, làn này được sơn vạch liền màu trắng để tách biệt với các làn xe khác.

Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc gồm 2 loại là làn khẩn cấp cứng và mềm. Loại làn khẩn cấp cứng được trải nhựa hoặc bê tông giống mặt đường chính. Trong khi đó, làn khẩn cấp mềm chỉ là phần lề đường bằng đất, sỏi,… Thông thường, chiều rộng tiêu chuẩn của làn đường khẩn cấp là 3,3 mét. Đây là kích thước vừa đủ cho một chiếc xe tải lớn dừng/đỗ vào mà không bị lấn qua làn đường chính. Đặc biệt, khi bánh xe ô tô đè vào phần vạch trắng ngăn cách sẽ tạo ra các tiếng rít để cảnh báo người lái đã đi lệch làn đường.

Làn dừng khẩn cấp tách biệt với làn khác bằng vạch sơn liền màu trắng
Làn dừng xe khẩn cấp tách biệt với các làn khác bằng vạch sơn liền màu trắng (Nguồn: Sưu tầm)

2. Khi nào được đi vào làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc?

Luật giao thông đường bộ 2008 số 23/2008/QH12 quy định các phương tiện không được phép điều khiển phương tiện di chuyển trong làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc và phần lề đường. Lái xe chỉ được phép di chuyển vào làn dừng khẩn cấp trong các tình huống xe gặp trục trặc như hết xăng, chết máy, thay lốp,... hoặc tài xế không đảm bảo sức khỏe để tiếp tục lái xe. Ngoài ra, các loại xe ưu tiên như xe cấp cứu, cứu hỏa, xe cảnh sát/quân sự được phép di chuyển trên làn đường này trong các trường hợp khẩn cấp. 

3. Lưu ý khi di chuyển vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc

Khi di chuyển vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc, lái xe cần nhanh chóng bật đèn cảnh báo nguy hiểm rồi từ từ điều khiển xe vào sát làn đường bên tay phải và dừng xe tại đây. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng xảy ra va chạm với các xe đang di chuyển trên làn khẩn cấp, chủ xe cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Không đỗ xe tại những điểm khuất hoặc đoạn đường giao nhau 
  • Duy trì bật đèn cảnh báo để báo hiệu cho các xe phía sau phòng tránh, hoặc đặt biển phản quang để cảnh báo nguy hiểm (khi dừng xe vào ban đêm)
  • Kéo phanh tay để tránh xe bị trôi trên đường gây nguy hiểm
  • Đánh lái phần đầu xe về phía tay phải để tránh trường hợp bị phương tiện khác đâm vào khiến xe lệch sang đường chính
  • Không đứng ở khu vực đuôi xe, đồng thời di tản hành khách trên xe tới vị trí an toàn để tránh xảy ra va chạm gây thiệt hại về người
  • Nhanh chóng liên hệ với xe cứu hộ để được hỗ trợ sửa chữa hoặc di chuyển xe khỏi khu vực sớm nhất 
Lưu ý khi di chuyển vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc phải bật cảnh báo
Lái xe phải bật cảnh báo và di chuyển vào lề đường bên phải nếu muốn đi vào làn dừng xe khẩn cấp trên cao tốc (Nguồn: Sưu tầm)

4. Quy định xử phạt đối với trường hợp đi vào làn khẩn cấp

Ngoài những trường hợp được cho phép, tất cả những phương tiện vi phạm lỗi đi vào làn đường khẩn cấp sẽ bị xử lý theo luật. Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với phương tiện di chuyển trên làn dừng xe khẩn cấp và lề đường cao tốc. Cụ thể, mức phạt với từng trường hợp như sau:

  • Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng
  • Tịch thu giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng

Bên cạnh đó, điểm b, d Khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) nêu rõ một số cơ quan có thẩm quyền được phép xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe mắc lỗi đi vào làn khẩn cấp. Đó là các cơ quan như sau: 

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp 
  • Cảnh sát giao thông 
  • Cảnh sát cơ động 
  • Cảnh sát phản ứng nhanh 
  • Cảnh sát quản lý hành chính 
  • Cảnh sát trật tự xã hội

Ngoài ra, hành vi dừng đỗ trên cao tốc cũng bị nghiêm cấm vì gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông và nguy hiểm cho lái xe cũng như các phương tiện khác. 

Mức phạt khi đi vào làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc
Phương tiện di chuyển ở làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc sai quy định sẽ bị phạt tiền hoặc tước bằng lái (Nguồn: Sưu tầm)

Làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Do đó, lái xe cần tự nâng cao ý thức, tuân thủ đúng quy định về giao thông trên đường cao tốc để tránh bị xử phạt gây tổn thất tài chính và ảnh hưởng tới công việc. 

Khách hàng nhanh tay đặt cọc ô tô điện thông minh VinFast VF e34, VF 8 và VF 9 để được hưởng ưu đãi hấp dẫn từ VinFast!

Khách hàng cần tư vấn về sản phẩm hoặc hỗ trợ giải đáp thắc mắc  vui lòng liên hệ với đội ngũ tư vấn theo thông tin:

>>>Tìm hiểu thêm:

28/07/2022
Chia sẻ bài viết này