Kỹ thuật lái xe ô tô khi bị trượt bánh
Khi điều khiển ô tô, không ít lần các tài xế gặp phải tình huống xe bị trượt bánh gây nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng xử lý tốt tình huống nguy hiểm này. Để lấy lại sự ổn định của xe và di chuyển an toàn, người lái cần trang bị kỹ thuật lái xe ô tô khi bị trượt bánh.
Nguyên nhân xe bị trượt bánh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe ô tô bị trượt bánh, thường gặp nhất là lốp xe bị mài mòn, hết ma sát. Lúc này, bánh xe mất độ bám với mặt đường, không di chuyển theo điều hướng khiến tài xế khó kiểm soát tay lái, gây nguy hiểm.
Ngoài ra, nhiều tài xế cũng gặp phải tình trạng này khi cố gắng tăng tốc hay nhấn mạnh ga để thoát ra khỏi vũng lầy. Lúc này, bánh xe sẽ bị trượt và quay một cách mất kiểm soát, nhanh hơn tốc độ khi di chuyển ở trạng thái bình thường.
Tình trạng trượt bánh cũng có thể xảy ra khi người lái phanh xe mạnh và đột ngột khiến bánh xe ngừng quay nhưng vẫn bị trượt do quán tính, gây nên hiện tượng khóa bánh.
Đặc biệt, xe thường bị trượt bánh khi gặp tình huống thiếu lái hoặc thừa lái. Hiện tượng thiếu lái xảy ra khi xe vào cua, người điều khiển đánh lái gấp khiến bánh trước mất độ bám đường, ô tô văng ra ngoài góc cua theo quán tính.
Hiện tượng thừa lái (bánh sau bị trượt) thường gặp khi di chuyển quá nhanh và đạp phanh khi vào cua hoặc xuống dốc tại khúc cua. Nếu gặp tình huống này mà tài xế xoay vô lăng quá muộn hoặc quá nhanh sẽ khiến xe bị trượt zigzag.
>>> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn khi xe bị mất lái
Kỹ thuật lái xe ô tô khi xe trượt bánh
Tuỳ vào tình huống gặp phải là thiếu lái, thừa lái hay trượt zigzag, người điều khiển xe cần thực hiện các kỹ thuật lái xe ô tô sao cho phù hợp:
Xe thiếu lái
Khi gặp tình trạng xe thiếu lái, tài xế cần nhả hoàn toàn chân ga và chuyển sang đạp phanh bằng một lực vừa đủ để bánh xe không bị khóa cứng, kết hợp trả nhẹ lái theo hướng quán tính. Lưu ý tránh việc cố gắng xoay vô lăng cho xe trở lại theo góc cua.
Xe thừa lái
Như đã nhắc đến ở trên, xe thường gặp tình trạng thừa lái khi tài xế đạp phanh lúc xe di chuyển nhanh vào cua hoặc xuống dốc. Nếu gặp phải tình trạng này, người lái cần nhả chân ga, và nhẹ nhàng điều khiển vô lăng theo hướng đó.
Ngoài ra, tài xế không nên đạp phanh gấp khi đang di chuyển vào cua vì hoạt động này sẽ khiến trọng lượng xe dồn vào hai bánh trước, trong khi bánh sau là bánh dẫn động. Theo đó, lực bám đường của bánh sau bị mất gây nên hiện tượng trượt bánh.
Xe bị trượt zigzag
Hãy điều chỉnh vô lăng chậm rãi và cẩn thận khi gặp tình trạng xe bị trượt zigzag. Ngay khi xe đã ổn định và quay lại đúng quỹ đạo của làn đường, hãy điều chỉnh sao cho các bánh xe thẳng nhằm phân bổ trọng lượng đều vào bốn bánh.
Trong bất cứ tình huống nào, tài xế cần cố gắng giữ bình tĩnh và thực hiện đúng kỹ thuật lái xe ô tô tương ứng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe, tránh trường hợp lốp ô tô bị hết ma sát, gây trơn trượt khi di chuyển trên các cung đường.
Hiện nay, để chống trượt và hỗ trợ tối đa quá trình vận hành xe, hầu hết các hãng xe ô đều có trang bị hệ thống phanh ABS hoặc ESC. Khách hàng có thể trải nghiệm hệ thống bó cứng phanh ABS này trên sản phẩm VinFast Lux SA2.0 hoặc hệ thống cân bằng điện tử ESC trên VinFast President.
Tham khảo thông tin, đăng ký lái thử và đặt cọc mua ngay các dòng xe ô tô của VinFast để nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ VinFast hoặc gọi điện đến hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật phanh ô tô an toàn và đúng cách